Phân tích bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến (Ngữ văn 8, Chân trời sáng tạo)
I. Mở bài:
– Giới thiệu về bài thơ: Bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến là một tác phẩm tiêu biểu.
– Với những lời thơ bình dị, bài thơ là tiếng nói chân thành, tấm lòng hồn hậu của nhà thơ Nguyễn Khuyến dành tặng cho người bạn thân thiết của mình.
II. Thân bài:
1. Giá trị nội dung:
– Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” được ra đời trong hoàn cảnh khi tác giả Nguyễn Khuyến cáo quan về quê sống một cuộc sống bình yên. Khi người bạn tri kỷ của ông là Nguyễn Khuê đến chơi nhà nhưng thật trớ trêu thay, nhà của tác giả chẳng có gì để thiết đãi bạn của mình ngoài tình bạn chân thành.
– Câu mở đầu thể hiện niềm vui của nhà thơ khi bạn đến chơi nhà:
“Đã bấy lâu nay bác tới nhà”.
+ Mở đầu bài thơ là những lời kể, lời tâm sự thể hiện niềm vui của tác giả khi bạn tới chơi nhà.
+ “Đã bấy lâu nay” có nghĩa là đã một thời gian dài trôi qua rồi hôm nay nhà thơ mới có thể gặp lại bạn ngay tại ngôi nhà của mình.
– Năm câu thơ tiếp theo là những lời trêu đùa vô cùng hóm hỉnh của nhà thơ về hoàn cảnh thiếu thốn của mình:
“Trẻ thời đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu nước cả, khôn chài cá,
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ,
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa”.
+ Năm câu thơ là những lời tâm sự của các giả khi bạn đến chơi nhà nhưng lại không có gì để tiếp đãi bạn.
+ Người trẻ thì đi vắng, chợ thì xa, ao sâu nước lớn chẳng thể giăng lưới bắt cá, vườn rộng thênh thang nên rất khó để đuổi gà… qua đó bạn đọc thấy được cuộc sống giản dị, mộc mạc của tác giả nơi quê nhà.
+ Lời thơ nhịp nhàng với nhịp điệu 4/3 khiến cho đoạn thơ trở nên mềm mại, uyển chuyển, dễ đi sâu vào lòng người.
– Hai câu thơ cuối thể hiện sự hóm hỉnh của tác giả vẫn được tiếp tục:
“Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây ta với ta”.
+ Tưởng chừng những sự thiếu thốn ở trên đã là quá đủ rồi nhưng khi đọc đến đây ta còn thấy rằng nhà thơ quả là người thật vui tính, biết trêu đùa người khác.
+ Bạn đến chơi nhà mà miếng trầu cũng không có để cho bạn nhưng thực ra đó chỉ là lời nói vui đùa của tác giả dành cho bạn của mình mà thôi.
+ Tình cảm bạn bè thiêng liêng giữa hai người bằng hữu.
+ Điều quan trọng mà nhà thơ muốn nhấn mạnh đó chính là câu thơ cuối “Bác đến chơi đây, ta với ta”.
+ Dù nghèo về vật chất nhưng tình cảm bạn bè lúc nào cũng đong đầy, chan chứa.
+ Quan hệ bạn bè ở đây được xây dựng trên cơ sở tình cảm yêu thương chân thật chứ không phải là những thứ vật chất tầm thường.
+ Nếu như người bạn của tác giả là một người ưa vinh hoa phú quý, ưa cuộc sống giàu sang thì chắc chắn sẽ không lặn lội tới miền quê nghèo để thăm nhà thơ.
+ Cụm từ “ta với ta” dùng để chỉ nhà thơ và người bạn của mình, tuy hai mà một, tình cảm gắn bó hòa quyện không gì có thể chia cắt được.
→ Tác giả sử dụng những câu từ đơn giản, gần gũi và mộc mạc cho bài thơ Bạn đến chơi nhà. Thể hiện được tình bạn thân thiết, chân thành đáng giá. Tình bạn của cả hai không dựa trên vật chất mà là sự đồng lòng, thấu hiểu và cảm thông. Bằng việc sử dụng những lời thơ hài hước, dí dỏm càng làm nổi bật một tình bạn đẹp của Nguyễn Khuyến và Nguyên Khuê. Bài thơ ca ngợi tình bạn trong sáng, giản dị và vô dùng đẹp, tình bạn trong bài thơ như ví von cho con người Việt giản dị và mộc mạc.
2. Giá trị nghệ thuật:
– Bài thơ thể hiện sự thành công của tác giả trong bút pháp trào phúng.
– Ngôn ngữ giản dị, cách gieo vần đặc sắc, dễ nghe, dễ thuộc.
– Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật.
– Lời thơ hóm hình, giản đơn nhưng gần gũi.
– Nhịp điệu của bài thơ phối hợp một cách nhịp nhàng tạo ra bài thơ liền mạch, nhẹ
nhàng như lời nói chuyện tâm tình gần gũi.
– Bên cạnh đó, bài thơ còn sử dụng phép đối, nói quá, ngôn ngữ thuần Việt.
→ Bài thơ Bạn đến chơi nhà của tác giả Nguyễn Khuyến thể hiện một tình bạn trong sáng, chân thành và sâu sắc, hiếm có trong cuộc sống, không thân quen bằng vật chất mà bằng tình bạn đẹp thật sự, trong bài thơ cho thấy niềm vui xen lẫn tự hào của tác giả với người bạn tri kỷ.
III. Kết bài:
– Bạn đến chơi nhà là một bài thơ hay và ý nghĩa về tình cảm bạn bè của nhà thơ Nguyễn Khuyến.
– Qua bài thơ, người đọc nhận thấy tình bạn luôn là thứ quý giá nhất, vượt qua giới hạn về thời gian, không gian và tiền bạc vật chất.
Xem thêm: