dan-bai-nghi-luan-mot-hien-tuong-doi-song-xa-hoi-trong-de-thi-trung-hoc-pho-thong

Dàn bài nghị luận một hiện tượng đời sống xã hội trong đề thi trung học phổ thông

Dàn bài nghị luận một hiện tượng đời sống xã hội trong đề thi trung học phổ thông

* Dàn bài chung:

I. Mở bài:

– Dẫn dắt vào đề.
– Nêu hiện tượng đời sống cần nghị luận.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

– Giải thích khái niệm, từ ngữ quan trọng và đưa ra cách hiểu về hiện tượng.

2. Bàn luận:

a/ Bàn:

– Nêu thực trạng hiện tượng trong đời sống (mô tả, thuyết minh hiện tượng).
– Phân tích các mặt đúng – sai, lợi- hại của hiện tượng.
– Chỉ ra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đời sống trên.
– Dùng dẫn chứng từ cuộc sống để chứng minh, hoặc bác bỏ.

b/ Luận:

– Đánh giá, bày tỏ thái độ về hiện tượng đời sống đang nghị luận.
– Phê phán (hoặc biểu dương) những biểu hiện ngược lại với hiện tượng.
– Đề xuất các giải pháp khắc phục hoặc khích lệ.

3. Rút ra bài học nhận thức và hành động cho bản thân:

– Bản thân rút ra bài học gì trong học tập, tu dưỡng rèn luyện đạo đức.

III. Kết bài:

– Đánh giá chung.
– Nêu cảm nghĩ riêng.

* Dàn bài chi tiết:

I. Mở bài:

– Dẫn dắt vào đề (…) để giới thiệu chung về những vấn đề có tính bức xúc mà xã hội ngày nay cần quan tâm.

– Giới thiệu vấn đề nghị luận đặt ra ở đề bài: hiện tượng đời sống mà đề bài đề cập…

–  (Câu chuyển ý).

II. Thân bài:

* Bước 1: Trình bày thực trạng hiện tượng đời sống được nêu ở đề bài (…). Có thể nêu thêm hiểu biết của bản thân về hiện tượng đời sống đó (…).

– Tình hình, thực trạng trên thế giới (…)

– Tình hình, thực trạng trong nước (…)

– Tình hình, thực trạng ở địa phương (…)

Lưu ý: Khi trình bày thực trạng, cần đưa ra những thông tin cụ thể, tránh lối nói chung chung, mơ hồ mới tạo được sức thuyết phục.

* Bước 2:  Phân tích những nguyên nhân – tác hại của hiện tượng đời sống đã nêu ở trên. Ảnh hưởng, tác động, hậu quả, tác hại của hiện tượng đời sống đó:

+ Ảnh hưởng, tác động, hậu quả, tác hại đối với cộng đồng, xã hội (…)

+ Ảnh hưởng, tác động, hậu quả, tác hại đối với cá nhân mỗi người (…)

– Nguyên nhân:

+ Nguyên nhân khách quan (…)

+ Nguyên nhân chủ quan (…)

* Bước 3:  Bình luận về hiện tượng ( tốt/ xấu, đúng /sai…)

– Khẳng định: ý nghĩa, bài học từ hiện tượng đời sống đã nghị luận.

– Phê phán, bác bỏ một số quan niệm và nhận thức sai lầm có liên quan đến hiện tượng bàn luận (…).

– Hiện tượng từ góc nhìn của thời hiện đại, từ  hiện tượng nghĩ về những vấn đề có ý nghĩa thời đại

* Bước 4:  Đề xuất những giải pháp:

– Những biện pháp tác động vào hiện tượng đời sống để ngăn chặn (nếu gây ra hậu quả xấu) hoặc phát triển (nếu tác động tốt):

+ Đối với bản thân…

+ Đối với địa phương, cơ quan chức năng:…

+ Đối với xã hội, đất nước …

+ Đối với toàn cầu.

Lưu ý: Cần dựa vào nguyên nhân để tìm ra những giải pháp khắc phục.

III. Kết bài:

– Khẳng định chung về hiện tượng đời sống đã bàn (…)

– Lời nhắn gửi đến tất cả mọi người.

* Lưu ý khi làm bài:

– Phải giữ lập trường, quan điểm vững vàng trong suốt quá trình viết.

– Đề bài yêu cầu 200 chữ nhưng không nhất thiết bỏ buộc đúng 200 chữ hoặc ít hơn. Thí sinh có thể viết khoảng 240 – 250 chữ.

– Thường xuyên đọc sách báo, xem các chương trình truyền hình để có thêm vốn hiểu biết.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang