cam-nhan-ve-thoi-gian-trong-tho-xuan-quynh

Cảm nhận về thời gian trong thơ Xuân Quỳnh

Cảm nhận về thời gian trong thơ Xuân Quỳnh.

Hồn thơ Xuân Quỳnh vốn rất nhạy cảm với thời gian và sự chảy trôi, biến đổi. Xuyên suốt hành trình thơ Xuân Quỳnh từ tập đầu tay “Chồi biếc” đến tập “Hoa cỏ may” là nỗi ám ảnh khôn nguôi về thời gian.

Ngay từ bài thơ “Chồi biếc” (1963) khi Xuân Quỳnh còn là một cô gái 17 tuổi trẻ trung, chưa trải qua những mất mát, khổ đau nhưng tâm hồn nữ thi sĩ đã chất chứa ý thức về sự hữu hạn của đời người trước thời gian luân chuyển:

“Này anh, em biết
Rồi sẽ có ngày
Dưới hàng cây đây
Ta không còn bước
Như người lính gác
Đã hết phiên mình
Như lá vàng rụng
Cho chồi thêm xanh”

(Chồi biếc)

Càng về sau nỗi ám ảnh trong thơ Xuân Quỳnh càng lớn thêm, làm nên “điệu hồn riêng” cho thơ bà. Tuy vậy, cảm nhận về thời gian ở Xuân Quỳnh vừa có những nét chung phổ quát vừa có những nét riêng. Thời gian trong thơ bà thường gắn với cuộc đời tâm lí và thân phận của người phụ nữ. Xuân Quỳnh ý thức sâu sắc sự hữu hạn của cuộc đời, của tuổi trẻ và đặc biệt là nhan sắc:

“Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế
Chỉ có em là khác với em xưa”.

Hay:

“Bao ngày tháng đi về trên mái tóc
Chỉ em là đã khác với em thôi”.

(Hoa cúc)

Với Xuân Quỳnh, thời gian đồng nghĩa với sự phai tàn nhan sắc. Nỗi lo phai tàn nhan sắc bắt nguồn từ nỗi lo ái tình phai nhạt trong trái tim yêu mãnh liệt của Xuân Quỳnh. Chị ý thức “Năm tháng qua tôi đã thay đổi nhiều” và xót xa tột cùng khi thấy mình khác xưa.

Mặc dù Xuân Quỳnh có lúc tuyên bố dứt bỏ quá khứ nhưng quá khứ vẫn trở về trong thơ bà như là hiện thân của một tuổi trẻ say mê:

“Lòng như trời biếc lúc nguyên sơ
Đắng cay gửi lại bao mùa cũ
Thơ viết đôi dòng theo gió xa”.

(Hoa cỏ may)

“Thời gian trôi qua kéo theo sự ra đi của tuổi trẻ:
Mùa hạ của tôi mùa hạ đã đi chưa
Ôi tuổi trẻ bao khát khao còn, hết?”.

(Mùa hạ – 1986)

Xuân Quỳnh chấp nhận một quy luật tất yếu của cõi nhân gian để biết quý hơn tuổi trẻ, tình yêu và hạnh phúc. Bài thơ “Thơ tình cuối mùa thu” thể hiện cao độ sự ám ảnh về thời gian ở Xuân Quỳnh. Thời gian trong bài thơ là cuối mùa thu thường gợi sự tàn tạ, héo úa. Tất cả mọi sự vật đều di dời: mây, gió, mùa,… chỉ còn “anh và em” ở lại trong sự gắn kết. Xuân Quỳnh nhận ra tình yêu là điểm tựa cho con người trụ lại trước sự di dời của thời gian.

Bài thơ “Thời gian trắng” như một tiên cảm trước về sự ra đi vĩnh viễn của mình. Xuân Quỳnh thấy thời gian màu trắng-rợn ngợp, hoang vu:

“Em ở đây, không sớm không chiều
Thời gian trắng, không gian toàn màu trắng”.

(Thời gian trắng)

Bài thơ ra đời trong thời gian Xuân Quỳnh đang nằm trong bệnh viện. Bởi thế, bà đo đếm thời gian “từng giờ, từng phút”. Và khi sự sống con người không còn có ích thì thời gian thành quá khứ, thời gian đồng nghĩa với sự vô nghĩa:

“Khi cuộc đời trôi chảy ngoài kia
Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện
Chăn màn trắng nỗi lo và cái chết
Ngày với đêm có phân biệt gì đâu”.

(Thời gian trắng)

Xuân Quỳnh lúc nào cũng chống chọi, níu giữ với sự chảy trôi của thời gian bằng nỗ lực của bản thân. Bà luôn trân trọng những phút giây hạnh phúc trong hiện tại:

“Xin đừng nhắc chuyện xưa sau
Hãy vui với sóng  với tàu với em”.

(Tình ca trong lòng vịnh)

“Nhưng lúc này anh ở bên em
Niềm vui sướng trong ta là có thật”

(Nói cùng anh).


Tham khảo:

Thời gian nghệ thuật trong thơ Xuân Quỳnh.

Thời gian trong thơ Xuân Quỳnh là thời gian của những hoài niệm, hồi tưởng về quá khứ.

Hồi tưởng về quá khứ không phải là một đặc điểm mới trong thơ Xuân Quỳnh. Vốn dĩ đây là một đặc trưng của thi ca phương Đông. Trong tâm tưởng của các nhà thơ, cái gì của ngày xưa cũng là đẹp, là quý, là đáng yêu, đáng trân trọng. Những lúc tưởng chừng như không còn nơi nào bấu víu được, người ta lại quay về với quá khứ đã qua. Ở đó luôn có những kỉ niệm đáng nhớ, những vẻ đẹp tươi xinh, làm cho mỗi người như quên được những lo buồn, vất vả, khổ đau của hiện tại.

Thời gian trong thơ Xuân Quỳnh là thời gian của những trăn trở, day dứt trong hiện tại. Dù có hay hoài niệm về quá khứ, nhưng Xuân Quỳnh vẫn là con người của hiện tại, sống với hiện tại. Vì thế, thơ chị vẫn nói nhiều đến hiện tại, đến những điều vốn đang xảy ra trong cuộc sống. Nhắc đến hiện tại, trăn trở day dứt với hiện tại cũng là một biểu hiện trong thơ Xuân Quỳnh. Hiện tại trong thơ Xuân Quỳnh cũng có nhiều góc cạnh, nhiều phương diện. Có khi đó là cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc, nhưng cũng có khi đó là những sự việc đời thường diễn ra với chị. Nhưng dù ở khía cạnh nào, tâm hồn của người phụ nữ ấy dường như cũng như rung lên, như trăn trở, như day dứt, như xót xa, rất thật và cũng rất nữ tính.

Sinh ra và lớn lên trong bom đạn chiến tranh, Xuân Quỳnh cũng chịu nhiều ảnh hưởng bởi cuộc chiến tranh ấy. Nếu trong những phút giây hoài niệm về quá khứ, ta đã bắt gặp sự trưởng thành của một tâm hồn: từ sợ hãi, đến kiên cường và lắng đọng lại ở sự từng trải thì trong hiện tại Xuân Quỳnh đã hòa mình vào cuộc chiến tranh ấy, nhìn cuộc chiến tranh ấy bằng ánh nhìn của người trong cuộc. Viết về cuộc chiến, chị không chỉ tái hiện lại hiện thực cuộc chiến mà qua đó chị còn bộc lộ những trăn trở day dứt của bản thân mình. Hồn thơ Xuân Quỳnh vì thế mà chân thực hơn, có giá trị hơn rất hiện tại, mà Xuân Quỳnh còn bộc lộ những dự cảm xót xa về tương lai, nghĩ vềngày mai. Thơ chị thể hiện điều đó. Tuổi trẻ thường đi kèm với sự tha thiết. Xuân Quỳnh cũng vậy! Dường như với tất cả mọi điều, chị đều tha thiết, nhất là trong tình yêu.

Tuổi thơ chị không được hạnh phúc. Cho nên, có được hạnh phúc là chị nâng niu nó như báu vật. Yêu! Tha thiết với tình yêu và mong mãi được sống với tình yêu nhưng trong Xuân Quỳnh bao giờ cũng tồn tại một nỗi sợ hãi. Chị sợ rồi sẽ có một điều gì bất trắc xảy ra với tình yêu của mình. Con người vốn vậy. Khi chúng ta quý trọng một cái gì, chúng ta sẽ cứ bị sự mất mát ám ảnh. Xuân Quỳnh cũng thế! Càng yêu nhiều, càng trân trọng, càng gìn giữ, chị càng sợ rồi một mai tình yêu kia sẽ mất đi. Không lúc nào, nỗi sợ ấy biến mất trong chị. Trong cái nồng nhiệt, hết mình, vẫn thấp thoáng một nỗi xót xa. Đang hạnh phúc ngập tràn, chị vẫn thấy:

Này anh em biết,
Rồi sẽ có ngày,
Dưới hàng cây đây,
Ta không còn bước.

(Chồi biếc)

Đang “Tay ấm trong tay / Cùng anh sóng bước” nhưng nỗi lo sợ về một ngày mai bất hạnh vẫn lớn lên trong Xuân Quỳnh. Chị vẫn không nguôi nỗi ám ảnh. Hạnh phúc thật, nhưng đó là hiện tại. Ngày mai, ai biết niềm hạnh phúc ấy có còn tồn tại hay không? Hôm nay tình yêu còn, nhưng ngày mai có thể nó sẽ
mất đi. Hạnh phúc thì ai cũng muốn nhưng đâu có phải ai cũng có thể giữ được:

Em đâu dám nghĩ là vĩnh viễn,
Hôm nay yêu mai có thể xa rồi.

(Nói cùng anh)

Xuân Quỳnh yêu đấy, tha thiết là khác nữa, nhưng chị đành bất lực. Dù biết “Nếu phải cách xa anh / Em chỉ còn bão tố”, dù biết “Những ngày không gặp nhau / Biển bạc đầu thương nhớ / Những ngày không gặp nhau / Lòng thuyền đan rạn vỡ” nhưng chị vẫn đâu thể làm gì khác. Xuân Quỳnh có thể làm chủ trong mọi lĩnh vực nhưng tình yêu thì không thể. Bởi tình yêu đâu phải chỉ do “em” mà còn phải do “anh”. Có hiểu được khía cạnh tâm lý này, chúng ta mới có thể lí giải được nguyên nhân tại sao trong hiện tại, Xuân Quỳnh luôn băn khoăn, trăn trở. Đó là khía cạnh tình cảm rất quán xuyến của Xuân Quỳnh. Xuân Quỳnh yêu mà vẫn sợ, tin mà vẫn luôn hoang mang. Yêu nhiều nên lo âu trong chị càng lớn. Chị lo cho tình yêu của mình sẽ đổ vỡ, lo cho người yêu không yêu mình nhiều, người yêu của mình sẽ đổi thay. Cảm xúc ấy cứ thường trực trong thơ chị, càng về sau càng đậm đà hơn:

Nào là hạnh phúc nào là đổ vỡ,
Tôi thấy lòng lo sợ không đâu.

(Thơ tình cho bạn trẻ)

Lo âu, sợ hãi khi nhìn về tương lai, nên mỗi một sự thay đổi dù rất nhỏ đối với Xuân Quỳnh nhưng cũng để lại trong lòng chị một khoảng không trống hoác:

Cuối trời mây trắng bay,
Lá vàng thưa thớt quá!

(Thơ tình cuối mùa thu)

Vừa thoáng tiếng còi tàu,
Lòng đã Nam đã Bắc.

(Sân ga chiều em đi)

Xuân Quỳnh lo sợ, nỗi lo sợ của một người yêu đời, yêu người:

Mùa thu nay sao bão mưa nhiều,

“Trái tim đập những điều không thể nói,
Trái tim đập cồn cào cơn đói,
Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn”.

(Tự hát)

Xuân Quỳnh lo sợ, Xuân Quỳnh cô đơn nhưng có ai sẽ là ngọn lửa để sưởi ấm cho chị. Ai sẽ là nguồn vui xoa dịu cho chị những vết thương. Chẳng có ai cả. “Em” giờ đã “lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh”, đã không tìm ra lối thoát, không tìm được niềm vui và lẽ sống. Trong “Chồi biếc” Xuân Quỳnh cũng lo âu. Nhưng nếu lo âu trong “Chồi biếc” chỉ là ý nghĩ thoáng qua, một nỗi giật mình trong phút chốc thì đến đây, nó đã trở thành hiện hữu, trở thành một cảm xúc ngự trị tâm hồn Xuân Quỳnh. Càng nghĩ nhiều, Xuân Quỳnh càng rơi vào sợ hãi. Trước đây, chị viết:

“Anh hãy là đầm sen!
Anh hãy là phượng đỏ!”

(Tháng năm)

Thì giờ đây, chị viết:

“Lòng anh là đầm sen
Hay là nhành cỏ úa?”

Xuân Quỳnh đã gần như tuyệt vọng. Chị tin. Chị yêu. Nhưng rồi tất cả cũng sẽ mất đi. Nếu lòng anh là đầm sen thì tốt quá. Nhưng nếu lòng anh là nhành cỏ úa? Xuân Quỳnh không khẳng định nữa. Câu trả lời chị đã để dành lại cho người mình yêu. Phải chăng Xuân Quỳnh đã thật sự rơi vào tuyệt vọng? Lo âu, bất lực, có lúc chị đã buông tay:

“Nếu ngày mai em không làm thơ nữa
Cuộc sống sẽ trở về bình yên
Ngày nối nhau trên đường phố êm đềm
Không nỗi khổ, không niềm vui kinh ngạc”.

Là một nhà thơ, Xuân Quỳnh xem đó là một nỗi đau nhưng không kém phần sung sướng. Nhưng nếu ngày mai chị không làm thơ nữa? Mọi chuyện cũng sẽ trở lại bình thường. Và chị cũng sẽ trỏ thành một người bình thường:

“Trận mưa xuân dẫu làm ướt áo
Nhưng lòng em còn cảm xúc chi đâu
Mùa đông về quên nỗi nhớ nhau
Không xôn xao khi nắng hè đến sớm”.

Trở thành một người bình thường không cảm xúc, không đớn đau, không giận hờn, chẳng cảm giác:

“Gió thổi nơi này chẳng lạnh đến nơi kia
Lời nói tâm tình trở nên nhạt nhẽo
Nghe tiếng còi tàu em không thể hiểu
Tấm lòng anh trong mỗi chuyến đi xa
Em không còn thấy nhớ những sân ga
Những nơi đã đi, những nơi chưa hề đến
Khát vọng anh dẫu hòa trong sóng biển
Sóng xô bờ chẳng rộn đến tâm tư”

(Nếu ngày mai em không làm thơ nữa)

Xuân Quỳnh đã phủ nhận mọi thứ từng làm nảy sinh tình cảm trong chị, nảy sinh thơ chị. Tiếng còi tàu, sân ga, mùa đông, mưa xuân,… giờ nếu có thì cũng đã trở nên vô nghĩa, có thì cũng chẳng gợi nên trong người phụ nữ ấy một cảm xúc gì. Những điều đó, đối với một người phụ nữ bình thường, có lẽ cũng chẳng có ấn tượng gì. Nhưng nếu biết rằng, những lời ấy là của một người phụ nữ vốn rất thiết tha với tình yêu, với cuộc sống thì chúng ta mới có thể hiểu được những cảm xúc, những đớn đau trong tâm hồn nhà thơ. Xuân Quỳnh đang sợ hãi. Nỗi sợ hãi ấy đã giết chết chị, giết chết tất cả những cảm xúc trong tình cảm đẹp nhất: Mà mặt đất màu xanh là vẫn biển Quả ngọt ngào thắm thiết vẫn màu hoa Viết về những dự cảm xót xa trong tương lai, Xuân Quỳnh (bà hoàng của thơ tình) có nét gì đó giống với Xuân Diệu (ông hoàng của thơ tình). Dường như cả hai đều nhận thấy một sự đổ vỡ nào đó sẽ xảy ra trong tương lai. Thế nhưng thái độ của họ đối với tương lai là rất khác nhau. Nếu Xuân Diệu thấy sự đổ vỡ ấy để sống vội vàng, sống cuống quít, sống hưởng thụ thì Xuân Quỳnh lại tỏ ra bản lĩnh hơn, vững vàng hơn với một thái độ sống tốt đẹp hơn.

Thời gian nghệ thuật góp phần thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình.

Thơ gắn liền với thế giới tâm hồn của con người. Thơ là phương tiện hữu hiệu nhất để mỗi người có thể diễn tả những nỗi lòng, những tâm tư tình cảm của chính mình. Thơ Xuân Quỳnh cũng là sự thể hiện con người của chị.

Với Xuân Quỳnh, “làm thơ đầu tiên là để tự thể hiện, là một hành động khẳng định, rồi là một hành động khai sinh, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, nhu cầu nối liền mình với đồng loại, với các sự vật vũ trụ và thời gian”. Cho nên, chị làm thời gian thơ trước hết là tự thể hiện tâm trạng của chính mình. Nhân vật trong thơ chị, không ai khác hơn chính là bản thân chị. Thời gian nghệ thuật không phải là yếu tố Thời gian duy nhất để thể hiện diễn biến tâm trạng của nhân vật trữ tình nhưng có lẽ nó là yếu tố hữu hiệu nhất để thể hiện sự diễn biến ấy. Thời gian gấp rút, giục giã Thời gian hay chậm chạp, nặng nề đều phần nào bộc lộ tâm trạng của nhân vật.

Thơ Xuân Quỳnh rất giàu tâm trạng. Tất cả những gì được nói đến trong thơ chị đều chứa chan cảm xúc: từ góc phố, căn phòng, từ những miền đất đi qua, từ những người thân thuộc đến những sự vật nhỏ bé, tưởng như vô tri như ngọn cỏ, hạt cát, … đều trở thành những vật lí tưởng để tác giả bộc lộ tâm trạng của mình. Có thể kể ra rất nhiều từ ngữ chỉ tâm trạng mà Xuân Quỳnh đã sử dụng: đau đớn, vui sướng, hạnh phúc, cô đơn, nhớ, thương, … mà càng về sau càng dày đặc trong thơ Xuân Quỳnh. Cùng với những từ ngữ, những hình ảnh trong thơ Xuân Quỳnh cũng là những hình ảnh chuyên chở tâm trạng. Đó là những cánh chuồn chuồn, những con tàu, những bông hoa,… tất cả đều như mang vào thơ chị một thế giới thấm đẫm cảm xúc. Thế nhưng, nếu những từ ngữ và hình ảnh ấy chỉ làm cho tâm trạng của Xuân Quỳnh được hiện lên trên bề mặt, nghĩa là chúng ta có thể cảm nhận nó một cách trực tiếp, thì thời gian mà nói cụ thể hơn là thời gian nhịp độ thời gian sẽ giúp ta hiểu được những tầng cảm xúc còn ẩn sâu trong thời gian những bài thơ của chị.

Như đã khẳng định: nhìn chung, nhịp độ thời gian trong thơ Xuân thời gian Quỳnh tương đối chậm, nhất là những phút giây chị để cho mình sống với quá khứ. Lúc ấy, dường như tất cả những cảm xúc, những ảnh hình của quá khứ cứ níu chị lại, gọi mời chị mà ít khi nào chị có thể gỡ ra được. Hồi tưởng về những ảnh hình của người mẹ, chị viết:

Bên ngọn đèn con lắt leo không đủ ấm,
Bàn tay gầy mài miệt chiếc thoi tơ,
Ngày lại ngày dệt tấm vải thô sơ,
Tàn hơi sức không tìm ra lẽ sống!

(Tiếng mẹ)

Có thể là Xuân Quỳnh không thể gỡ ra. Nhưng cũng có thể là chị cũng chẳng muốn gỡ ra, chẳng muốn dứt đi những giây phút ấy. Dù có cực khổ, có vất vả nhưng chị vẫn còn nhận được sự chăm sóc của người mẹ, nhận được sự thương yêu vô bờ bến của mẹ, vẫn được mẹ ru ngủ trong những câu hát à ơi:

“Những lời ru vời vợi canh khuya,
Con vẫn nhớ!
Lời mẹ hát có đôi bờ cá
Đường xứ Huế non xanh nước biếc,
Muốn vô phà sợ phá Tam Giang”.

(Gửi mẹ)

Xuân Quỳnh đang sống với những kỷ niệm, những hồi ức. Nỗi nhớ mong của chị có lẽ sẽ cứ mãi tuôn ra, tuôn ra không bao giờ dứt. Chị vẫn nhớ tất cả những lời ru của mẹ, dù cho đó có thể là những lời ru buồn bã, đau thương. Đọc những dòng thơ ấy, có lẽ chẳng mấy ai không xúc động, vì những tình cảm chân thành của chị mà cũng vì chính cuộc đời chị hiện lên từ chính những dòng thơ ấy. Viết về quá khứ, nhất là những quá khứ tuổi thơ, Xuân Quỳnh thường không thể che giấu được tâm trạng của mình. Chị nhớ những lời ru của mẹ, nhớ những đêm mẹ tần tảo khó nhọc. Nhớ để mà thương, nhớ để mà xót. Thời gian lúc ấy không xa xôi gì với chị: dù là quá khứ nhưng như hiển hiện Thời gian trước mắt. Quá khứ tồn tại trong chị như bùng lên, lan ra, lan ra miên man không dứt. Thời gian là một liều thuốc giúp người ta lãng quên tất cả. Nhưng Thời gian thời gian cũng có thể giữ lại tất cả. Và chính những gì thời gian giữ lại kia là thời gian thời gian trường cửu. Điều đó đúng với Xuân Quỳnh. Quá khứ đối với chị như không bao giờ mất đi. Đơn giản vì quá khứ ấy thấm đẫm những kỷ niệm mà suốt đời chị không bao giờ quên được. Thời gian càng chậm rãi, tâm tình của con người càng Thời gian nặng nề. Xưa kia, khi Nguyễn Du miêu tả tâm trạng đau xót của Kiều, ông viết:

“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân,
Vẻ non xa, tấm trăng gần ở chung,
Bốn bề bát ngát xa trông,
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya,
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”.

Nay, khi miêu tả tâm trạng mình, Xuân Quỳnh viết:

“Cửa bệnh viện ngoài kia là quá khứ,
Những vui buồn khao khát đã từng qua,
Nào chỉ đâu những chuyện ngày thơ,
Con đường gạch ao bèo hoa tím ngắt”.

Rõ ràng thời gian không được nhắc đến nhưng vô hình nó đã trở thành thời gian phương tiện để cho nhân vật trữ tình có thể giãi bày tâm trạng của mình. Viết về những đau xót, những nhung nhớ, thời gian trong thơ Xuân Quỳnh thời gian dường như ngưng đọng. Nhưng khi viết về những điều hạnh phúc, thời gian thời gian trong thơ của chị trôi đi rất nhanh:

“Thế là ba cái tết,
Hai chúng mình có nhau!
Dù không phải là lâu,
Nhưng cũng không ngắn ngủi!
Hạnh phúc tính bằng năm,
Cây tính bằng mùa trái.”

Cũng có khi thời gian trôi theo tâm trạng như không gì có thể điều khiển thời gian được:

“Em cùng anh ngồi dưới vườn trưa,
Ta lắng nghe những chuyện ngày xưa,
Chuyện ngày sau và bây giờ – tất cả!”

(Vườn trong thư viện)

Trong cái không gian “tất cả đều yên tĩnh”, trong niềm hạnh phúc của đôi lứa yêu nhau, thời gian trôi đi thật nhẹ nhàng. Mọi thứ dường như rất tuần tự, không thời gian chậm chạp và cũng chẳng quá xiết nhanh. Tất cả như đến rồi đi trước mắt nhân vật:

“Em đi qua phố Hàng Đào,
Mải vui chân bước, lạc vào Hàng Ngang.
Gặp mùa xuân ở Hồ Gươm,
Trong muôn màu áo trên đường chiều nay
Rồi ta sẽ đến Ngọc Hà,
Hỏi thăm quê của ngàn hoa thế nào”.

(Đi với mùa xuân)

Những câu thơ trên không nhiều lắm nhưng cũng đã đủ để cho ta khẳng định một điều: thời gian nhanh hay chậm đều gắn liền với tâm trạng của nhân thời gian vật, chính vì do tâm trạng nhân vật mà thời gian thay đổi: gấp rút hay chậm chạp, thời gian nhảy vọt hay tuần tự. Ngược lại, cũng chính nhờ thời gian mà tâm trạng của nhân thời gian vật càng thêm sáng rõ.

Thời gian nghệ thuật gắn liền với suy nghĩ, triết lí của nhân vật trữ tình.  Thời gian tình về cuộc đời, tình đời:

Nhận thức thời gian, nhận ra quy luật của cuộc đời không phải là một thời gian đặc điểm mới trong ý nghĩa của thời gian trong thơ Xuân Quỳnh. Ngay từ thời thời gian trung đại, các nhà thơ ít nhiều đã bị thời gian giày vò. Họ đã nhận ra sự ngắn thời gian ngủi của cuộc đời “như mây trôi, như gió thoảng, như chiêm bao…”. Trước sự vô cùng vô tận của vũ trụ, sự hữu hạn của đời người trở thành một nỗi ám ảnh
khôn nguôi. Nguyễn Du từng viết:

“Hoa đẹp không trăm ngày,
Người sống không trăm tuổi,
Việc đời đổi thay luôn
Kiếp người vui có hội”.

(Hành lạc từ, bài 2)

Trăm tuổi là con số tượng trưng cho cuộc sống con người. Nhưng có bao nhiêu người sống được đến trăm tuổi. Và nếu có, cuộc đời họ có thật sự mãi hạnh phúc hay không khi “kiếp người vui có hội”?

“Cuộc đời vốn hữu hạn.
Cuộc vui càng ngắn ngủi hơn:
Cuộc sống trăm năm coi mấy chốc
Chuyện vui tuổi sớm tiếc từng giờ”

(Cảm hứng lan man)

Quy luật của cuộc đời là như vậy. Mau chóng, ngắn ngủi đã trở thành một nỗi sợ hãi. Đến Xuân Diệu, điều đó càng trở thành một nỗi ám ảnh khôn người càng trở nên rõ nét. Với chị, thời gian trôi nhanh không gì cản được: thời gian

“Đã mùa hoa cúc vàng,
Lại một năm sắp hết,
Thời gian sao trôi nhanh? Thời gian”

(Đêm cuối năm)

Mỗi mùa hoa đến là một năm nữa sắp qua. Một năm nữa sắp qua thì đời người lại ngắn thêm một khoảng. Mà sự tồn tại của con người thì lại có giới hạn. Đến một lúc nào đó, người sẽ già, yếu và sẽ chấm dứt sự tồn tại ở cuộc đời. Sự thật ấy cứ được nhắc đi nhắc lại trong thơ Xuân Quỳnh như một điều không thể quên được:

“- Tôi đã qua bao thác ghềnh đá núi,
Qua thời gian, tóc thoáng sợi màu mưa”.

(Hoa tường vi)

– “Mái tóc xanh bắt đầu pha sợi bạc,
Nỗi vui buồn cũng khác những ngày xưa”.

– “Bao mùa thu hoa vẫn vàng như thế,
Chỉ em là đã khác với em xưa.
Bao ngày tháng đi về trên mái tóc,
Chỉ em là đã khác với em xưa”.

(Hoa cúc)

Nhận ra sự thay đổi của bản thân mình “năm tháng qua tôi đã đổi thay nhiều”, Xuân Quỳnh đã cảm nhận được sự chảy trôi của thời gian. Mỗi thời gian khoảnh khắc qua đi là chị cảm nhận được một sự thay đổi nơi mình. Chị giờ đã khác rất nhiều, từ tâm hồn đến dáng dấp. Những cảm xúc của chị đã không còn như những xúc cảm của ngày xưa. Mái tóc chị giờ đã thêm nhiều sợi bạc. Điều đó quả thật rất đáng sợ. Với một người phụ nữ có trái tim đa cảm, điều đó càng đáng sợ gấp nhiều lần. Nhận ra sự chảy trôi của thời gian, Xuân Quỳnh thời gian cũng nhận ra quy luật của cuộc đời: ai cũng sẽ già đi, cũng chết đi. Cũng như “hôm nay non” nhưng “mai cỏ đã già”, sự thay đổi ấy chỉ diễn ra trong tích tắc, chỉ cách biệt giữa “hôm nay” và “ngày mai”. Chính vì thế, nhà thơ muốn thu tất cả vào hôm nay:

Đấy là tất cả những điều em nghĩ.
Em viết cho mấy chục năm sau,
Vì chỉ e ngày ấy quá lâu,
Ta quên mất những ngày ta đã sống.

(Những năm ấy)

Ít ai và có lẽ là chẳng có ai có ý nghĩ như Xuân Quỳnh. Hôm nay mình phải giữ lại vì lo sợ ngày mai mình sẽ quên đi. Liệu Xuân Quỳnh có quá lo xa không? Phải và không phải! Phải vì mấy mươi năm sau có lẽ Xuân Quỳnh cũng chẳng quên điều ấy. Nhưng không phải vì sự thay đổi của mỗi con người đã trở thành không gì có thể ngăn cản. Ai có thể tồn tại mãi mãi và nhớ mãi mãi? Không và không ai có thể làm được điều đó. Nhận thức sâu sắc quy luật của đời người, biết chắc “mùa xuân rồi cũng hết”, thơ Xuân Quỳnh nhiều lần nhắc:

“Rồi sẽ có ngày,
Dưới hàng cây đây,
Ta không còn bước”.

(Chồi biếc)

Phải bị thời gian ám ảnh lắm, người phụ nữ ấy mới bị cái chết giày thời gian vò đến như vậy! Càng về sau, hình ảnh cái chết càng hiện lên nhiều trong thơ chị:

“Khi cuộc đời trôi chảy ở ngoài kia,
Thời gian trắng vẫn ngừng trong bệnh viện.
Chăn màn trắng, nỗi lo và cái chết,
Ngày với đêm có phân biệt gì đâu”.

(Thời gian trắng)

“Đi trăm nơi trở lại cửa sông,
Nhà anh kia – anh không về nữa,
Bữa cơm gia đình chiều nay bỏ dỡ,
Anh không còn ăn!”

(Bến sông)

Cái chết mà Xuân Quỳnh nhắc đến trong thơ của chị thường hơn và thức hơn rất nhiều. Đó là cái chết đúng theo quy luật sinh tử của kiếp người. Thơ Việt Nam 1945 – 1975 cũng nhắc nhiều đến cái chết. Nhưng những cái chết ấy không làm cho người ta đớn đau. Nó “bi” mà không “lụy”. Anh giải phóng quân dù ngã xuống nhưng vẫn hiên ngang đứng dậy để tạc nên cái Dáng – đứng – Việt – Nam oai hùng, đẹp đẽ. Người con gái trong Núi Đôi của Vũ Cao chết nhưng vẫn mãi mãi sống trong tâm trí biết bao nhiêu người. Những cái chết ấy là những cái chết hóa thành bất tử mà khi nhắc đến người ta chỉ càng thêm yêu mến, tự hào. Trở lại với thơ Xuân Quỳnh, rõ ràng, sự nhận thức về thời gian đã làm cho chị hiểu cái chết là một điều không thể tránh khỏi. Thế nhưng, điều đáng quý là, dù có bị thời gian đày đọa, Xuân Quỳnh vẫn không bị thời gian khuất phục. Nhận thức được sự còn mất của cuộc đời, Xuân Quỳnh vẫn không hề hoảng sợ. Chị không tự đánh lừa mình bằng những ảo giác rằng điều ấy sẽ không lại, Xuân Quỳnh vẫn khẳng định những điều không thể mất:

“Chỉ có em và anh
Cùng tình yêu ở lại”.

Thậm chí, ngay khi chị chết đi, thì trái tim yêu thương của chị vẫn sống, vẫn yêu như lúc chị còn sống:

“Em trở về đúng nghĩa trái tim em,
Là máu thịt đời thường ai chẳng có,
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa,
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi”.

Không chỉ nhận thức sâu sắc về quy luật của cuộc đời, gắn với thời gian, thời gian thơ Xuân Quỳnh còn bộc lộ nhiều suy ngẫm, triết lí. Nghĩ về cái chết trong tương lai, Xuân Quỳnh viết:

“Này anh em biết,
Rồi sẽ có ngày,
Dưới hàng cây đây,
Ta không còn bước.
Như người lính gác,
Đã hết phiên mình,
Như lá vàng rụng,
Cho chồi thêm xanh”.

(Chồi biếc)

Không xem cái chết nhẹ tựa lông hồng, cũng không nhìn cái chết với một con mắt đáng sợ, Xuân Quỳnh xem cái chết như một sự đổi thay có tuần tự mà tạo hóa đã dày công sắp đặt. Cái chết đối với chị thật nhẹ nhàng và thanh thản. Chị đón nhận cái chết cũng “vui vẻ” như anh nông dân cày xong thửa ruộng (vui vẻ chết như cày xong thửa ruộng). Không những thế, cái chết ấy còn như để lại cho đời một chút sắc hương, chết mà vẫn để lại cho đời một chút mạch sống. Giữa Xuân Quỳnh và Tố Hữu phải chăng đã gặp nhau trong tứ thơ ấy? Sống trong hiện tại, nghĩ về cuộc sống trong hiện tại, Xuân Quỳnh viết:

“Thế giới chúng ta: niềm yêu, tuổi trẻ,
Đâu phải súng gươm, bạo lực xiềng gông,
Rung chuyển trời xanh, muôn lời ca nối tiếp,
Ôi lòng người như biển đón trăm sông”.

(Tiếng hát)

Bằng chính sự thật của cả dân tộc, Xuân Quỳnh đã nghĩ đến sự thật của cả thế giới. Dân tộc ta, dù đã phải trải qua bom đạn, nhưng đâu phải chúng ta sống bằng bom đạn. Chúng ta sống bằng tình yêu, bằng tuổi trẻ, bằng sự lạc quan và tin tưởng của mọi người. Thế giới cũng thế! Mê say trong tình hữu nghị và đoàn kết, Xuân Quỳnh viết:

“Cánh buồm lớn giữa biển khơi,
Lá cờ lớn bởi gió vờn lên cao.
Con đường lớn với khát khao,
Niềm vui lớn bởi tiếng chào bàn tay”.

Triết lí trong thơ Xuân Quỳnh rất phong phú và đa dạng. Có triết lí về cái chết, về cuộc đời, nghĩa là về những cái lớn lao; nhưng cũng có triết lí về những cái nhỏ nhặt, tầm thường.

Cảm nhận bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang