Hồ chủ tịch dạy:“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”Em hiểu lời dạy trên như thế nào ?

Hồ chủ tịch dạy:“Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy.”Em hiểu lời dạy trên như thế nào ?

  • Mở bài:

– Trong xã hội thời phong kiến với lối học từ chương làm cản trở bước tiến hóa xã hội.Nhận thức được sai lầm đó, Hồ Chủ tịch đã khuyên dạy chúng ta: “Học với hành phải đi đôi với nhau. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”

  • Thân bài:

1. Giải thích ý nghĩa:

– Học là gì ? – Là tiếp thu kiến thức lí luận.

– Hành là gì ? – Là làm, là thực hành, ứng dụng kiến thức…

– Khẳng định: Học với hành phải đi đôi là gắn bó với nhau là một.

2. Vì sao học phải đi đôi với hành?

– Học mà không hành thì học vô ích:

+ Hành là mục đích và là phương pháp của học.

+ Chỉ học lí thuyết suông, không vân dụng vào thực tiễn chẳng để làm gì.

– Hành mà không học thì hành không trôi chảy :

+ Hành mà không có lí luận chỉ đạo, lí thuyết soi sáng, kinh nghiệm dẫn dắt thì lúng túng.

+ Hành mà không học chỉ là phá hoại.

3. “Học” cái gì và “học” như thế nào ?

–  Học ở sách vở, học trong thực tế, học ở kinh nghiệm người đi trước.

– Học siêng năng, chăm chỉ, có thực hành.

4. “Hành” cái gì và “hành” như thế nào? Học kết hợp với hành ra sao ?

– Vận dụng điều đã học vào thực tế cuộc sống.

– Học để nắm vững lí thuyết, hành để kiểm nghiệm.

– Trong thực hành, kiến thức được củng cố và phát triển.

  • Kết bài:

– Học với hành phải đi đôi là nguyên lí, là phương châm, là phươmg pháp học tập của chúng ta.

– Nêu quyết tâm của người học sinh đối với vấn đề đó.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang