cam-nhan-sac-dieu-tru-tinh-trong-bai-tho-song-xuan-quynh

Giới thiệu: Hà Nội cổ kính và nên thơ

Có một Hà Nội cổ kính và nên thơ đến thế.

“Việt Nam đất nước ta ơi
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều”.

(Việt nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi)

Quê hương Việt Nam chúng ta đẹp như thế đấy. Một dải đất cong cong hình chữ S với diện tích nhỏ hẹp nhưng dọc theo chiều dài đất nước từ Nam ra Bắc, đâu đâu ta cũng có thể bắt gặp những cảnh đẹp bất tận, làm say mê lòng người. Một Sài Gòn rực rỡ đèn hoa, nơi ghi dấu biết bao chiến tích anh hùng. Một Vùng Tàu tráng lệ bên bờ biển Đông trong xanh. Một bức tranh thiên nhiên Phan Thiết trong lành, mát mẻ; một Vịnh Nha Trang quyến rũ – thành viên của những Vịnh đẹp nhất thế giới; một Đà Nẵng kiêu hãnh với Ngũ Hành Sơn huyền bí; một phố cổ Hội An lịch lãm, quyến rũ và nên thơ; một Phong Nha – Kẻ Bàng với những hang động thạch nhũ huyền ảo; một di sản thiên nhiên thế giới Hạ Long kỳ vĩ. Một Hà Nội – mảnh đất ngàn năm văn hiến; ghé thăm Đảo ngọc Tuần Châu rực rỡ trên mặt biển Đông và một non thiêng Yên Tử huyền bí còn đang lưu giữ nhiều di tích lịch sử với mệnh danh “đất tổ Phật Giáo Việt Nam”…

Vâng quê hương Việt Nam đẹp biết bao. Đẹp không chỉ ở cảnh sắc mà còn ở những con người mộc mạc dung dị đầy tình cảm và tài hoa đã tạo nên những nét đẹp văn hóa riêng cho từng vùng miền và những nét đẹp riêng ấy đã hoà quện vào nhau tạo thành một nền văn hoá chung mang tên Văn Hoá Việt Nam.

Hơn 4000 năm hình thành và phát triển của đất nước là cũng hơn 4000 năm hun đúc một nền văn hóa trong đó ẩm thực là một nét văn hóa đặc sắc, mang trong mình những tinh hoa của dân tộc. Những món ăn dân dã ấy như gợi lên trong lòng thực khách “một thoáng quê hương” gần gũi, đậm đà. Từ Nam chí Bắc đâu đâu ta cũng bắt gặp những món ăn mang đậm nét quê. Ai đến nơi này đều muốn dừng chân tại Hà Nội để khám phá nét ẩm thực nhẹ nhàng mà tinh tế đó là món “Cốm-một thứ quà của lúa non”.

Huỳnh Văn Nghệ đã viết rằng:

“Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Ngàn năm thương nhớ đất Thăng Long”

Mảnh đất Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội được biết đến là thủ đô, là trái tim cả nước. Hà Nội có vị trí địa lí khá trung tâm:

+Phía Bắc giáp Thái Nguyên, Vĩnh Phúc.
+Phía Nam giáp Hà Nam, Hòa Bình.
+Phía Đông giáp Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên.
+Phía Tây giáp Hòa Bình, Phú Thọ.

Hà Nội không hẳn đã là nơi có những thắng cảnh đẹp nhất Việt Nam, cũng không phải nơi xa hoa lộng lẫy như thủ đô của nhiều nước trên thế giới. Ấy vậy mà Hà Nội thực sự lay động lòng người. Hà Nội đã in sâu trong tâm trí du khách bởi những không gian tĩnh và động về Hà Nội, một phố trong tranh của Bùi Xuân Phái, một nét nhạc về thu Hà Nội của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một chiều Hồ Tây bàng bạc nắng, một sớm thu se lạnh chuyển mùa sang đông, Khuê Văn Các trầm mặc bao chứng tích trí tuệ thời gian, những phố cổ, những hồ, chùa, đền, những cây cầu vắt qua sông Hồng…và những khung cảnh Hà Nội hiện đại đang mọc lên trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá với những dáng vẻ da dạng và chuyên nghiệp. Rất nhiều góc nhìn khác nhau để cảm nhận lắng sâu Hà Nội.

“Em mời anh về Hà Nội thủ đô
Nắm tay nhau đi hết chiều phố cổ
Đường Nguyễn Du ngạt ngào hoa sữa nở
Sóng Tây Hồ dìu dịu một lời ru
Thấy không anh trầm mặc bóng Tháp Rùa
Con gái Hà Thành nhẹ nhàng mà sắc sảo
Phố Tràng Thi chiều nay ai nhặt sấu
Hương cốm ai làm thoang thoảng, nôn nao
Lịch sử ngàn năm – cả đất nuớc xốn xao
Anh có thấy trong lòng mình rạo rực
Về đây anh, cả Thủ Đô thức giâc
Ngàn năm Thăng Long – Hồn đất nuớc tự hào !
Ba mươi sáu phố phừơng tỏa sáng với ngàn sao
Sóng sánh trăng giữa Hồ Gươm sương khói
Ta đặt tên, gọi nhau Hương – Hà – Nội
Nơi yên bình, sừng sững đến muôn đời”

Hà Nội đẹp và nên thơ lắm, Hà Nội đọng mãi trong lòng du khách bởi nơi đây là nơi kết tinh văn hóa của dân tộc trong hơn 4000 năm dựng nước và giữ nước. Văn hóa Hà Nội rất đặc sắc nhưng có lẽ nổi bật nhất, tiêu biểu nhất là văn hóa ẩm thực.Không đâu có đươc cái nhìn chân thực, tinh tế, phong phú và đa dạng về ẩm thực bằng người Hà Nội.Cái tinh tế của ẩm thực Hà Nội được thể hiện qua nhiều khía cạnh và cách cảm nhận khác nhau từ cách chế biến đến cách nhâm nhi thưởng thức và cả ở tấm lòng của người trao, kẻ nhận, của người mua, kẻ bán.

Dù đặt chân đến bất cứ nơi nào ở Hà Nội chắc bạn cũng sẽ bắt gặp một quán ăn bên đường hay những gánh hàng rong nào đó đem đến cho bạn những món ăn dù dân dã nhưng lại là một nét đẹp đường phố không thể thiếu của thủ đô Hà Nội. Và dù là những món ăn lề đường hay những món ăn nhà hàng thì chúng đều có một điểm chung đó là luôn để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng những thực khách gần xa về nền ẩm thực phong phú của Hà Nội.

Ở mỗi mùa khác nhau thì Hà Nội cũng có nhiều nét đặc trưng riêng,nhiều món ăn riêng biệt nhưng vẫn mang đậm bản sắc Hà Nội. Nhưng có lẽ mùa thu Hà Nội vẫn luôn là gợi lại nhiều cảm xúc và đọng lại trong con tim của người Hà Nội nhiều kỉ niệm nhất. Cứ độ gió heo may tràn về, bầu không khí trong lành, mát dịu len lỏi qua từng góc phố, thì mùa thu lại tìm về và tô đẹp thêm cho không gian, bầu trời Hà Nội thêm phần thơ mộng và hữu tình.

Và cứ mỗi lần nhắc đến hai chữ ‘Mùa Thu” thì kí ức của người Hà Nội lại mơ hồ nhớ hương thơm ngầy ngậy, beo béo, mùi vị ngòn ngọt, thanh dịu của một thức quà thiên nhiên mà bao lâu nay người Hà Nội luôn hết sức trân trọng và tự hào đó chính là cốm. Thử nghĩ mà xem bức tranh mùa thu hài hòa giữa cảnh sắc và con người của Hà thành sẽ thiếu hụt và trống vắng biết bao nếu như không có sự hiện diện của cốm.

Cốm là tinh hoa đất trời, là nơi mùa thu Hà Nội lắng đọng vì vậy cốm là món quà vô giá mà ta may mắn được nhận lấy nên thưởng thức và cảm nhận về cốm là cả một nghệ thuật.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang