Đề thi học sinh giỏi văn 9 – bộ 2

Đề thi học sinh giỏi văn 9 – bộ 2

Câu 1 (4 điểm): Chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ được sử dụng trong ví dụ sau:

“Từ ấy trong tôi bằng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

(Từ ấy – Tố Hữu)

Câu 2: (2 điểm) Viết đoạn văn khoảng 5 -7 câu theo cách diễn dịch với câu chủ đề: “Chị Dậu trong “Tắt đèn” (Ngô Tất Tố) là người phụ nữ yêu chồng, thương con tha thiết.”

Câu 3 (14 điểm)

Khi đọc tập thơ “Nhật kí trong tù” của Hồ Chí Minh, nhà thơ Hoàng Trung Thông đã viết:

“Tôi đọc trăm bài trăm ý đẹp
Ánh đèn tỏa rạng mái đầu xanh
Vần thơ của Bác vần thơ thép
Mà vẫn mênh mông bát ngát tình.”

Em hiểu bốn câu thơ trên như thế nào? Chọn và phân tích những thơ tiêu biểu trong “Nhật kí trong tù” để làm sáng tỏ ý thơ trên.


* Gợi ý làm bài:

Câu 1 (4 điểm)

– Các biện pháp tu từ trong đoạn thơ cần phân tích là

+ Ẩn dụ : “bừng nắng hạ, mặt trời chân lí”

+ So sánh:

“Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

– Giá trị nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn thơ:

+Ẩn dụ: “bừng nắng hạ” – Tác giả ngầm ví lí tưởng cộng sản như mặt trời rực rỡ tác động đến tác giả.

+ So sánh“Hồn tôi là một vườn hoa lá…”: tâm hồn tác giả tràn đầy sức sống mới từ khi bắt gặp lí tưởng cộng sản.

Niềm vui sướng, hạnh phúc của tác giả khi bắt gặp lí tưởng cộng sản, lí tưởng cách mạng đã làm thay đổi tâm hồn, thay đổi cuộc sống của tác giả.

– Trên cơ sở phát hiện HS phân tích được cái hay, cái đẹp của các chi tiết trong đoạn thơ để làm toát lên nội dung.

Thang điểm:

Câu 1: (4 điểm)

– Phát hiện đầy đủ các chi tiết trên cho 2 điểm

– Phần phân tích cho tối đa 2 điểm, còn lại tùy mức độ bài làm GK cho điểm hợp lí.

Câu 2: (2 điểm)

HS viết được đoạn văn theo kiểu diễn dịch có câu chủ đề đứng ở đoạn đầu, đảm bảo các câu trong đoạn làm rõ cho câu chủ đề.

– Cho điểm:

+ Đoạn viết không đúng kiểu diễn dịch: không cho điểm

+ Đoạn viết đúng: tùy theo mức độ để GK cho điểm phù hợp.

Câu 3: (14 điểm)

Yêu cầu chung:

  1. Thể loại: Nghị luận giải thích kết hợp với chứng minh.
  2. Bố cục: Đủ 3 phần, sắp xếp các ý hợp lí.
  3. Diễn đạt trôi chảy, lập luận chặt chẽ, câu từ chính xã, không sai lỗi chính tả.
  4. Nội dung đảm bảo các ý sau:

* Mở bài:

Giới thiệu khái quát về tập “Nhật kí trong tù”, dẫn 4 câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông.

* Thân bài:

– Giải thích 4 câu thơ của nhà thơ Hoàng Trung Thông:

+ Thơ Bác bài nào cũng đẹp, mỗi bài đẹp một vẻ khác nhau. (ý 1)

+ Thơ Bác như ánh đèn giúp ta hiểu thêm về Bác. (ý 2)

+ Thơ Bác là mang chất thép của người cộng sản nhưng vẫn bát ngát tình. (ý 3)

– Chứng minh để làm sáng tỏ ý thơ đã giải thích ở trên (ý 1, 2, 3)

(Lưu ý: ý 3 là ý cơ bản)

Căn cứ vào từ phần để HS lấy dẫn chứng phù hợp, không hạn chế số bài và bài cụ thể, chủ yếu là các bài thơ trong Nhật kí trong tù.

VD: Có thể lấy các bài thơ như: Chiều tối, GIải đi sớm, Cảnh chiều hôm, Ngắm trăng, Đi đường, Trời hứng…

– Liên hệ, mở rộng: Lấy thêm các dẫn chứng có liên quan đến đề bài, nêu suy nghĩ sâu sắc của e về thơ Bác, con người, cuộc đời Bác.

* Kết bài:

Khẳng định ý thơ của Hoàng Trung Thông là hoàn toàn đúng, tình cảm của em với tập thơ Nhật kí trong tù cũng như với Bác kính yêu.

Cho điểm:

+ Làm như yêu cầu: 14 điểm

+ Làm đúng thể loại nhưng giải thích, chứng minh đôi chỗ chưa sâu sắc, câu từ chưa chính xác… tùy từng bài GK linh hoạt cho điểm phù hợp.

Lưu ý: Từng câu và tổng điểm không làm tròn số.

Qua bài thơ Chiều tối, hãy làm rõ: Vần thơ của Bác, vần thơ thép…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang