Chứng minh: “Không thầy đố mày làm nên”
- Mở bài
Từ xa xưa ông cha ta đã coi trọng người thầy giáo. Người xưa thường nói đi học mà không hiểu bài giảng thì cũng như không có học nên người đời có câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Phía sau mỗi thành công lớn của con người đều có một người thầy vĩ đại.
- Thân bài
Câu tục ngữ có nghĩa sâu sắc đề cao vai trò của người thầy đối với học trò. Thầy là người truyền thụ kiến thức nâng cao hiểu biết cho chúng ta những người học sinh, thầy soi đường dẫn lối đưa chúng ta đến những chân trời mới, những ước mơ, khát vọng trang bị đầy đủ kiến thức giúp chúng ta tự tin bước vào đời. Thầy không những truyền đạt cho chúng ta một kiến thức sâu rộng, bổ ích mà dạy dỗ ta những đạo lý làm người.
Họa sĩ lừng danh Leonardo Da Vanci nếu không nhờ người thầy Verrocchio khắt khe dạy từng nét vẽ đơn giản đến thành tài thì chúng ta đã không có một người họa sĩ thiên tài
Có nhiều người họ coi thường người thầy giáo. Họ cho rằng lời khuyên của những câu tục ngữ là nhảm nhí. Nhưng kết quả họ phải nhận lại là một tương lai đầy cay đắng. Sự rèn luyện của người họa sĩ tài ba. Sự khắt khe với học sinh của người thầy tuyệt vời tất cả đã làm nên một người họa sĩ tài ba.
Ý nghĩa câu tục ngữ cho ta nhiều bài học cho bản thân không ngừng cố gắng có người thầy bên cạnh nghiêm khắc dạy dỗ chúng ta. Chúng ta có quyết tâm học hành thì nhất định sẽ có một tương lai sáng ngời Kết bài
Câu tục ngữ thể hiện quan điểm của ông cha ta về người thầy. Đồng thời câu tục ngữ cũng là lời nhắc dẫu mai này chúng ta trưởng thành, thành đạt trong cuộc sống cũng đừng quên công lao của người thầy.
- Kết bài:
“Không thầy đố mày làm nên” là một nhận định đúng đắn. Không ai có thể tự mình trưởng thành mà chưa từng được một ai đó dạy bảo. Cuộc sống rất cần có những người thầy vĩ đại nâng đỡ chân ta vững bước vào đường đời. Có thể bạn từng làm được một việc lớn lao và bạn tự hào về điều đó. Nhưng cũng đừng quên rằng bạn đã học được từ ai đó những kiến thức và kĩ năng giúp bạn thành công.