dan-bai-phan-tich-qua-trinh-tha-hoa-cua-nhan-vat-chi-pheo

Dàn bài: Phân tích quá trình tha hóa của nhân vật Chí Phèo

Phân tích quá trình tha hóa của Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của Nam Cao

I/ Mở bài:

–  Nam Cao ( 1917- 1951) , là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam ở cả hai giai đọan trước và sau Cách mạng tháng Tám.Ông là một nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ,có tấm lòng đôn hậu,chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ.

–  Đặc biệt, đến với truyện ngắn “Chí Phèo”, một trong những truyện ngắn viết về đề tài người nông dân nghèo trước CMT8 của Nam Cao, chúng ta không thể không cảm thông và xót xa, đau đớn trước bi kịch trong cuộc đời của nhân vật Chí Phèo bị chế độ TDPK đẩy vào con đường tha hóa.

II/ Thân bài:

1. Trước hết, Chí Phèo từ một người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành thằng lưu manh:

* Trước khi bị bắt đi ở tù:

– Chí là một người nông dân nghèo khổ, lương thiện như nhiều nông dân khác.Hắn nguyên là một đứa trẻ mồ côi,  được người dân làng Vũ Đại đem về nuôi.Năm 20 tuổi ,Chí làm canh điền cho nhà Lý Kiến : Khỏe mạnh nhưng hắn “hiền lành như đất”, thậm chí còn nhút nhát.Chính Bá Kiến ( khi đó còn là Lý Kiến) đã tận mắt chứng kiến cảnh Chí “vừa bóp đùi cho bà Ba vừa run run..”

– Chí từng có một mơ ước giản dị và lương thiện như trăm ngàn người dân khác : “một gia đình nho nhỏ.Chồng cuốc mướn, cày thuê.Vợ dệt vải .Chúng lại bỏ một con lợn nuôi làm vốn liếng.Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”.

– Chí còn là người biết tự trọng.Vì tự trọng nên anh nông dân 20 tuổi ấy đã thấy nhục khi bị bà Ba Bá Kiến sai làm những việc “không chính đáng”.Để rồi, chỉ vì một cơn ghen của Bá Kiến mà Chí Phèo lập tức phải vào tù.

* Sau khi ra tù :

Chí trở về làng sau 7,8 năm ở nhà tù thực dân. Cái nhà tù tàn bạo ấy đã biến Chí từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện thành một thằng lưu manh, biến dạng cả về nhân hình lẫn nhân tính :

+ Về nhân hình :Chí mang hình dáng của một thằng lưu manh với “cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen và rất cơng cơng, hai mặt gườm gườm trông gớm chết… Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy”.

+ Về nhân tính : Chí không còn “hiền như đất” nữa, mà hắn trở nên “ung hăng”, “liều lĩnh“. Hành động và lời nói của hắn là của một một tên đầu bò chính cống  : “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều”, “rồi say khướut, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà Bá Kiến gọi tên tục ra mà chửi”. Hắn vừa rạch mặt vừa ăn vạ…liều lĩnh, chửi bới.

Cứ vậy,Chí chìm ngập trong những cơn say : ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, thức dậy vẫn còn say…Cuộc đời Chí là những cơn say dài vô tận

2. Không dừng ở đó, Chí cứ trượt dài trên tội ác để rồi từ một thằng lưu manh chí trở thành “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” :

– Sau lần ăn vạ thứ 2 ở nhà Bá Kiến, Chí đã bị tên địa chủ lọc lừa, ác bá ấy lợi dụng trở thành tay sai cho Bá Kiến.Chí lại tiếp tục triền miên trong những cơn say .Và “hắn say thì hắn làm bất cứ cái gì người ta sai hắn làm », « Hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập nát bao nhiêu cảnh yên vui, đạp đổ biết bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu và nước mắt của bao nhiêu người dân lương thiện” để rồi trở thành con quỷ dữ  trong con mắt và suy nghĩ của dân làng Vũ Đại từ lúc nào không hay.

– Cái mặt của Chí “không còn là mặt người “, “nó là mặt của một con vật lạ …cái mặt vàng vàng mà muốn xạm màu gio ; nó vằn ngang vằn dọc , không thứ tự biết bao nhiêu là sẹo”.

III/ Kết bài :

Tóm lại, hình tượng Chí Phèo có ý nghĩa điển hình  cho số phận của những cố nông bị lưu manh hóa. Qua sự tha hóa của Chí Phèo , Nam Cao đã khẳng định một sự thật đau đớn ở nông thôn Việt Nam trước CMT8 : đó là hiện tượng người nông dân lương thiện,bị xã hội phi nhân tính chà đạp về tinh thần, về thể xác và cướp đi cả hình hài lẫn tính người. Từ đó, nhà văn gián tiếp tố cáo các thế lực thống trị TDPK đã gây ra bao tội ác đối nhân dân ta.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang