“Tao đàn nhị thập bát tú” – hội xướng họa thi ca lớn nhất trong lịch sử nước ta

TAO-DAN-NHI-THAP-BAT-TU

“Tao đàn nhị thập bát tú” – hội xướng họa thi ca lớn nhất trong lịch sử nước ta

Vua Lê Thánh Tông – một nhà lãnh đạo anh minh – một nhà sáng tác văn thơ và phê bình văn học đại tài. Năm 1495, với tình yêu thi ca tha thiết và khát vọng phát triển văn hóa của dân tộc, ông đã sáng lập ra hội Tao đàn với 28 thành viên, do nhà vua làm chủ soái, thường được gọi là Tao đàn nhị thập bát Tú hay Tao đàn Lê Thánh Tông. Sự ra đời của hội Tao đàn đánh dấu bước phát triển cao về văn chương thời đó.

Nhị thập bát tú tức 28 chòm sao trên bầu trời thiên văn là những tinh thể có thực trong khu vực Thái dương hệ mà bằng mắt thường con người ta có thể nhìn thấy rõ được trong buổi tối trời quang mây tạnh. Những điều kỳ diệu của Nhị thập bát tú trong vũ trụ tự nhiên đã khiến cho không ít các bậc đế vương, các anh tài đất nước tôn sùng liên tưởng. Vua Lê Thánh Tông sáng lập Tao đàn nhị thập bát tú với 28 cây bút xuất sắc gắn với 28 chòm sao vẫn sáng mãi trên bầu trời văn hóa Việt Nam là mong ước xây dựng một nền văn hóa thịnh vượng, tỏa sáng đến muôn đời, gây dựng sinh khí, tạo nguồn mạch sống mãnh liệt cho dân tộc.

Nội dung thi phú chủ yếu của Tao đàn là mối tình với thiên nhiên, các nhà thơ trong hội vịnh thiên nhiên theo những đề tài nhất định như vịnh bốn mùa, vịnh 12 tháng, vịnh năm canh, vịnh đào nguyên bát cảnh… Ngoài ra thơ của hội Tao Đàn cũng đề cập đến cả tình yêu lứa đôi hay quyền bình đẳng của người phụ nữ trong xã hội, đây là lần đầu tiên đề tài này xuất hiện trong văn học Việt Nam.

Nhìn chung, tác phẩm thơ của hội Tao Đàn rất phong phú và chiếm phần lớn trong các tác phẩm văn học viết nửa sau thế kỷ XV. Tất cả các tác phẩm được chép trong bộ “Thiên nam dư hạ tập” gồm 100 quyển bao gồm đủ các mục như thơ, ca, phú, bình luân, địa chí. trong đó, có thể kể đến như Hồng Đức Quốc âm thi tập (chữ Nôm), Quỳnh Uyển cửu ca, Minh lương cẩm tú, Xuân văn thi tập… Là người sáng lập hội Tao đàn, vua Lê Thánh Tông đã để lại nhiều tác phẩm có giá trị, đến nay còn hơn 300 bài.

2 Trackbacks / Pingbacks

  1. Vì sao có thể nói "hiền tài là nguyên khí của quốc gia"? - Theki.vn
  2. Giới thiệu ngắn gọn về Văn Miếu - Quốc Tử Giám - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.