»» Nội dung bài viết:
Giới thiệu sự nghiệp văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Mở bài:
Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh không chỉ là một vị lãnh tụ vĩ đại, người anh hùng giải phóng dân tộc mà còn là một nhà văn, nhà thơ lớn, là danh nhân văn hóa của nhân loại. Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh lớn lao về tầm vóc, phong phú, đa dạng về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo.
- Thân bài:
Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh:
Bác để lại cho đời một sự nghiệp văn chương đồ sộ và thành công trên nhiều bình diện, nhiều tác phẩm trở thành chuẩn mực.
* Văn chính luận Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh:
Đây là thể loại được Bác viết từ rất sớm, Người xem văn chương là một loại vũ khí hiệu quả trong công cuộc đấu tranh. Văn chính luận được Bác liên tục nhằm tấn công trực diện kẻ thù hoặc thể hiện những nhiệm vụ cách mạng qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể. Người dùng lối tư duy sắc sảo, giàu trí tuệ, lập luận sắc bén, giàu chất luận chiến, dẫn chứng xác thực và tính thuyết phục. Các tác phẩm ở thể loại này được Bác viết với mục đích chính trị, thể hiện những nhiệm vụ cách mạng. Văn chính luận của Người nổi bậc với những tác phẩm tiêu biểu như:
“Bản án chế độ thực dân Pháp ” (1925): Tố cáo tội ác của chế độ thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa và kêu gọi, thức tỉnh những người nô lệ bị áp bức liên hiệp lại trong mặt trận đấu tranh chung – đấu tranh chống lại chủ nghĩa thực dân trên diện rộng. Một số chương của tác phẩm này có giá;írị vãn chương và gây xúc động cho người đọc sâu sắc.
“Tuyên ngôn Độc lập” (1945): thể hiện khát vọng độc lập tự do dân tộc ta và tuyên bố cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam đã thắng lợi. “Tuyên ngôn Độc lập” có giá trị về nhiều mặt: giá trị lịch sử, giá trị pháp lí, giá trị nhân bản, giá trị nghệ thuật.
Hai lời kêu gọi “Lời kêu gọi toàn quốc khảng chiến ” (1946) và “Không cỏ gì quý hơn độc lập tự do ” (1966), thể hiện tiếng gọi thiêng liêng của non sông đất nước trong những giờ phút thử thách đặc biệt. Nội dung của những văn kiện trên là những vấn đề thời sự cấp bách của dân tộc, văn phong hào hùng, tha thiết làm rung động hàng triệu trái tim yêu nước.
“Di chúc” (1969) là lời dặn dò ân cần của Bác trước lúc ra đi. Bản di chúc vừa thắm đượm tình yêu thương con người vừa đề ra chiến lược trong hướng phát triển của đất nước.
* Truyện và kí Nguyễn Ái Quốc:
Bác là người đi tiên phong trong cách viết truyện và kí. Tuyển tập “Truyện và kí” của Nguyễn Ái Quốc tập hợp những truyện ngắn và kí được viết từ 1922 – 1925 nhằm tấn công kẻ thù bằng mũi nhọn chính luận sắc sảo và sự thật công khai của đời sống, tất nhiên là có sự hỗ trợ cần thiết và có hiệu quả của những phương thức hư cấu, sáng tạo nghệ thuật.
Ở thể loại truyện và kí, các tác phẩm của Bác Hồ đem lại cho người đọc những rung cảm sâu xa và nhận thức lớn lao với một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa. Tất cả các tác phẩm này nhằm vạch trần bộ mặt tàn ác, xảo trá, bịp bợm của chính quyền thực dân, thể hiện lòng yêu nước nồng nàn và tinh thần tự hào dân tộc.
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, Bác viết truyện ngắn “Giấc ngủ mười năm ” (1949) với bút danh là Trần Lực, là một sáng tác giàu tinh thần lạc quan, niềm tin vào sự tất thắng của cách mạng.
Ngoài truyện ngắn, Hồ Chí Minh còn có những tác phẩm kí được sáng tác với các bút danh khác nhau như: “Nhật kí chìm tàu” (1931), “Vừa đi đường vừa kể chuyện ” (1963) với bút danh T.Lan.
Truyện và kí Nguyễn Ái Quốc hàm chứa chất trí tuệ sắc sảo, nội dung các tác phẩm hướng về những vấn đề lớn của nhân sinh, của quốc gia và cách mạng với cách viết hiện đại cả về ngôn từ, cách xây dựng nhân vật. Ngòi bút của Bác chủ động, sáng tạo, khi là lối kể chân thực tạo không khí gần gũi, có khi lại là giọng điệu châm biếm thâm thúy và tinh tế. Người thể hiện tính chiến đấu mạnh mẽ và nghệ thuật trào phúng sắc bén, mang giá trị về văn học và chính trị, đem lại cho người đọc những rung cảm sâu xa và nhận thức lớn lao với một tinh thần nhân đạo chủ nghĩa.
* Thơ ca Hồ Chí Minh:
Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật của Hồ Chí Minh. Có thể kể đến 3 tập thơ của Người được tuyển chọn qua các thời kì: “Nhật kí trong tù ” gồm 133 bài, “Thơ Hồ Chí Minh” (1967) gồm 86 bài, “Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh” (1990) gồm 36 bài.
“Nhật kí trong tù”: Là tập thơ phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh trong hoàn cảnh thử thách nặng nề của chốn lao tù. Đồng thời cũng là tập thơ thể hiện trình độ nghệ thuật thơ ca siêu việt của Bác.
Bộ mặt tàn bạo của nhà tà Quốc dân đảng – hình ảnh thu nhỏ của hiện thực xã hội Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch được miêu tả chân thật, giàu sức tố cáo càng làm bật lên bản lĩnh và ý chí của người chiến sĩ cách mạng Hồ Chí Minh.
“Nhật kí trong tù” còn là một tập thơ chứa chan tình cảm nhân đạo và là một tác phẩm giàu giá trị nghệ thuật.
Thơ Hồ Chí Minh:
Những sáng tác trong thời kì trước và sau Cách mạng gợi lại chân thực và xúc động thời kì hoạt động bỉ mật. Cũng có những vần thơ được Bác sáng tác để trực tiếp tham gia tuyên truyền vận động cách mạng.
Thơ kháng chiến chống Pháp của Bác thể hiện tinh thần yêu nước sâu nặng của vị lãnh tụ: Lo lắng cho vận mệnh đất nước, động viên tinh thần chiến đấu của nhân dân ta, vui mừng trước thắng lợi ở chiến trường, thể hiện tinh thần lạc quan cách mạng của Bác. Những sáng tác của Bác trong thời kì này vừa kết hợp chất trữ tình cách mạng đằm thắm và cảm hứng anh hùng ca của thời đại.
Những bài thơ “Chức Tết” của Bác đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt tinh thần của nhân dân ta.
Thơ chữ Hán của Hồ Chí Minh là những bài cổ thi thâm thúy viết về nhiều đề tài: về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, về những chuyến thăm nước ngoài, về tình bạn và chút tâm tình riêng.
Thơ ca của Bác có sự kết hợp giữa cổ điển và hiện đại. Nét cổ điển thể hiện ở ngôn từ hàm súc, giàu sức gợi, nhân vật trữ tình thường có phong thái ung dung, đề tài thiên nhiên chấm phá, nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng. Nét hiện đại thể hiện ở đề tài dân chủ gắn với chính trị, thời sự và cách mạng, chất lãng mạn bay bổng, giọng điệu thâm trầm. Các tác phẩm thể hiện sâu sắc tấm lòng giàu yêu thương và tâm hồn cao cả của Người. Qua di sản văn chương quý giá đó, các thế hệ hôm nay và mai sau có thể tìm thấy những bài học và giá trị tinh thần cao quý.
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh là thành tựu lớn và quan trọng nhất của nền văn học cách mạng Việt Nam. Đi suốt chiều dài lịch sử Việt Nam thế kỉ XX, những tác phẩm của Bác đi sâu vào lòng nhân dân, trở thành nguồn động lực dồi dào, tăng cường sức mạnh chiến đấu, ý chí đối đầu với kẻ thù, tăng cường niềm tin chiến thắng. Rõ ràng, văn chính luận, truyện kí và thơ ca của Hồ Chí Minh mở ra một thời kì mới, kế thừa truyền thống đấu tranh của dân tộc trên mặt trận văn hóa, tư tưởng, thơ ca và nghệ thuật.
Phong cách nghệ thuật của Hồ Chí Minh:
Hồ Chí Minh là người bước đầu đặt nền móng và mở đường cho nền văn học cách mạng Việt Nam. Văn chương Hồ Chí Minh kết hợp được sâu sắc từ bên trong mối quan hệ giữa chính trị và văn học, giữa tư tưởng và nghệ thuật, giữa truyền thống và hiện đại. Mỗi loại hình văn học của Người đều có phong cách riêng độc đáo, hấp dẫn và có giá trị bền vững.
Văn chính luận của Hồ Chí Minh bộc lộ tư duy sác sảo, giàu tri thức văn hóa, gán lí luận với thực tiễn, giàu tính luận chiến, vận dụng có hiệu quả nhiều phương thức biểu hiện.
Truyện và kí của Nguyễn Ái Quốc là những tác phẩm mở đầu và góp phần đặt nền móng cho văn xuôi cách mạng. Chất trí tuệ và tính hiện đại là những nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Ái Quốc.
Về thợ ca, phong cách sáng tạo của Người rất đa dạng. Nhiều bài viết theo hình thức cổ thi hàm súc, uyên thâm, đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật. Bác còn vận dụng linh hoạt nhiều thể loại thơ ca để phục vụ có hiệu quả cho nhiệm vụ cách mạng.
Quan điểm sáng tác văn chương của Hồ Chí Minh:
Chủ tịch Hồ Chí Minh không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ, người yêu văn nghệ. Nhưng rồi chính hoàn cảnh thôi thúc, nhiệm vụ cách mạng yêu cầu, môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Người đã sáng tác được nhiều tác phẩm có giá trị. Người trình bày khả rõ quan điểm sáng tác văn học của mình:
Người xem văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú, phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải ở giữa cuộc đời, góp phần vào nhiệm vụ đấu tranh và phát triển xã hội.
Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương trong thời đại cách mạng phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu kinh nghiệm chung cho hoạt động báo chí và văn chương: “Viết cho ai? ”, “Viết để làm gì? ”, “ Viết cái gì? ” và “Cách viết thế nào
Người luôn quan niệm tác phẩm văn chương phải có tính chân thực, tránh lối viết cầu kì, xa lạ nặng nề. Tác phẩm văn chương phải thể hiện được tinh thần của dân tộc, của nhân dân và được nhân dân yêu thích. Toàn bộ sáng tác của Hồ Chí Minh là minh chứng hùng hồn cho hệ thống quan điểm sáng tác của Bác. Hồ Chí Minh từng viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham”, nhưng Người đã trở thành một nhà thơ, nhà văn lớn.
Văn chương Hồ Chí Minh được dư luận rộng rãi trong nước và thế giới thừa nhận những giá trị đặc sắc về nội dung, độc đáo về nghệ thuật trong các sáng tác. Nhiều tác phẩm của Hồ Chí Minh xứng đáng là những kiệt tác. Và tác giả của những tác phẩm lớn ấy, dĩ nhiên là nhà thơ, nhà văn lớn trong thời đại của dân tộc Việt Nạm và thế giới.
Nhưng mở đầu “Nhật kí trong tù”, Bác lại viết: “Ngâm thơ ta vốn không ham”. Nói như thế không có nghĩa là Người coi thường văn chương, hạ thấp giá trị của văn chương; mà chính vì Bác có một ham muốn khác, lớn lao cao quý hơn nhiều: “Tôi chỉ cỏ một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được độc lập, dân ta được tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”.
Sinh ra trong thời buổi nước mất nhà tan, Hồ Chí Minh hiểu: Văn chương không phải là con đường tốt nhất dể đem lại độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân, cơm no áo ấm cho mọi nhà. Muốn thực hiện ham muốn tột bậc của mình chỉ có một con đường duy nhất đúng: “làm cách mạng”. Ngựời đã dành hết mọi thời gian, tâm trí và sức lực cho sự nghiệp cách mạng.
Thế nhưng trên con đường hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh nhận thấy văn chương là một thứ vũ khí sắc bén, phục vụ đắc lực và có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Người bèn nắm chắc lấy thứ vũ khí ấy và mài sắc nó. Vì thế, có những tác phẩm được Người viết ra với mục đích tuyên truyền, và để đạt được hiệu quả của tuyên truyền, Người đã nâng cao gía trị nghệ thuật của nó. Kết quả là Người đã cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị nghệ thuật cao, có nội dung tư tưởng sâu sắc. Đó thực sự là những tác phẩm lớn và đương nhiên, tác giả của những tác phẩm lớn ấy là nhà văn, nhà thơ lớn.
Ngoài ra, trong những ngày tháng bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, Bác đã chọn một công việc thanh tao và bổ ích là làm thơ để động viên an ủi mình vượt qua những tháng ngày tù đày, gian nan, cô độc. Có nhiều khi do môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm cộng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ chứa chan cảm xúc, Bác đã cho ra đời nhiều bài thơ trữ tình tuyệt tác. Tóm lại, một cách không chủ định, Hồ Chí Minh đã trở thành một nhà văn, nhà thơ lớn.
- Kết bài:
Có thể khẳng định rằng, sự nghiệp sáng tác văn thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản vô giá, có những tác động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của mỗi con người Việt Nam. Những tác phẩm văn học của Người cũng có sự gắn bó mật thiết với sự nghiệp cách mạng, thể hiện tư tưởng, tâm hồn cao đẹp của một bậc vĩ nhân. Văn thơ, dù chỉ là thể hiện phần nào phong cách, con người Bác nhưng đối với dân tộc Việt Nam, đó lại chính là kho tàng quý giá, chứa đựng giá trị truyền thống và hiện đại, không chỉ là kết tinh của dân tộc mà còn cả của nhân loại.