Cảm nhận truyện Cô bé bán diêm (lớp 6)
- Mở bài:
An-đéc-xen là nhà văn Đan Mạch nổi tiếng với nhiều truyện cho trẻ em. Truyện của ông nhẹ nhàng tươi mát toát lên lòng yêu thương con người. Cô bé bán diêm là một trong những truyện ngắn xuất sắc nhất của ông. Truyện kể về một cô bé bán diêm có gia cảnh vô cùng tội nghiệp và đáng thương. Trong đêm giao thừa giá rét, cô đã chết bên một xó lạnh, không một ai cảm thương cho cô. Hình ảnh cô bé đã khiến người đọc vô cùng xúc động.
- Thân bài:
Cô bé có một tuổi thơ đầy bất hạnh. Mẹ chết từ sớm, bà nội – người yêu thương cô bé nhất – cũng đã qua đời. Em sống với bố nghiện rượu và bạo ngược. Nơi em ở là một căn gác sát mái nhà, tối tăm, lạnh lẽo và hôi hám. Trong đêm giáo thừa rét buốt, mọi người đã trở về nhà chuẩn bị đón năm mới. Không bán được diêm em chẳng dám về nhà vì sợ bố đánh.
Khung cảnh bên trong những ngôi nhà đối lập với đường phố. Cửa sổ mọi nhà đều sáng rực ánh đèn. Trong phố sực nức mùi ngỗng quay. Ngoài đường lạnh buốt, tối đen, cô bé đầu trần, chân đất, lạnh buốt đói bụng. Sự tương phản, đối lập nêu bật được nỗi khổ cực của cô bé bán diêm, qua đó gợi niềm thương cảm cho người đọc.
Tác giả dẫn dắt câu chuyện rất tinh tế, ông mô tả 5 lần em bé quẹt diêm. Mỗi lần quẹt diêm đều hiện lên trong tâm trí em những mộng tưởng tươi đẹp và rực rỡ. Ý nghĩa sâu xa của truyện kết tinh trong đoạn văn xúc động này.
Lần quẹt diêm thứ nhất, em mơ thấy lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng. Hình ảnh ấy gợi cảm giác nồng ấm, thể hiện mong ước được sưởi ấm trong đêm tối rét mướt (thoả mãn sự rét mướt).
Lần quẹt diêm thứ hai, hiện lên trong tâm trí em hình ảnh một bàn ăn thịnh soạn đã dọn sẵn, khăn trải bàn trắng tinh trên bàn toàn bát đĩa bằng sứ quý giá và có cả một con ngỗng quay. Hình ảnh ấy gợi cảm giác ngon lành, thể hiện mong ước được ăn ngon thoả mãn cái đói cồn cào.
Lần quẹt diêm thứ ba, em thấy một cây thông Nô-en lớn được trang trí lộng lẫy, nến sáng rực và nhiều bức tranh màu sắc rực rỡ. Hỉnh ảnh cây thông Nô-en rực rỡ gợi cảm giác ngày lễ tưng bừng vui tươi, làm thỏa mãn sự cô độc, lẻ loi. Điều này đến với em là rất hợp lý, sau mơ ước được sưởi ấm và ăn no thì đối với trẻ em là vui chơi giải trí.
Lần quẹt diêm thứ tư, em nhìn thấy bà mỉm cười với em. Em xin hãy đưa em đi cùng. Hình ảnh ấy thể hiện mong ước nhận được tình yêu thương, được người thân che chở, giúp em thoát khỏi tình cảnh cô độc, luôn sống trong sự ghẻ lạnh của mọi người.
Lần quẹt diêm thứ năm và những que diêm bùng cháy sau đó, cô bé muốn níu giữ hình ảnh người bà đang từ từ bay lên cao và mờ nhạt dần.
Rõ ràng, mỗi lần quẹt diêm đốt lửa là một lần em bé đói khổ kia ước mơ, khát vọng. Ước mơ của em thật giản dị và ngây thơ, gắn liền với tuổi thơ trong sáng và nhân hậu của em. Em khao khát có cuộc sống vật chất đầy đủ, được hưởng thú vui tinh thần, được sống trong hạnh phúc gia đình ấm êm, có bà – người thân yêu nhất chăm sóc, chiều chuộng.
Đồng thời, qua những lần diêm tắt, ánh sáng rực rỡ biến mất cũng là lúc cô bé trở lại với hiện thực đáng sợ của mình. Que diêm thứ nhất vụt tắt, lò sưởi biến mất, cô lo thế nào cũng bị cha mắng. Que diêm thứ hai vụt tắt, chỉ còn lại xung quanh cô là những bức tường dày đặc và lạnh lẽo, mọi người lãnh đạm với em. Que diêm thứ ba mờ tắt, cô thấy tất cả các ngọn nến bay lên, biến thành những ngôi sao trên trời. Que diêm thứ tư không còn cháy nữa, ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất. Qua đó, ta nhận thấy rõ sự thật là em đang phải chịu cảnh đói rét, cô đơn, thiếu thốn tình cảm
Trong lần quẹt diêm cuối cùng, hình ảnh bà to lớn và đẹp đẽ, em muốn níu bà lại, em lại muốn bà đi với em. Em muốn đi theo bà. Sáng hôm sau, người ta đã nhìn thấy em bé nằm chết bên xó lạnh nhưng chẳng ai mảy may động lòng cảm thương. Người đời hoàn toàn lạnh lùng trước cảnh thương tâm ấy. Qua chi tiết đó, người đọc nhận thấy rõ bản chất xấu xa, vô cảm của xã hội đương thời. Con người vô tình, lạnh lùng, thản nhiên. Xã hội băng giá, không có tình người.
Có thể thấy, chính tấm lòng nhân hậu, sự cảm thông sâu sắc của tác giả đã kể lại một câu chuyện đầy thương tâm và phản ánh được khát vọng sống của những em bé nghèo khổ bất hạnh như cô bé bán diêm.
Nhà văn đã rất thành công trong việc xây dựng các hình ảnh đối lập trong truyện. Sự đối lập giữa bóng tối, không gian lạnh lẽo, con người đói khát, cô đơn cùng cực ở ngoài đường và ánh sáng ấm áp, mùi của thức ăn ngon và không khí đoàn tụ của gia đình ở trong những ngôi nhà giúp làm tăng hoàn cảnh đáng thương của nhân vật.
Phép liên tưởng, tưởng tượng giàu sức gợi và biểu cảm của những hình ảnh thể hiện tấm lòng yêu thương cao cả của nhà văn đối với những bất hạnh trong cuộc đời, đặc biệt là các em bé. Ngôn ngữ truyện tự nhiên, giản dị, gần gũi, làm xúc động người đọc. Có thể nói, An-đéc-xen đã kể bằng trái tim của mình, phơi bày hiện thực cuộc sống mà có thể ông đang nhìn thấy hoặc trải qua.
- Kết bài:
Bằng lối kể lôi cuốn, hấp dẫn, đan xen giữa hiện thực và mộng tưởng, nhà văn đã khơi gợi cho người đọc lòng thương cảm sâu sắc đối với một em bé bất hạnh. Truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, trong cõi đời đen bạc đầy nhỏ nhen và ích kỷ ấy, An-đéc-xen đã thắp sáng lên ngọn lửa của tình thương yêu, tấm lòng nhân hậu để thương cảm, yêu mến những em bé bất hạnh sống trong đói rét và thiếu tình thương…
Bài văn tham khảo:
Hình ảnh của cô bé bán diêm trong truyện ngắn Cô bé bán diêm của Andersen thực sự đầy nghẹn ngào và cảm động. Cô bé không chỉ là một nhân vật hư cấu, mà là biểu tượng cho sự đau khổ và tuyệt vọng của nhiều đứa trẻ trong thế giới thực. Andersen đã tài tình khắc họa tình cảm và tâm trạng của cô bé, khiến độc giả không chỉ đọc truyện mà còn trải qua những cảm xúc sâu sắc.
Điều làm nổi bật nhất trong tác phẩm là tình trạng bất hạnh và đau khổ của cô bé. Cô phải chịu đựng gió rét, đói meo giữa đêm giao thừa, trong khi mọi người khác đều ấm áp và hạnh phúc bên gia đình. Sự tư duy tinh tế của Andersen là việc không đặt tên và tuổi của cô bé, như một cách làm cho độc giả có thể nhìn thấy bản chất bất hạnh này không chỉ là của một người, mà là của hàng triệu trẻ em trên thế giới.
Tình trạng mồ côi và sự thiếu thốn tình thương từ gia đình làm cho cuộc sống của cô bé trở nên tàn khốc. Sự lạnh lùng và tàn nhẫn của bố cô, người thay vì là nguồn động viên, lại càng làm tăng thêm nỗi đau và sợ hãi cho cô bé. Cô bé không chỉ đối mặt với sự nghèo đói về vật chất mà còn phải chịu đựng nỗi đau tinh thần và cảm giác cô đơn. Bằng cách này, Andersen không chỉ kể một câu chuyện đơn thuần về một cô bé bán diêm, mà còn truyền đạt thông điệp về tình cảm và nhân quả. Mỗi bức tranh, mỗi chi tiết trong tác phẩm đều góp phần làm nổi bật sự chia rẽ giữa thế giới hạnh phúc của những người có và thế giới đau khổ của những người không.
Nhưng trong sự đau khổ và tuyệt vọng, Andersen cũng thể hiện tấm lòng nhân ái và yêu thương con người. Câu chuyện không chỉ là một tuyển tập những nỗi đau, mà còn là câu chuyện về hy vọng và lòng nhân ái. Sự hiện diện của “Cô bé bán diêm” đã làm thức tỉnh lòng nhân ái trong trái tim đọc giả, đồng thời làm nhấn mạnh tầm quan trọng của việc chia sẻ yêu thương và giúp đỡ những người bất hạnh.
Cô bé bán diêm của Andersen không chỉ là một câu chuyện đơn thuần về một đứa trẻ nghèo đau khổ, mà là một tác phẩm nghệ thuật đầy sâu sắc, tư duy và lòng nhân ái. Tác giả không chỉ mô tả khó khăn vật chất của cô bé mà còn chạm đến những tình cảm, mong muốn, và những giấc mơ trong tâm hồn nhỏ bé đang phải đối mặt với sự khắc nghiệt của cuộc sống.
Cuộc sống của cô bé bắt đầu từ một bức tranh buồn tủi và khó khăn, nơi cô phải đối mặt với sự lạnh lùng của thời tiết và sự tàn ác của người cha. Sự đau đớn và cô đơn của cô bé được tả hiện rất chân thực, khiến độc giả không chỉ đọc truyện mà còn cảm nhận được mỗi cảm xúc của nhân vật chính. Mỗi lần quẹt diêm là một cánh cửa mở ra những giấc mơ, những khao khát tưởng chừng xa vời. Từ việc muốn có một chút hơi ấm đến khao khát ăn no, được yêu thương và cuối cùng là mong muốn được hòa mình vào một thế giới tươi đẹp hơn. Mỗi tình huống tưởng như tạo nên niềm vui, hạnh phúc lại kết thúc trong thất vọng và đau khổ, tạo nên sự đan xen giữa giấc mơ và hiện thực.
Cô bé không chỉ là một biểu tượng của những đứa trẻ bất hạnh mà còn là biểu tượng của sự hy sinh và tình yêu thương. Quả diêm cuối cùng đánh dấu sự kết thúc của cuộc sống đau khổ và đồng thời là bắt đầu của một hành trình mới, nơi cô bé được giải thoát khỏi mọi đau khổ và tìm thấy tình yêu thương mà cô luôn khao khát. Trong cảm nhận đau khổ của cô bé, Andersen đã truyền đạt một thông điệp sâu sắc về tình cảm, nhân quả và lòng nhân ái. Cuộc sống không chỉ là vật chất, mà còn là những giấc mơ, những ước mơ tưởng chừng như xa vời, nhưng chúng lại là động lực để chúng ta tiến lên, vượt qua khó khăn.
Nhưng đồng thời, câu chuyện cũng là lời cảnh báo về thực tế khắc nghiệt của cuộc sống, về sự cần thiết của sự chia sẻ và yêu thương đối với những người xung quanh. Andersen đã kể một câu chuyện không chỉ để giải tỏa sự đau khổ của cô bé mà còn để làm độc giả suy ngẫm về thế giới xung quanh chúng ta và vai trò của mỗi người trong việc làm cho thế giới trở nên ấm áp và nhân ái hơn.