TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ (HÒA BÌNH) | ĐỀ THI CHỌN HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10 NĂM 2019 |
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT | Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian phát đề) ( Đề thi gồm 01 trang) |
Câu 1(8đ):
Nguyễn Quang Thiều đã chia sẻ câu chuyện thật về đứa con thiểu năng của nhà văn Nhật Bản, Kenzaburo Oe (giải Nobel Văn học ) trong một bài viết như sau:
“Đứa con trai của ông lên tám tuổi mà không có khả năng nói. Vào một mùa hè, Oe đưa con đến nghỉ ở một vùng rừng. Chiều chiều, ông thường cõng con từ khu nhà nghỉ đi trên một con đường nhỏ men theo cánh rừng. Từ cánh rừng chiều chiều ấy, tiếng chim đỗ quyên vọng ra da diết và quyến rũ.
Bỗng một chiều, đứa con trai ông bỗng kêu lên: “Bố ơi, chim kêu”. Ông sững người lại kinh hoàng. Ông đặt đứa con xuống và quay lại nhìn nó. Phép thiêng nào đã giúp con trai ông biết nói. Cuối cùng ông đã nhận ra chính thiên nhiên kỳ vỹ với muôn vàn phép lạ mà chúng ta không biết hoặc không tin đã ban phước cho con trai ông. Cái thế giới đô thị nhiều lúc như ngạt thở, như điên loạn cho dù với những phòng thí nghiệm và khám chữa bệnh tối tân cũng không giúp được đứa bé. Nhưng thiên nhiên đã làm được những điều tựa phép thiêng ấy.”
Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về “phép thiêng” được nhắc đến trong câu chuyện trên?
Câu 2(12đ):
Nhà văn Nguyễn Đình Tú cho rằng: “Nhà văn xét cho cùng, chỉ sống một phần bằng vào sự trải nghiệm thôi, nhà văn tồn tại bằng trí tưởng tượng của mình.” (Hồ Huy Sơn – Nhà văn tồn tại bằng trí tưởng tượng)
Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh (chị) về các tác phẩm đã học trong chương trình lớp 10 hãy làm sáng tỏ?
….…………………….HẾT………………………
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG VĂN THỤ (HÒA BÌNH) | ĐỀ THI CHỌN HSG TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG MÔN NGỮ VĂN – KHỐI 10 NĂM 2019 |
HƯỚNG DẪN CHẤM | Thời gian làm bài: 180 phút ( Đề thi gồm 01 trang) |
Câu | Nội dung chính cần đạt: | Điểm |
1 | Nguyễn Quang Thiều đã chia sẻ câu chuyện thật về đứa con thiểu năng của nhà văn Nhật Bản, Kenzaburo Oe (giải Nobel Văn học ) trong một bài viết như sau: “Đứa con trai của ông lên tám tuổi mà không có khả năng nói. Vào một mùa hè, Oe đưa con đến nghỉ ở một vùng rừng. Chiều chiều, ông thường cõng con từ khu nhà nghỉ đi trên một con đường nhỏ men theo cánh rừng. Từ cánh rừng chiều chiều ấy, tiếng chim đỗ quyên vọng ra da diết và quyến rũ. Bỗng một chiều, đứa con trai ông bỗng kêu lên: “Bố ơi, chim kêu”. Ông sững người lại kinh hoàng. Ông đặt đứa con xuống và quay lại nhìn nó. Phép thiêng nào đã giúp con trai ông biết nói. Cuối cùng ông đã nhận ra chính thiên nhiên kỳ vỹ với muôn vàn phép lạ mà chúng ta không biết hoặc không tin đã ban phước cho con trai ông. Cái thế giới đô thị nhiều lúc như ngạt thở, như điên loạn cho dù với những phòng thí nghiệm và khám chữa bệnh tối tân cũng không giúp được đứa bé. Nhưng thiên nhiên đã làm được những điều tựa phép thiêng ấy.” Hãy viết một bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh (chị) về “ | 8,0 |
* Đây là dạng đề mở. Thí sinh có quyền tự do trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau. Tuy nhiên, cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: – Về hình thức và kĩ năng: Trước hết, thí sinh cần phải xác định đây là đề nghị luận xã hội. Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng phải phù hợp và nhuần nhuyễn. Đồng thời, thí sinh cũng được tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải nghiệm của riêng mình để thuyết phục người đọc về sự lựa chọn của mình. | ||
I/ Mở bài : Giới thiệu vấn đề, trích dẫn câu chuyện. | 0,5 | |
II/ Thân bài: a.Giải thích câu chuyện – Đây là một câu chuyện có thật kể về đứa con bị thiểu năng của nhà văn Nhật Bản. Đứa trẻ lên tám tuổi nhưng chưa hè biết nói. Ông đã đưa con đi đến những phòng khám chữa bệnh tối tân nhất nhưng vẫn không thể giúp con biết nói. Và tưởng như đứa trẻ tội nghiệp sẽ không bao giờ cất tiếng nói. Nhưng kì diệu thay, khi đến một vùng rừng núi, nghe thấy tiếng chim đỗ quyên da diết, đứa trẻ đã cất lên tiếng nói đầu tiên “Bố ơi, chim kêu”. Nhà văn gọi đó là “phép thiêng” – là phép lạ kì diệu mà con trai ông nhận được từ thiên nhiên. – “Phép thiêng” ở đây là điều kì diệu, nằm ngoài khả năng cũng như sự tưởng tượng của con người. Chỉ có thiên nhiên mới có thể mang lại những điều kì diệu như “phép thiêng” ấy cho con người mà thôi! | ` 1,5 | |
b. Bình luận: Học sinh có thể lập luận theo nhiều cách khác nhau song cần phải làm sáng rõ cách hiểu phép thiêng của tự nhiên, vai trò tuyệt diệu của tự nhiên với lập luận và dẫn chứng thuyết phục. Lập luận cần có những ý cơ bản sau: – Thiên nhiên là môi trường tự nhiên bao quanh con người, cho con người có đủ điều kiện để tồn tại và phát triển cả thể chất lẫn tâm hồn. – Biểu hiện phép thiêng của thiên nhiên trong cuộc sống: Cho con người có nguồn dưỡng khí để tồn tại, có nước để uống, có đất đai để nuôi trồng thức ăn; Cho con người cảm giác thư thái, thanh thản, giải toả stress; Giúp con người hướng thiện; Khơi dậy những khả năng tiềm ẩn, chữa lành những vết thương tinh thần,… (Dẫn chứng) – Làm thế nào để phép thiêng ấy hiển hiện? + Thay vì coi thiên nhiên như kẻ thù, cần phải nâng niu, trân trọng tự nhiên, coi tự nhiên như “Mẹ”, như “bạn”, ứng xử nhân văn với tự nhiên. + Lên án mạnh mẽ những hành vi đối xử độc ác với tự nhiên: chặt phá rừng bừa bãi, vứt rác thải làm huỷ hoại mỗi trường,… + Cần có những việc làm thiết thực để gìn giữ, phát triển tự nhiên: trồng cây gây rừng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của môi trường, … | 3,5 | |
c/ Mở rộng: – Phép thiêng từ thiên nhiên chỉ có thể được xuất hiện khi con người biết giữ mối quan hệ hài hoà, gần gũi với thiên nhiên. Thái độ của con người với tự nhiên sẽ tỉ lệ vơí những phép thiêng con người được thiên nhiên ban tặng. – Muốn phát triển bền vững, mỗi quốc gia và cả nhân loại cần phải nỗ lực để gìn giữ, phát triển môi trường thiên nhiên. | 2,0 | |
III/ Kết bài: Khẳng định lại ý nghĩa của “phép thiêng” kì diệu mà thiên nhiên dành tặng con người. * Lưu ý: Vẫn đánh giá cao những bài viết học sinh chỉ đi sâu vào phân tích, bình luận một vấn đề như biểu hiện của phép thiêng mà thiên nhiên tạo ra. hay vai trò của phép thiêng đối với cuộc sống con người hoặc giải pháp để nhận được nhiều phép thiêng từ thiên nhiên. Quan trọng là lập luận chặt chẽ, quan điểm rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục | 0,5 | |
2 | Nhà văn Nguyễn Đình Tú cho rằng: “Nhà văn xét cho cùng, chỉ sống một phần bằng vào sự trải nghiệm thôi, nhà văn tồn tại bằng trí tưởng tượng của mình.” Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào? Bằng hiểu biết của anh (chị) về các tác phẩm đã học trong chương trình lớp 10 hãy làm sáng tỏ? | 12,0 |
Thí sinh có quyền triển khai bài làm của mình theo những hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: | ||
I/ Mở bài : Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề | 0,5 | |
II/ Thân bài : 1/ Giải thích ý kiến: – Nhà văn: là người nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật – Sự trải nghiệm: là vốn sống phong phú chứa đựng những hiểu biết của nhà văn vào cuộc đời. “Chỉ sống một phần’ – tức đây chỉ là một tiêu chí nhỏ góp phần làm nên một nhà văn thực sự – Trí tưởng tượng: là một quá trình tâm lí phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm của cá nhân bằng cách xây dựng những hình ảnh mới dựa trên cơ sở của những biểu tượng đã có. “nhà văn tồn tại bằng’’ – có nghĩa đây là tiêu chí góp phần tạo nên sự sống còn trên con đường nghệ thuật của nhà văn. ⇒ Ý kiến của nhà văn Nguyễn Đình Tú bàn về hai yếu tố góp phần làm nên một nhà văn lớn đó là vốn sống phong phú và năng lực tư duy tưởng tượng. Trong đó, trí tưởng tượng được coi là yếu tố nền tảng quyết định sự thành công hay thất bại của nhà văn. | 1,5 | |
2. Phân tích, chứng minh: – Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn có cơ sở – Chứng minh: Học sinh kết hợp kiến thức lí luận và kiến thức văn học để chứng minh. + Văn học là tấm gương phản chiếu hiện thực cuộc sống, do đó “sự trải nghiệm” – những hiểu biết của nhà văn về cuộc sống là yêu cầu không thể thiếu đối với người cầm bút. Vốn sống phong phú sẽ cho nhà văn những nhận thức sâu sắc về cuộc đời, con người, có nhiều đề tài để khai thác khi sáng tác… + Nhưng văn học còn là lĩnh vực của cái độc đáo, nếu không có trí tưởng tượng, nhà văn sẽ chỉ có thể phản ánh cuộc sống với những bức tranh quen thuộc, dựa trên những hình ảnh quen thuộc. Điều đó sẽ khiến các tác phẩm nhà văn tạo ra không thể gây được ấn tượng với người đọc, tên tuổi của anh ta sẽ nhanh chóng bị lãng quên. Muốn sống được trên con đường nghệ thuật nhà văn buộc phải có tư duy tưởng tượng để sáng tạo nên những điều mới mẻ. Đi nhiều, quan sát lắm song không có khả năng sâu chuỗi những hình ảnh đã biết, tạo nên những điều chưa biết thì nhà văn không thể thành công với nghề. + Người đọc khi đến với một tác phẩm nghệ thuật nào cũng mong muốn sẽ khám phá được những điều mới mẻ. Một nhà văn có vốn sống và trí tưởng tượng phong phú chắc chắn sẽ thoả mãn được nhu cầu của người đọc mình, không phải nhất thời mà xuyên suốt hành trình sáng tạo. – Để làm sáng tỏ, học sinh có thể lựa chọn các tác phẩm văn học trong chương trình lớp 10 để chứng minh. Tuy nhiên, dẫn chứng phải làm sáng tỏ được lập luận, nổi bật được vấn đề. * Lưu ý: Trong đề này, không quá nặng về kiến thức lý luận mà cần đánh giá cao sự thông minh, sắc sảo của học sinh trong việc chọn và phân tích dẫn chứng. | 6,5 | |
3/ Bình luận: – Ý kiến trên hoàn toàn có cơ sở trên nền tảng lí luận cũng như thực tế văn học. Yếu tố trải nghiệm và tưởng tượng luôn là những yếu tố cần thiết để một người hoạt động nghệ thuật có thể khẳng định được tên tuổi của mình. Trong đó, năng lực tưởng tượng đóng vai trò then chốt để tạo nên những hình ảnh biểu tượng mới, những nhận thức mới, hấp dẫn người đọc. Tuy nhiên, bên cạnh hai yếu tố này còn phải kể đến nhiều yếu tố khác như: tài năng, tâm huyết, khả năng quan sát, ghi nhớ, năng lực ngôn từ,… Tuỳ vào năng lực khác nhau của mỗi nhà văn mà các yếu tố này sẽ đóng vai trò khác nhau trong việc tạo nên tên tuổi của nhà văn ấy. – Bài học: + Với người sáng tác: Ngoài việc đi nhiều, để có nhiều hiểu biết về cuộc sống, muốn sống được với nghề nhà văn còn cần mài sắc những năng lực tư duy cần thiết để tạo nên dấu ấn riêng của bản thân, đặc biệt là tư duy tưởng tượng. Tuy nhiên, mọi kết quả tưởng tượng chỉ thực sự có giá trị nếu như nó xuất phát từ hiểu biết về cuộc đời, từ khát khao muốn đóng góp vào sự thay đổi cuộc sống, con người theo hướng tích cực của nhà văn. + Với người đọc: Cần trân trọng bức tranh cuộc sống hiện thực được phản ánh trong tác phẩm. Tuy nhiên cần đề cao hơn những khám phá, sáng tạo từ hình thức đến nội dung nhà văn tạo nên được trong các sáng tác của họ. Không chỉ nhà văn cần phát triển tư duy tưởng tượng mà người đọc khi khám phá tác phẩm cũng cần phát huy khả năng tưởng tượng, hoá thân vào tác phẩm để có những phát hiện trọn vẹn nhất. + Với lịch sử văn học: Nghiên cứu về các tác giả văn học cần đặc biệt đề cao năng lực tư duy tưởng tượng, tìm ra cách thức để phát huy năng lực này ở nhà văn trong quá trình sáng tác. | 3,0 | |
III/ Kết bài: Khẳng định tầm quan trọng của niềm băn khoăn, trăn trở trước những giá trị sống ở nhà văn trong quá trình sáng tạo | 0,5 |