»» Nội dung bài viết:
Dàn bài phân tích “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Trung Thành
- Mở bài:
Nguyễn Minh Châu là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tác phẩm Nguyễn Trung Thành mang cảm hứng sử thi với thiên hướng trữ tình lãng mạn. Với xu hướng khám phá sự thật đời sống ở bình diện đạo đức thế sự, ông đi tìm cái hạt ngọc ẩn dấu trong bề sâu con người. Tâm điểm những khám phá nghệ thuật của ông là con người trong cuộc mưu sinh, trong hành trình nhọc nhằn kiếm tiền hạnh phúc và hoàn thiện nhân cách. Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa in đậm phong cách tự sự, triết lí của Nguyễn Minh Châu, rất tiêu biểu cho hướng tiếp cận đời sống từ góc độ thế sự của nhà văn ở giai đoạn sáng tác sau 1975.
- Thân bài:
Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” thể hiện tình yêu tha thiết đối với những cảnh đời, thân phận trớ trêu của con người và gửi gắm chiêm nghiệm sâu sắc của mình về nghệ thuật. Nghệ thuật chân chính phải luôn luôn gắn với cuộc đời và vì cuộc đời; người nghệ sĩ không thể nhìn đời một cách đơn giản, cần phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện, nhiều chiều.
1. Tình huống truyện:
Truyện được xây dựng theo kiểu tình huống nhận thức. Đây là kiểu tình huống mà ở đó, nhân vật thường được đặt vào một sự kiện đặc biệt nào đó, để từ đó ngộ ra, vở lẽ ra trong nhận thức những điều mới mẻ trước đó chưa có được.
– Diễn biến tình huống:
+ Phùng thực hiện yêu cầu của trưởng phòng nên thực hiện quá trình săn ảnh của mình lí do tạo lên sự gặp gỡ:
+ Phùng phát hiện nhất là một cảnh đắt trời cho – hình ảnh chiếc thuyền ở ngoài xa đẹp như mơ.
+ Phát hiện thứ 2 là chiếc thuyền khi vào bờ – một cảnh tượng tàn nhẫn, độc ác.
+ Phùng tình cờ chứng kiến câu chuyện của người đàn bà ở tòa àn huyện
+ Ám ảnh nhiều năm sau của Phùng mỗi khi ngắm bức ảnh.
⇒ Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa thuộc loại tình huống cắt nghĩa giây phút “giác ngộ” chân lí của nhân vật. Điều đó thể hiện rõ nét thông qua quá trình nhận thức khá quanh co và được “vỡ ra” từ hiện thực cuộc sống của nhiếp ảnh Phùng và chánh án Đẩu. Cả hai đều phải trải qua một quá trình nhận thức để đạt đến trạng thái “đốn ngộ” cho tâm hồn.
2. Ý nghĩa nhan đề: “Chiếc thuyền ngoài xa”
– Chuyện “xa”, “gần” và “chiếc thuyền” không đơn giản chỉ là chiếc thuyền trong những khoảng cách địa lí khác nhau mà là những ẩn dụ nghệ thuật:
+ “Chiếc thuyền”: hiện thực đời sống.
+ “Xa”, “gần”: những cách nhìn (cách phản ánh) của người nghệ sĩ.
Chiếc thuyền là biểu tượng của sự toàn mĩ, mà khi chiêm ngưỡng nó anh thấy tâm hồn mình trong ngần. Phía sau vẻ đẹp toàn bích ấy, khi nhìn kỹ hơn, gần hơn, là bao cảnh đời trái ngang, đau khổ, phũ phàng.
Nhan đề “Chiếc thuyền ngoài xa” còn là một khái quát giản dị về mối quan hệ giữa nghệ thuật với đời sống: Nghệ thuật đích thực phải luôn gắn bó khăng khít với hiện thực cuộc sống, người nghệ sỹ phải có bản lĩnh trung thực để khám phá những hiện thực dẫu là sự tàn nhẫn của cuộc sống con người. Nguyễn Minh Châu đã từng khẳng định: “Nhà văn không có quyền nhìn sự việc một cách đơn giản mà nhà văn cần phấn đấu đề đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”
2. Nhân vật Phùng:
Nét nổi bật ở người nghệ sĩ Phùng là một tâm hồn nhạy cảm và say mê cái đẹp. Ở Phùng còn là một tấm lòng trăn trở, lo âu về thân phận con người.
a. Nhận thức của Nghệ sĩ Phùng từ hai phát hiện ở bãi biển:
* Phát hiện thứ nhất của Phùng khi thuyền ở ngoài xa:: bức tranh nghệ thuật toàn bích.
– “Một cảnh đắt trời cho”.
– Toàn bích, tuyệt mĩ, tuyệt thiện.
– Bình lặng, đơn giản, hài hòa,…
– Nhìn bên ngoài, xa, phủ sương hồng.
– Bối rối, hạnh phúc, cái đẹp là đạo đức.
– Tâm hồn thăng hoa, bấm máy liên thanh, thu được nhiều bức ảnh đẹp.
– Hiện thực qua cách nhìn xa (tương ứng cách nhìn nhận, phản ánh đời sống của người nghệ sĩ: đơn giản, sơ lược, lý tưởng hóa, lãng mạn hóa, tô hồng hiện thực,…)
* Phát hiện thứ hai của Phùng khi thuyền vào tới bờ: bức tranh hiện thực đời sống con người:
+ Xấu xa, ác độc, bạo lực gia đình (tột đỉnh), cảnh đời cay đắng.
+ Dữ dội, phức tạp, đầy nghịch lí,…
+ Nhìn bên trong, gần, trần trụi trước mắt, xám xịt.
+ Choáng váng, chết lặng, phẫn nộ.
+ Vứt máy ảnh, ngăn cảnh bạo lực…
– Hiện thực qua cách nhìn gần (tương ứng cách nhìn nhận, phản ánh đời sống của nghệ sĩ: nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ “những điều trông thấy”,…)
b. Thông điệp nghệ thuật:
+ Hiện thực không đơn giản, bình lặng, tuyệt mĩ, toàn thiện như ta “tưởng” (từ trong lời văn nghệ thuật của tác giả). Cuộc sống bề bộn, phức tạp, đầy mẫu thuẫn,…
+ Đừng xa ngắm, đơn giản hóa hay lí tưởng hóa, lãng mạn hóa (đừng phủ sương hồng); hãy nhìn gần, nhìn thẳng, nhìn thật vào hiện thực. Nếu không, ngòi bút của anh sẽ không chạm tới được cái chân – thiện – mĩ đích thực, đủ đầy của hiện thực đời sống và nghệ thuật.
c. Đối thoại ngầm với cả một giai đoạn văn học:
– Chiếc thuyền ngoài xa: biểu trưng cho những giá trị và hạn chế của các sáng tác văn học giai đoạn 1945 – 1975.
– Chiếc thuyền vào gần: biểu trưng cho yêu cầu đổi mới văn học nghệ thuật thời bấy giờ. Vì vậy, tác phẩm được xem là: “Lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa”
3. Nhân vật người đàn bà hàng chài:
a. Vẻ đẹp tiềm ẩn của người đàn bà:
– Không tên tuổi cụ thể, gọi phiếm định “người đàn bà hàng chài”, “mụ”. Chỉ là một người vô danh như bao người đàn bà vùng biển khác, nhưng số phận con người ấy lại được tác giả tập trung thể hiện và được người đọc quan tâm nhất trong truyện ngắn này.
– Vóc dáng ngoại hình: Thô kệch, rỗ mặt, lúc nào cũng xuất hiện với “khuôn mặt mệt mỏi”- đó là hình anh một con người lam lũ, mất hết sinh lực, niềm vui, sức sống.
– Hoàn cảnh sống: Nghèo khổ, nhọc nhằn (lưng áo bạc phếch). Tâm lí mặc cảm, tự ti (dáng vẻ lúng túng)
⇒ Nhà văn thể hiện nỗi xót thương cho số phận con người ngay khi miêu tả ngoại hình, dáng vẻ của nhân vật.
– Nguyễn Minh Châu không chỉ dừng lại ở vẻ ngoài của nhân vật mà ngòi bút thấm đẫm tinh thần nhân đạo của ông đã lách thật sâu để khám phá cho được cái mạch ngầm hiện thực về số phận bất hạnh của người đàn bà hàng hàng.
+ Một người đàn bà bất hạnh, nhẫn nhục chịu đựng (người đàn bà bị đánh).
+ Người đàn bà chịu những nỗi đau khổ chồng chất: mệt mỏi sau những đêm thức trắng kéo lưới, chịu đựng những trận đòn của chồng, nơm nớp lo sợ con cái bị tổn thương khi phải chứng kiến cảnh bạo lực gia đình.
– Đằng sau cái vóc dáng thô kệch ấy, đằng sau cái vẻ ngoài rách rưới ấy, đằng sau cái hành động nhẫn nhịn ấy người đọc còn nhận ra vẻ đẹp tâm hồn, tính cách khuất lấp của người đàn bà hàng chài này.
+ Vẻ đẹp của một người từng trải sâu sắc: đẹp nhất nhưng đặc biệt nhất: Nguyên nhân vũ phu của người chồng: do hoàn cảnh ép buộc chứ không phải bản chất. Người đàn bà hàng chài cần một người đàn ông trên thuyền để chèo chống khi phong ba bão táp ập đến. Từ khi có Đảng, nhà nước cuộc sống còn bất cập: không hợp lý, không hợp lòng dân.
+ Vẻ đẹp khoan dung, nhân hậu, độ lượng: thiên chức của người phụ nữ:
- Chị tự nguyện cho chồng đánh, không kêu, không chống trả, không chạy trốn. Một kẻ ngu muội chìa lưng cho chồng đánh (cái nhìn từ xa).
- Nhìn vào tấm lưng bạc phếch (nhìn vào cái nghèo đói, đau khổ), ông ta thương vợ nên ông ta đánh vợ.
- Chị không trách chồng mà kéo tội lỗi về phía mình (vẻ đẹp nhân hậu của người phụ nữ Việt Nam).
- Chị chấp nhận những trận đòn như một cách giải tỏa những bức bách, u uất trong lòng người chồng. Chị hi sinh cao cả, chị hiểu chồng mình.
- Chị thấy trong chuyện này mình là người có lỗi.
– Vẻ đẹp tình mẫu tử thiêng liêng:
- Chị sống vì con. “Người đàn bà hàng chài chúng tôi sống cho con chứ không phải sống cho mình”.
- Khi vô tình để thằng bé Phác nhìn thấy cảnh trái ngang, vừa đau đớn, vừa xấu hổ. Van nài đứa con, ôm chầm lấy nó, sợ nó hành động dại dột với bố nó.
- Khi nhắc đến cảnh hòa thuận trên thuyền, chị hạnh phúc khi “ngồi nhìn đàn con chúng nó được ăn ngon”, “khuôn mặt xám xịt của mụ chợt ửng sáng lên như một nụ cười”.
- Tình thương con cũng như nỗi đau, cũng như cái sự thâm trầm trong việc hiểu thấu cái lẽ đời hình như chẳng bao giờ mụ để lộ ra bên ngoài”.
- Sự vỡ lẽ ấy chính là sự phá vỡ những quan niệm giản đơn về tình yêu, hạnh phúc, về lòng nhân ái, sự khoan dung…mang giá trị nhân bản sâu sắc.
– Chị là người từng trải và thấu hiểu:
- Cảnh khổ của chị là nỗi vất vả của người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông.
- Đám đàn bà hàng chài ở thuyền cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con …
- Đàn bà ở thuyền phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như trên đất được.
b. Nhận thức của nghệ sĩ Phùng (và chánh án Đẩu) từ câu chuyện của người đàn bà ở tòa án huyện:
* Câu chuyện của người đàn bà:
– Ban đầu: Sợ sệt, lúng túng, cách xưng hô nhún nhường, giọng điệu van xin khẩn thiết “Con lạy quý tòa,…xin … đừng bắt con bỏ nó”. Chị lấy đau đớn đánh đổi bằng mọi giá, sẵn sàng chịu đựng đau đớn, cay cực để không bỏ lão chồng vũ phu. Đẩu phẫn nộ, giận dữ, “không thể hiểu nỗi” (lặp lại 2 lần); Phùng ngột ngạt, bức bối, khó thở.
– Người đàn bà dứt khoát từ chối li hôn. Nguyên do từ chối li hôn:
+ Thứ nhất, gã chồng ấy là chỗ dựa quan trọng trong cuộc đời những người hàng chài như chị, nhất là khi biển động, phong ba.
+ Thứ hai, chị cần hắn, bởi vì còn phải cùng nhau nuôi những đứa con.
+ Thứ ba, trên thuyền, có những lúc vợ chồng, con cái sống hoà thuận, vui vẻ.
+ Thứ tư, chị còn hàm ơn và thấu rõ căn nguyên dẫn đến sự vũ phu, tàn nhẫn của chồng (Cuộc sống trên biển bấp bênh, đẻ nhiều, thuyền chật, nghèo đói bủa vây, có khi biển động hàng tháng cả vợ chồng, con cái chỉ toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối,…)
⇒ Nguyên nhân của sự thay đổi ấy là vì chị đã cảm nhận được thiện ý của hai người và có lẽ còn là sự cảm thông của chị cho sự nông nổi, hời hợt của họ.
* Sự ngộ ra, vở lẽ ra trong nhận thức của Phùng và Đẩu:
– Về người đàn bà:
+ Ẩn dấu bên trong ngoại hình xấu xí, thô kệch là tình yêu thương chồng, con vô hạn, cảm động, thiêng liêng, là 1 tấm lòng nhân hậu, vị tha, bao dung, độ lượng, giàu đức hi sinh, biết chắt chiu niềm vui, nâng niu những hạnh phúc giản dị, đời thường.
+ Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục nhưng không hề vô lí là một người phụ nữ có khát vọng hạnh phúc, can đảm, cứng cõi, bản lĩnh.
+ Phía sau vẻ quê mùa, nhếch nhác, thất học là 1 người phụ nữ thầm trầm, kín đáo, từng trải, sâu sắc, thấu hiểu lẽ đời. Vùi sâu trong nỗi đau, bi kịch là cái hạt ngọc tâm hồn người đàn bà hàng chài. Kết tinh, hội tụ vẻ đẹp tâm hồn cao cả, cảm động của những người phụ nữ Việt Nam xưa nay.
– Về lão đàn ông:
+ Trong con mắt của người đàn bà: sự độc dữ có căn nguyên từ hoàn cảnh sống khắc nghiệt làm tha hóa tính cách. Chị là người thấu hiểu, bao dung, vị tha; vừa là tội nhân vừa là nạn nhân.
+ Đẩu, Phùng và thằng bé Phác mới chỉ thấy được một khía cạnh ở người đàn ông hàng chài này, đó là sự độc ác, tàn nhẫn, ích kỷ. Thái độ của họ đối với anh ta là kịch liệt phản đối. Không thể nhìn người và nhìn đời một phía, phải hiểu căn nguyên sâu xa dẫn đến hành vi để nhận xét, đánh giá đúng bản chất.
– Về chính mình của Phùng và Đẩu:
+ Cái nhìn còn đơn giản, dễ dãi, hời hợt, một chiều về cuộc đời và con người. + Bất lực, không thể giải phóng con người ra khỏi đói nghèo, túng quẫn và bạo lực gia đình, sự tha hóa,… chỉ bằng lòng tốt, đạo lí hay pháp luật, …
+ Đó là tình yêu, nỗi lo, sự khắc khoải cho những phận người nhỏ nhoi trong cuộc mưu sinh, tìm kiếm hạnh phúc đầy nhọc nhằn trong đời sống còn tiềm ẩn nhiều nghịch lí, bi kịch thời hậu chiến.
* Thông điệp được gửi gắm từ sự phản tỉnh, ngộ ra của Phùng và Đẩu:
+ Tiếp cận hiện thực đời sống ở bề sâu, bề sau, bề xa là bài học, là trách nhiệm, cũng là lương tâm của người làm nghệ thuật.
+ Sự thay đổi trong quan niệm con người.
+ Bài học nhân sinh, triết lí sâu sắc từ những nghịch lí trong đời sống.
+ Nỗi khắc khoải, âu lo, trăn trở cho những phận người thời kì hậu chiến.
5. Ý nghĩa tấm ảnh trong bộ lịch năm ấy:
a. Tả thực:
+ Là bức ảnh đen trắng về thuyền và biển
+ Là cảnh đắt trời cho, là sản phẩm kì diệu của tạo hóa mà nghệ sĩ chớp lấy, thu vào ống máy sau nhiều ngày săn tìm cái đẹp.
⇒ Bức ảnh ấy là tác phẩm nghệ thuật toàn bích, hoàn mĩ, là kết tinh của sự tạo tuyệt vời và sự thăng hoa cảm xúc thẩm mĩ của nghệ sĩ kết hợp với vẻ đẹp tuyệt mĩ của ngoại cảnh, bới vậy được chọn trong bộ lịch năm ấy và mãi mãi về sau nó vẫn đc treo ở nhiều nơi, nhất là ở những gia đình sành nghệ thuật.
b. Ý nghĩa biểu tượng:
+ Ngắm kĩ thấy màu sương mai hồng hồng: Là hiện thân của chất thơ, vẻ đẹp lãng mạn của cuộc sống, là biểu tượng của nghệ thuật.
+ Nhìn lâu thấy người đàn bà bước ra từ bức ảnh là hiện thân của những lam lũ, khốn khổ, nghèo đói, cay cực, lạc hậu, thất học, nhếch nhác của những phận người trong cuộc sống đời thường. Đó là bản thân của hiện thực, mọt hiện thực đầy nham nhở, góc cạnh, khắc nghiệt nhiều khi bị che khuất bởi vẻ đẹp tuyệt mĩ bên ngoài, nó là sự thật đằng sau bức tranh.
Đây là biểu tượng thực tế của cuộc sống còn nhiều uẩn khúc, nghịch lí không dễ gì nắm bắt, khám phá, lí giải. Nhà văn quan niệm nghệ thuật chân chính không bao giờ rời xa cuộc đời và phải là cuộc đời, luôn luôn vì cuộc đời.
– Hành trình từ bức ảnh đen trắng đến ngắm kĩ, nhìn lâu,… cũng là hành trình sáng tạo, là cách tiếp cận hiện thực đời sống ở bề sâu, bề xa, ở nhiều tầng vỉa của nghệ sĩ. Muốn vậy, nghệ sĩ phải dấn thân, nhập cuộc, phải lặn vào đáy sâu cuộc đời mới sáng tạo ra nghệ thuật đích thực và cần thiết đối với con người. Đó là sứ mệnh cao cả của nhà văn chân chính.
- Kết bài:
Với sự cách tân đổi mới trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật Nguyễn Minh Châu đã tạo nên tác phẩm xuất sắc. Không lấy những người hùng làm nhân vật trung tâm mà đi sâu tìm tòi, phát hiện vẻ đẹp ở những con người bình thường. Chiếc thuyền ngoài xa là những đúc kết thấu đáo về nghệ thuật và con người: về con người, phải nhìn nhận đa chiều, đa diện, không nên đánh giá phiến diện, một chiều; về nghệ thuật: nghệ thuật chân chính phải gắn liền với cuộc đời, xuất phát từ cuộc đời và quay trở lại phục vụ cho cuộc đời. Từ câu chuyện về bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, tác phẩm mang đến một bài học đúng đắn về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: cách nhìn nhận đa diện, đa chiều, phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng.