di-cho-biet-do-biet-day-o-nha-voi-me-biet-ngay-nao-khon

Nghị luận: Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn

Nghị luận: “Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”

  • Mở bài:

Cuộc đời con người, từ khi sinh ra đến lúc trưởng thành nếu không có những chông gai và thử thách thì sẽ chẳng bao giờ trở nên chính chắn được. Đời người là như thế. Nếu không có những lần vấp ngã, những lần trốn chạy và những lần đấu tranh ở cái xã hội đầy bi thương thì cơ bản là đang tồn tại chứ chẳng phải sống. Bởi thế, người xưa có câu “Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”.

  • Thân bài:

“Biết đó biết đây” nghĩa đen là đi để biết về cái này đi để biết về cái kia, đi để biết được kĩ năng sống. Nghĩa bóng là đi để trưởng thành đi để thành công. “Ở nhà với mẹ” nghĩa là chỉ quanh quẩn ở nơi quen thuộc, sống dựa dẫm và không có khát vọng lớn lao. “Biết ngày nào khôn” nghĩa đen là ngày nào tốt hơn, ngày nào giỏi hơn. Nghĩa bóng là ngày nào trưởng thành, ngày mà chẳng còn sợ hãi để chống chọi với cái xã hội ngoài kia

Con người ta đều cho rằng, việc đi thật xa để trưởng thành là một điều gì đó rất thú vị. Để trải nghiệm những gì ở ngoài kia, khi ta dần lớn lên, ta sẽ không bị bỡ ngỡ. Nếu ta cứ phụ thuộc vào gia đình, ỉ lại vào ba mẹ, ông bà. Thế cho tôi hỏi, họ có ở mãi bên bạn không? Họ có cùng bạn đi đến suốt đời không? Họ có thể nào có mặt mỗi khi bạn cần không? Họ có luôn sẵn sàng chìa tay ra nâng đỡ bạn mỗi khi bạn vấp ngã không? Cái gì cũng có giới hạn! Cái gì cũng có chừng mực. Chẳng có gì ở bên ta mãi mãi đâu! Nên ta phải tự đi.

Tự đi bằng chính đôi chân của mình trên con đương mình chọn lựa. Để ta biết và học hỏi những gì mà người đời họ đối xử với nhau. Ai cũng có mặt trái và mặt phải. Không ai tốt với ai như lời họ nói đâu. Hãy đi để nếm trải những đau thương ấy! Hãy đi để tập quen dần với việc vấp ngã rồi tự gồng sức đứng lên. Cuộc đời bạn, cuộc sống bạn, tương lại bạn, sự nghiệp bạn. Tất cả, tất cả là do chính bạn quyết định. Không phải ai khác mà là bạn. Chính bạn!

Cũng như những thiên tài, những người kĩ sư hay tiến sĩ, tất cả họ có nhờ đến mà trở thành không? Nhà bác học Thomas Edison sáng tạo ra bóng đèn điện dù thất bại biết bao lần, ông ấy có nhờ đến gia đình hay người thân không? Tại sao ông ấy qua bao thất bại lại thành công? Chẳng phải là do tư duy học hỏi và sau bao nhiêu ngày nghiên cứu sao?

Trong học tập, học sinh giỏi có phải là vì họ dựa dẫn gia đình, nhờ ba mẹ giải bài và để ba mẹ đi thi rồii mình được học sinh giỏi không? Hay là vì ngày ngày học hỏi, chăm chỉ ôn bài mà có thành quả như ngày hôm nay?

Đừng dựa dẫm vào ai mà bước lên đỉnh vinh quang hết. Không có gì là mãi mãi đâu! Bạn hãy tự bước đi đi. Hãy đi để có thêm kinh nghiệm, sống một cuộc đời không cần dựa dẫm vài bất kì ai. Hãy đi trên con đường chỉ toàn dấu chân của chính bạn! Vì đó mới là thật sự là những gì bạn cần phải làm.

  • Kết bài:

Hãy đi thôi các bạn của tôi! Hãy mạnh mẽ bước tới phía trước dù có gian nan nào đợi chờ ta đi nữa. Hãy bước đến những nơi ta cần đến. Hãy học tập những gì ta cần học tập. Đừng hoài nghi và không bao giờ chán nản. Bởi những khổ nhọc trong học tập hôm nay chỉ là tạm thời còn nỗi khổ đau vì không chịu học sẽ là mãi mãi. bạn là ai, là gì ở ngày mai là do việc học của các bạn của ngày hôm nay quyết định.


Bài làm 2

Từ xưa đến nay, ông cha ta đã truyền miệng câu tục ngữ “Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn”. Đâu chỉ nói đến chuyện đi, câu tục ngữ còn khuyên ta nhiều đều sâu sắc. Câu tục ngữ nói về cuộc sống tự do của con người. Đi ra ngoài để học hỏi, để hiểu biết về cuộc sống. Con người chúng ta nên học cách sống năng động, cách cởi mở.

Về ý nghĩa, câu tục ngữ khuyên ta nên rời xa ngôi nhà quen thuộc đi đây đi đó để tăng cường sự hiểu biết thế giới. Đi ra ngoài để học hỏi, để hiểu biết về cuộc sống. Con người chúng ta nên học cách sống năng động, cách cởi mở.

Ta nên đi ra ngoài để thấy được cái hay, cái tốt của mọi đất nước, thành phố ở gần hoặc xa chúng ta, biết được những kì quan thế giới. Câu tục ngữ “Đi cho biết đó biết đây. Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn” còn nói lên cho chúng ta biết về cách học của con người, về cách sống. Khi ta giam mình ở nhà, nó sẽ làm ta không biết được bên ngoài có những thứ gì mới mẻ. Nên ra ngoài để tận hưởng tất cả, bởi vì con người chỉ có thể sống một lần duy nhất, cho nên hãy tận hưởng những gì ta đang thấy hoặc đang có.

Ở nhà với mẹ là một hành động không đúng cũng không sai. Nhưng! Nó sẽ khiến ta trở thành một con người vô cảm. Vì thế ta nên tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Mở mang tầm nhìn, mở mang tầm mắt, mở mang trí tuệ giúp ta cảm thấy cuộc sống của mình không còn vô vị như lúc trước.

Thế giới rộng lớn, còn hiểu biết của bản thân con người vô cùng nhỏ bé. Nếu không chịu khó đi đến nhiều nơi, nhìn thấy nhiều thứ, tăng cường học hỏi thì không thể hiểu biết nhiều về cuộc sống, không thể tiến bộ được. Cuộc sống có biết bao nhiêu cảnh đẹp, có biết bao nhiêu điều thú vị mà ta chưa hề nghe thấy hoặc nhìn thấy. nếu không đi đến, không khám phá, không tận hưởng những giá trị ở trên đời mà chỉ quẩn quanh nơi ở thì bạn đã sống một cuộc đời lãng phí.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang