con-chut-gi-cho-em-puskin

Cảm nhận bài thơ “Còn chút gì cho em” của Puskin

Cảm nhận bài thơ “Còn chút gì cho em” của Puskin.

Nổi bậc trong thi đàn nhân loại, tên tuổi A.X.Puskin sáng ngời với những vần thơ tình rực rỡ. Khác với bậc thầy Rabindranath Tagore, Puskin đi tìm vẻ đẹp trong cơn mộng mị bất tận của thẳm sâu ý thức vừa đằm thắm, thiết tha vừa mãnh liệt, tuôn trào. Đọc bài thơ tình nào của Puskin ta đều thấy ông tâm tình thật nhẹ nhàng, dịu ngọt như sàng đưa ta vào cuộc tình dang dở. Bài thơ Còn lại gì cho em là một trải nghiệm thú vị.

Tình yêu là đóa hoa muôn sắc, là thanh âm đa tầng, là lớp sóng cuộn êm êm dập dìu muôn ngã. Trong tình yêu, kẻ đang yêu là những gã khờ khạo nhất. Họ sẵn sàng quên mình đi để hòa nhập vào thé giới riêng của người con gái, cái thế giới mà họ đã chắc chắn rằng không bao giờ có thể thấu hiểu. Puskin đau đớn trong một tình yêu đổ vỡ. Ông muốn thấu hiểu nhưng không thể thấu hiểu. Có lẽ, ông bất lực với khao khát đó. Cả đỗ vỡ trong tình yêu cũng vô cùng bí ẩn. Puskin muốn giữ lại cái gì đó sau một cuộc tình đầy trái ngang:

“Còn lại gì cho em trong tên gọi
Sẽ chết đi như tiếng dội buồn thương
Của ngọn sóng vỗ bờ xa mòn mỏi
Như rừng sâu tiếng vọng giữa đêm trường”.

Điều mong mỏi của thi sĩ không phải là níu giữ cuộc tình mà là trân trọng những gì đã trao nhau. Một cái tên trong tiếng gọi sẽ là niềm an ủi cuối cùng để biết ta đã từng đi qua tháng ngày nồng ấm. Thế nhưng, thi sĩ đã dự cảm được một kết quả không như mong muốn. Cái tên người tình sẽ chết cùng với nỗi đau, sẽ tan biến cùng ngọn sóng xa bờ và mơ hồ như tiếng vọng của rừng sâu giữa đêm trường. Và dường như không buông bỏ, nhà thơ lại tiếp tục gợi nhớ:

“Cái tên gọi trong những dòng lưu bút
Để lại cho em dấu chết, tựa như
Lời ai điếu giữa những viền hoạ tiết
Mà lời văn nghe u uẩn, mịt mù”.

Đến đậy, sự hiện diện rõ ràng hơn của kỉ niệm: “Cái tên gọi trong những dòng lưu bút” còn in đậm trên trang giấy lại trở thành “dấu chết, tựa như

Lời ai điếu giữa những viền họa tiết”. Lúc còn đắm say, từng lời mê ngọt nay rời xa, những lời ấy lại “nghe u uẩn, mịt mù”. Quả thật, Puskin đã đẩy người đọc vào trạng thái phân vân, không muốn can thiệp mà phải đứng giữa cuộc tình này.

Phải chăng, đây là cách Puskin dẫn dụ người đọc cùng đồng hành, đồng cảm, sẻ chia và thấu hiểu. Lời thơ oán trách, đắng cay như một lời buộc tội, không ngừng cào cấu vào trái tim và lí trí của đối phương. Ông càng giằng xé, nỗi ám ảnh càng lớn, điên cuồng như cơn bão tố:

“Cái tên gọi đã từ lâu quên lãng
Trong những cơn xúc động mới cuồng điên
Chẳng hề gợi trong hồn em một thoáng
Hoài niệm xưa bao tha thiết êm đềm”.

Một cái tên thôi, dù rất bé nhỏ, nhưng có lẽ em cũng không muốn giữ lấy. Cái tên để gợi về kỉ niệm, gợi về hình bóng và những đắm say xưa. Em đã tàn nhẫn quen hết, cố xóa đi những hồi tưởng mong manh bao tha thiết êm đêm. Đọc câu thơ, ta có cảm tưởng như Puskin đang độc thoại với chính mình. Ông hoang tưởng trong niềm đau bất tận mà chỉ mình ông thấu hiểu. Ông đang nói những lời điên cuồng, gào thét  trong vô vọng với những ngôn từ bình tĩnh, nhẹ nhàng đến kì dị:

“Nhưng nếu gặp ngày âm thầm đau đớn
Phút u buồn xin em hãy gọi tên
Và hãy nói: vẫn còn đây kỷ niệm
Em vẫn còn sống giữa một trái tim”.

Lời cầu xin “hãy gọi tên” cứ lặp đi lặp lại không ngừng. Có lẽ đó cũng là tất cả những gì mà Puskin muốn có. Một điều mong ước nhỏ bé trước khi từ giã mãi mãi cuộc tình. Thế nhưng, muốn giữ lại để làm gì, nhà thơ không giải thích. Toàn bài thơ chỉ là sựu than vãn, buồn thương, lời ai oán nghe não nề, ủ rủ. không có một phản ứng nào để làm cho tâm trạng tốt lên từ phía người tình. Kẻ cô đơn vẫn mãi một giọng điệu buồn chán, nài nỉ không thôi. Kẻ cô đơn vẫn không hề chán nản dù người tình không đoái hoài đến.

Một phút tâm trạng đáng thương, sầu oán, càng đọc càng bi lụy. Thế nhưng, Puskin đã khéo léo phô bày chân thực tâm trạng của một  kẻ thất tình. Đó là một trạng thái mê sảng, đớn đâu đến vô cùng. Đó là giây phút con người ta có thể từ bỏ hết bản thân mình, kể cả mạng sống để theo đuổi nỗi đau thương trong giấc mơ vô vọng.

1 bình luận trong “Cảm nhận bài thơ “Còn chút gì cho em” của Puskin”

  1. Ánh mắt nào đưa ta vào bóng tối
    Đôi môi nào đưa ta vào thương đau
    Mây vẫn bay vây kín cả bầu trời
    Ta vẫn đi qua hết đoạn đường đời
    Xin thôi làm hạt bụi rong chơi…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang