Phân tích hai phát hiện của nhân vật Phùng trong “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn minh Châu.
- Mở bài:
Để có tấm lịch nghệ thuật, nhiếp ảnh Phùng tới vùng biển từng là chiến trường cũ của anh. Anh không quản nhọc nhằn kiếm tìm, tưởng đã chụp được một cảnh thật ưng ý. Tại vùng biển, anh đã phát hiện ra nghịch lí của cuộc đời. Ẩn đằng sau bức tranh đẹp đẽ là những số phận cay đắng, lầm than, phi thẩm mĩ,… hai phát hiện của nhân vật Phùng cũng là tư tưởng của tác phẩm.
- Thân bài:
1. Phát hiện thứ nhất: Cảnh một chiếc thuyền lưới vó ẩn hiện trong biển sớm mờ sương có pha chút màu hồng hồng do mặt trời chiếu vào…
Đó là một cái “cảnh trời cho”. Như Phùng nhận xét, thật khó mà được trông thấy lại lần thứ hai. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ. Ánh sáng mở hồ, con thuyền trầm tư trên biển, không khí nhẹ nhàng, yên tĩnh thật khiến cho ai nhìn vào cũng thấy dễ chịu. Cảnh mang vẻ đẹp lãng mạn, thơ mộng và tuyệt mĩ. Cảnh đẹp giống như một bức tranh mực tàu của một danh hoạ thời cổ.
Ngay lúc ấy, người nghệ sĩ thấy “trở nên bối rối, trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Anh thấy như “vừa khám phá thấy cái chân lí của sự toàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn”. Đó chính là niềm hạnh phúc tột cùng của khám phá và sáng tạo nghệ thuật. Thế nên, ngay lập tức,anh “gác máy lên bánh xích của chiếc xe tăng hỏng bấm “liên thanh” một hồi hết một phần tư cuốn phim, thu vào chiếc Pra-ti-ca cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp tuyệt đỉnh của ngoại cảnh vừa mang lại”.
2. Phát hiện thứ hai: Phía sau cảnh đẹp ấy là một cảnh tượng phi thẩm mĩ. Người đàn bà xấu xí, mệt mỏi. Một gã đàn ông dữ dằn, độc ác, uất ức, khổ đau… với những hành động phi nhân tính.
Người chồng đánh vợ một cách thô bạo. Gã “chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà …”. Còn người đàn bà kia, vợ của gã thì “nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách trốn chạy”.
Đứa con thương mẹ đánh lại cha. Nó “dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào khuôn ngực trần vạm vỡ, cháy nắng” của người cha. Sau phút giải cứu, nó “lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ lên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt…”.
Cảnh bạo hành dữ dội, một bi kịch đau lòng diễn ra trong tích tắc. Người đàn ông trở về thuyền. Người đàn bà cũng vội đi thật nhanh ra khỏi bãi xe tăng hỏng, đuổi theo lão đàn ông. Cả hai người lại trở về chiếc thuyền. Tất cả lại trở nên yên tĩnh sau phút nó động kinh hoàng. Cái đẹp lại tiếp tục bao phủ len mọi thứ, lung linh, mơ hồ và yên tĩnh. Bãi cát lại trở về với vẻ mênh mông và hoang sơ. Giữa tiếng sóng ngoài khơi dội những tiếng kêu ồ ồ vào cõi im lặng.
Chứng kiến tất cả những điều ấy, người nghệ sĩ “kinh ngạc” tột cùng. Khi nhìn thấy gã đàn ông tàn bạo đấm vào người đàn bà, anh quyết liệt: “vứt máy ảnh xuống đất chạy nhào tới”. Anh tỏ ra giận dữ trước sự bạo hành của cái ác. Anh muốn can ngăn và chấm dứt. Thế nhưng, tự nó cũng đã chấm dứt dù anh có can thiệp vào hay không. Như trong câu chuyện cổ đầy quái đản, chiếc thuyền lưới vó đã biến mất sau đó. tất cả lại đi vào quy luật của nó.
- Kết bài: