ĐỀ THI TỐT NGHIỆP THPT
MÔN NGỮ VĂN.
|
I. ĐỌC HIỂU: (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Đọc văn bản sau:
Trong mỗi chúng ta dường như luôn tồn tại hai con người đối lập. Khi ta làm một việc gì, một con người sẽ ủng hộ quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “ Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. Tuy nhiên, đừng vội nản lòng hoặc quá khắc khe với bản thân trước những lời tự vấn ấy. Hãy xem đó là dấu hiệu cho thấy ta đang bắt đầu thay đổi. Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiếu thấu đáo việc mình đang làm.
Khi ta yêu cầu bản thân thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn thì rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta, chúng liên tục phát tín hiệu rằng ta không thể làm được việc đó, rằng việc đó không xứng đáng để ta bận lòng…những lúc như vậy, hãy tỉnh táo suy xét tình hình, hiểu rõ những rào cản tâm lý và tự tin vào những quyết định của bản thân. Đừng quên rằng, thay đổi đồng nghĩa với việc phát triển đang bắt đầu diễn ra.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai – Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.57)
Câu 1: Hai con người đối lập mà tác giả nhắc đến trong văn bản là những con người như thế nào?
Câu 2: Theo tác giả, điều gì sẽ xảy ra khi ta tự yêu cầu bản thân phải thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực, mang tính chất xây dựng nhiều hơn?
Câu 3: Văn bản trên đề cập đến nội dung gì?
Câu 4: Anh/Chị có đồng tình với ý kiến của tác giả: Thiếu đi tiếng nói ngăn cản, ta sẽ không thể hiểu thấu đáo việc mình đang làm? Tại sao?
II. Làm văn (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm)
Từ nội dung đoạn trích của phần Đọc hiểu, hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày ý kiến của anh/chị về mối quan hệ giữa sự thay đổi và thành công của con người trong cuộc sống.
Câu 2: (5điểm)
Cảm nhận của anh/ chị về chi tiết bát cháo hành trong truyện Chí Phèo (Nam Cao) và bát cháo cám trong truyện Vợ nhặt (Kim Lân).
…………Hết………..
ĐÁP ÁN.
I. ĐỌC HIỂU: | 3,0 |
1. Hai con người đối lập mà tác giả nhắc đến trong văn bản: một con người sẽ ủng hộ quyết định ta đưa ra và ngược lại, một con người lại lên tiếng phản đối, đưa ra những câu hỏi như: “Việc mình làm có đúng hay không?”, “ Quyết định như thế đã chính xác chưa?”. | 0,5 |
2. Theo tác giả, có rất nhiều rào cản sẽ hình thành trong tâm trí ta Khi ta yêu cầu bản thân thay đổi cách nhìn nhận mọi việc và rèn luyện một thế giới quan tích cực | 0,5 |
3. Nội dung của văn bản: Ý nghĩa của những lười tự vấn/ Ý nghĩa của tiếng nói ngăn cản trong mỗi con người… | 1,0 |
4. Có thể đồng tình/ không đồng tình/ đồng tình một phần với ý kiến của tác giả. Miễn là thí sinh có cách lý giải thuyết phục. | 1,0 |
II. LÀM VĂN: | 7,0 |
Câu 1 | 2,0 |
1.1/ Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức (sách vở, đời sống) và kỹ năng tạo lập đoạn văn để làm bài. Đoạn văn phải đúng hướng, rõ ràng, chặt chẽ, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | |
1.2/ Yêu cầu cụ thể: | |
a/ Đảm bảo cấu trúc một đoạn nghị luận. | 0.25 |
b/ Xác định đúng vấn đề nghị luận: Mối quan hệ giữa thay đổi và thành công của con người. | 0,25 |
c/ Triển khai vấn đề cần nghị luận: Định hướng chính: – Thay đổi và thành công của con người trong cuộc sống có mối quan hệ thân thiết với nhau. – sự thay đổi sẽ giúp con người trưởng thành hơn. – Thành công sẽ tạo động lực cho những thay đổi mang tính tích cực của con người. | 1.0 |
d/ Chính tả, dung từ , đặt câu: Đảm bảo chuẩn chı́ nh tả , ngữ nghĩa, ngữ phá p tiếng Viêt. | 0,25 |
e/ Sáng tạo Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận | 0,25 |
Câu 2 | 5,0 |
2.1/ Yêu cầu chung: – Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kỹ năng để tổ chức bài văn nghị luận văn học. – Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp. | |
2.2/ Yêu cầu cụ thể: | |
1/ Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: | 0,25 |
2/ Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận hai hình ảnh Bát cháo hành và Bát cháo cám trong hai tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao và Vợ nhặt của Kim Lân. | 0,5 |
3/ Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, thể hiện sự phân tích sắc sảo và vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặc chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng | |
a/ Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận b/ Nêu và cảm nhận được ý nghĩa về nội dung và giá trị nghệ thuật của hai hình ảnh: * Hình ảnh Bát cháo hành: – Xuất hiện ở phần giữa truyện. Chí say rượu, gặp Thị Nở ở vườn chuối. Khung cảnh hữu tình của đêm trăng đã đưa đến mối tình Thị Nở – Chí Phèo. Sau hôm đó, Chí bị cảm. Thị Nở thương tình đã về nhà nấu cháo hành mang sang cho hắn. * Ý nghĩa: – Về nội dung: + Thể hiện tình yêu thương của Thị Nở dành cho Chí + Là hương vị của hạnh phúc, tình yêu muộn màng mà Chí được hưởng + Khơi dậy niềm khao khát được làm hoà với mọi người, hi vọng vào một cơ hội được trở về với cuộc sống lương thiện. Như vậy, bát cháo hành đã đánh thức nhân tính bị vùi lấp lâu nay ở Chí. – Về nghệ thuật: + Là chi tiết rất quan trọng thúc đẩy sự phát triển của cốt truyện, khắc họa sâu sắc nét tính cách, tâm lí và bi kịch của nhân vật. + Góp phần thể hiện sinh động tư tưởng Nam Cao: tin tưởng vào sức mạnh cảm hoá của tình người. * Hình ảnh nồi cháo cám: – Sự xuất hiện: Hình ảnh này xuất hiện ở cuối truyện, trong bữa cơm đầu tiên đón nàng dâu mới của gia đình bà cụ Tứ. * Ý nghĩa: Về nội dung: + Đối với gia đình Tràng, nồi cháo cám là món ăn xua tan cơn đói, là món ăn duy nhất của bữa tiệc cưới đón nàng dâu mới về. Qua đó, tác giả đã khắc sâu sự nghèo đói, cực khổ và rẻ mạt của người nông dân trong nạn đói 1945. + Qua chi tiết nồi cháo cám, tính cách của nhân vật được bộc lộ: Về nghệ thuật: Chi tiết góp phần bộc lộ tính cách các nhân vật, thể hiện tài năng của tác giả Kim Lân trong việc lựa chọn chi tiết trong truyện ngắn. c. Đánh giá + Cả hai hình ảnh đều là biểu tượng của tình người ấm áp. + Đều thể hiện bi kịch của nhân vật và hiện thực xã hội: Ở “Chí Phèo” là bi kịch bị cự tuyệt quyền làm. Ở “Vợ nhặt”, số phận con người cũng trở nên rẻ mạt. + Hình ảnh bát cháo hành trong Chí Phèo và bát cháo cám trong Vợ nhặt đều là những hình ảnh đặc sắc, góp phần thể hiện rõ nét nội dung tư tường của các tác phẩm và tài năng của các nhà văn. + Đều thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc, cái nhìn tin tưởng vào sức mạnh của tình yêu thương con người của các nhà văn. – Khác nhau: + Bát cháo hành: biểu tượng của tình thương mà thị Nở dành cho Chí Phèo nhưng xã hội đương thời đã cự tuyệt Chí, đẩy Chí vào bước đường cùng. Qua đó, chúng ta thấy bộ mặt tàn bạo, vô nhân tính của XH thực dân nửa phong kiến cũng như cái nhìn bi quan, bế tắc của nhà văn Nam Cao. + Nồi cháo cám: biểu tượng tình thân, tình người, niềm tin và hy vọng vào phẩm chất tốt đẹp của người dân lao động trong nạn đói. Thể hiện cái nhìn lạc quan, đầy tin tưởng vào sự đổi đời của Kim Lân. | 0,5
2,0
1,0
|
4/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận | 0,5 |
5/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. | 0,25 |
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I +II = 10,0 điểm |