cam-nhan-tieng-long-xot-thuong-kiep-nguoi-tai-hoa-bac-menh-cua-nguyen-du-qua-bai-doc-tieu-thanh-ki

Cảm nhận tiếng lòng xót thương kiếp người tài hoa bạc mệnh của Nguyễn Du qua bài Độc Tiểu Thanh kí

Cảm nhận tiếng lòng xót thương kiếp người tài hoa bạc mệnh của Nguyễn Du qua bài “Độc Tiểu Thanh kí”

  • Mở bài:

Tên tuổi nguyễn Du gắn liền với Truyện Kiều. Nhắc đến nguyễn Du, người ta sẽ nhớ đến Truyện Kiều và ngược lại. Ngoài Truyện Kiều, bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” cũng là một tác phẩm xuất sắc của nhà thơ. “Độc Tiểu Thanh kí” khiến người đời nhớ đến chưa hẳn ở nghệ thuật mà chính là ở tiếng lòng xót thương kiếp người tài hoa bạc mệnh mà nhà văn đã nhỏ lệ khóc thương.

  • Thân bài:

Tiểu Thanh vốn là một thiếu nữ tài sắc vẹn toàn. Cách Tố Như ba trăm năm, Tiểu Thanh cũng là một nhà thơ. Sống trong cảnh cô đơn, vò võ một mình với sự ghe tuông cay nhiệt của người vợ cả, sự thiếu đồng cảm của chính người chồng, Tiểu Thanh đã tìm đến thơ để ký thác tâm tình, để tìm đến một tri âm vô hình cho khuây khoả nỗi cô đơn. Thế mà thói đời cay nghiệt, khi nàng chết, những vần thơ của nàng cũng phải giã từ cõi đời trong ngọn lửa ghe tuông, đố kỵ.

Những câu thơ xót lại của nàng khiến Tố Như rung động. Một trái tim lúc nào cũng căng lên như dây đàn nối đất với trời và nỗi đau của con người có thể làm sợi dây ấy rung lên bần bật. Nguyễn Du đã viết nên những vần thơ hay và xúc động về Tiểu Thanh như vậy bởi lẽ Tiểu Thanh và Nguyễn Du cũng chính là những người tài hoa và bạc mệnh? Sự đồng cảm làm khởi phát tiếng thơ còn cảm động đến muôn đời sau.

Bản chất của lao động nghệ thuật bao giờ cũng là sáng tạo. Độc Tiểu Thanh kí tiếng nói tri âm và cách thể hiện có sự khác biệt sâu sắc. Nguyễn Du thấu hiểu nỗi khổ của Tiểu Thanh – người con gái sống khác dân tộc, khác thời đại.  Có một khoảng không gian và thờ gian diệu vợi, hun hút cách ngăn hai người nhưng chính văn chương đã xóa nhòa khoảng cách địa lý, biên giới lịch sử để họ tìm đến với nhau. Nguyễn Du xót thương co cảnh ngộ của nàng:

“Tây Hồ hoa uyển tẫn thành khư
Độc điếu song tiền nhất chỉ thư”

Bài thơ mở đầu bằng câu thơ nói về quy luật nghiệt ngã của cuộc đời. Dòng đời lạnh lùng chảy trôi, cuốn theo bao con người, bao số phận, tàn phá bao cảnh sắc. Hồ Tây xưa đẹp đẽ, rực rỡ là thế, giờ chỉ còn là một đống đất hoang lạnh, vắng vẻ, tiêu điều. Một sự biết đổi thật ghê gớm! Tận nghĩa là biết đổi hết, sạch trơn. Cảnh xưa đã không còn. Câu thơ nghe ngậm ngùi, thoáng gợi sự đời dâu bể “thương hải biết vi tang điền” hay xót xa nỗi niềm “thế gian biết đổi vũng nên đồi” trong thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm. Đó là quy luật của tự nhiên, sao ta không khỏi day dứt? Bở lẽ cũng với sự đổi thay ấy, là sự ra đi của kiếp người, đời người.

Sự hiện diện của nàng Tiểu Thanh ở trên cõi đời này còn gì đâu nếu không còn những vần thơ sót lại. Nhưng thay những vần thơ ấy – tấc lòng của nàng đã đến được với bế bờ tri âm – ấy chính là Nguyễn Du. Nguyễn Du hiểu lắm nỗi oan nghiệt của nàng:

“Chi phấn hữu thần liên tử hậu
Văn chương vô mệnh luỵ phần dư”

Cả cuộc đời Tiểu Thanh hiện lên qua hai chữ: chi phấn và văn chương. Nói đến son phấn là nói đến tài sắc, nói đến văn chương là nói đến tằng năng. Người là người tài năng, nhan sắc trọn vẹn, thế sao cuộc đời nàng lại đau khổ dường vậy? Nhà thơ đã thổi hồn vào son phấn, văn chương để chúng cất lên tiếng nói bi phẫn, xót xa. Son phấn có thần chắc phải xót xa vì những việc sau khi chết còn văn chương không có mệnh mà còn bị đốt bỏ. Hỡi cuộc đời, son phấn, văn chương để cất lên tiếng nói bi thương thấu thiết ấy? Hai câu thực cũng chính là chìa khoá mở cửa vào hai câu luận:

“Cổ kim hận sự thiên nan vấn
Phong vận kì oan ngã tự cư”

Thế là đâu chỉ Tiểu Thanh, đó là số bất hạnh của bao nhiêu con người. Hai chữ “cổ kim” gợi dòng thời gian miệt mài chảy trôi, vô thuỷ vô chung từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, trên đó thấp thoáng tiếng khóc của nàng Kiều, tiếng ai oán của cô Cầm, tiếng hát của người ca nữ đất Long Thành, người hát rong ở Thái Bình, tiếng van lơ của người mẹ ăn xin,… Đó là nỗi hận của bao kiếp người, bao cuộc đời, bao thế hệ. Giời đây tấn cả cùng về đổ xuống câu thơ của Tố Như. Một mối hận chất chứa, dày đặc thế mà trời khôn hỏi. Hỏi người, người không biết. Hỏi trời, trời không đáp. Cho nên Nguyễn Du tự lý giải cho mình: “Phong vận kì oan ngã tự cư.”

Tiểu Thanh đau khổ, bao con người đau khổ chính bởi nỗi oan lạ lùng vì nết phong nhã. Thì ra chính “chi phấn, văn chương” kia là nguyên nhân gây ra nỗi khổ dường này! Nhà văn tự coi mình là người cùng hội, cùng thuyền với Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh. Thế là Nguyễn Du đã “lấy hồn tôi để hiểu hồn người”. Tố như sở dĩ là tri âm bở lẽ ông thấy mình trong cuộc đời và văn thơ Tiểu Thanh. Cho nên bài thơ kết thúc bằng tâm sự của chính Nguyễn Du:

“Bất tri tam bách dư niên hậu,
Thiên hạ hà nhân khất Tố Như?”

Thương người rồi mới thương mình. Thương người càng sâu sắc thì thương mình cảnh da diết. Tiểu Thanh đã có may mắn là tìm được tri âm nơi – Nguyễn Du, thế còn Nguyễn Du thì ai là Tri âm đây? Bài thơ kết thúc mà nỗi đau cứ khắc khoải, đau đáu khôn nguôi. Tố Như đã từng cho mình mang nỗi sầu “vị tằng khai” không giải toả được, sâu thẳm như nước sông Lam dưới chân núi Hồng: “Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngã” Cho nên ông không hỏi người ở hiện tại mà hướng về người cách mình hơn ba trăm năm xa xôi, vô tri kỉ ở một nàng Kiều trong trang sách, ở Tiểu Thanh cách mình ba trăn năm và ở một dân tộc khác. Cho nên bài thơ đẫm nước mắt trong giọng điệu bi phẫn, sầu tủi, nghẹn ngào. Dẫu sao tấm lòng tri âm của Tố Như với Tiểu Thanh cũng vô cùng cao quý, đáng trân trọng.

  • Kết bài:

Độc Tiểu thanh kí chính là tiếng lòng xót thương kiếp người tài hoa bạc mệnh của địa thi hào Nguyễn Du. Bài thơ khép lại mà đau đáu nỗi đau không tri âm, không tri kỉ giữa cõi đời đen bạc. Như vậy, hiểu Tiểu Thanh, day dứt trước số phận nàng, ráo riết tìm ra câu trả lời nhưng cuối cùng Nguyễn Du bế tắc, rơi vào thuyết hư vô, siêu hình như trong truyện Kiều:

“Ngẫm hay muôn sự tại trời
Trời kia đã bắt làm người có thân
Bắt phong trần phải phong trần
Cho thanh cao mới được phần thanh cao”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang