Dàn bài: giá trị nhân đạo truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu.
I. Mở bài:
Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và nêu vấn đề cần nghị luận: truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”của Nguyễn Minh Châu thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc.
II. Thân bài:
– Khái quát tác phẩm: hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ, sơ lược cốt truyện…
* Giải thích: Giá trị nhân đạo là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.
* Phân tích:
– Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”:
+ Sự đồng cảm của nhà văn đối với cuộc đời người lao động sau chiến tranh; cảm thương cho số phận bất hạnh của người đàn bà hàng chài; thể hiện nỗi lo âu, khắc khoải về tình trạng nghèo cực, tối tăm của con người.
Dẫn chứng: phân tích nỗi khổ của người đàn bà: xấu xí, nghèo khổ, nạn nhân của bạo hành gia đình.
+ Nhà văn lên án thói bạo hành trong cuộc sống gia đình đang diễn ra trong xã hội: phê phán, lên án hành động vũ phu thô bạo của người chồng trong đối xử với vợ, con; đồng thời, tác giả cũng bày tỏ niềm trắc trở trước cuộc sống của thế hệ tương lai, thấu hiểu vết thương lòng của những đứa trẻ do tình trạng bạo lực gia đình gây ra
Dẫn chứng: phân tích chi tiết liên quan đến lão đàn ông, chị em thằng Phác…
+ Sự khẳng định, ngợi ca vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài và đặt niềm tin vào phẩm chất tốt đẹp của chị. Đó là vẻ đẹp của lòng vị tha, sự thấu hiểu lẽ đời và tình mẫu tử sâu nặng.
Dẫn chứng, phân tích chi tiết liên quan đến vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài…
+ Nhà văn hướng tới giải pháp xã hội: Để con người thoát khỏi cảnh đau khổ, tăm tối, man rợ, để chấm dứt tình trạng bạo hành thì vừa phải nâng cao nhân cách người, vừa phải nâng cao mức sống người.
Dẫn chứng: phân tích chi tiết liên quan tình trạng đói nghèo, khổ quá…
– Nghệ thuật thể hiện:
+ Tình huống truyện độc đáo, có ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống.
+ Tác giả lựa chọn ngôi kể, điểm nhìn thích hợp, làm cho câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực và có sức thuyết phục.
+ Ngôn ngữ nhân vật sinh động, phù hợp với tính cách. Lời văn giản dị mà sâu sắc, đa nghĩa.
III. Kết bài:
– Khẳng định lần nữa giá trị nhân đạo của tác phẩm
– Cảm nghĩ của bản thân về tấm lòng của nhà văn đối với cuộc sống và con người.