»» Nội dung bài viết:
Nghị luận: “Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”
- Mở bài:
Không biết đã bao nhiêu lần con người buông tay từ bỏ khi mà chỉ một chút nỗ lực, một chút kiên trì nữa thôi là anh ta sẽ đạt được thành công. Ranh giới giữa thành công và thất bại, thánh thiện và xấu xa mong manh như sợ tơ, vô thường như dòng nước. Không nỗ lực, con người sẽ rơi vào nghịch cảnh khổ đau. Không tỉnh táo, con người dễ rơi vào cay đắng. Nghĩ về điều đó mới thấy rằng câu nói “không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã” rất đúng đắn và thật đáng để suy ngẫm.
- Thân bài:
“Nỗ lực khẳng định mình” là gì?
“Nỗ lực khẳng định mình” là ráng sức, kiên trì trong mọi hoàn cảnh để vượt qua những khó khăn nhằm khẳng định giá trị bản thân. Còn “Không tỉnh tảo chế ngự bản thân” là một trạng thái không biết làm chủ con người, cứ để cho bản năng lẫn át lương tri, lương năng. Nói khác hơn, không có một cái nhìn tích cực mỗi khi gặp sự kiện hay khó khăn trong cuộc sống để từ đó cứ buông mình trong những đam mê, mặc cho thời gia trôi đi một cách uổng phí. Vì thế, câu nói gợi lên trong ta về sự “thành công” hay “sa ngã” đều do bởi thái độ và cách nhìn của bản thân đặt vào mục tiêu, nghĩa là biết cố gắng trong mọi phút giây của cuộc sống thì thành công nằm trong tầm tay con không biết tỉnh táo trước những cám dỗ của thời cuộc hay những lối sống mang tính tiêu cực sẽ làm con người dễ rơi vào vòng lao lý hay những cạm bẫy của cuộc đời.
- Suy nghĩ về nghị lực vươn lên của “những người không chịu thua số phận”
- Nghị luận: suy nghĩ về những “giá trị tức thời” và “giá trị bền vững” ở giới trẻ ngày nay
- Cảm nhận bài học từ đoạn thơ sau: “Khi vấp ngã đừng lo bạn nhé. Hãy đứng lên bạn sẽ kiên cường…”
Tại sao không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, không tỉnh táo chế ngự bản thân thì dễ vấp ngã?
Người có thể chuyển núi bởi đã bắt đầu bằng việc dỡ những hòn đá nhỏ. Người có thể làm nên những việc vĩ đại bởi đã bắt đầu làm tốt những việc nhỏ nhặt. Suy nghĩ đó như một lời nhắn nhủ mọi người phải không ngừng chế ngự bản thân trước những cám dỗ tầm thường và không ngừng nỗ lực trong các công việc, dù là những việc nhỏ nhặt thì mới mong cuộc sống có hạnh phúc chân thực trong cuộc sống này.
Không có thành công nào tự tìm đến với chúng ta. Cũng không có thành công nào có giá trị lớn lao mà không do sự nỗ lực của con người tạo ra. Chính không ngừng nỗ lực, con người mới trở nên tự tin hơn, mạnh mẽ hơn, sẵn sàng vượt qua khó khăn trở ngại, thắng nghịch cảnh, bước tới thành công.
Cuộc sống của bạn như thế nào, phần lớn do bạn quyết định. Khi vấp ngã, đừng vội đổ lỗi cho hoàn cảnh. Chẳng ai bị vấp ngã bởi một ngọn núi. Chúng ta chỉ bị vấp ngã bởi những hòn cuội, vốn rất tầm thường, nhỏ bé. Sự chủ quan và những hành động thiếu tỉnh táo sẽ khiến bạn phải trả giá.
Trong hành trình tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc chỉ đến với những ai biết kiên nhẫn, biết lắng nghe, biết nỗ lực và dũng cảm đương đầu với thử thách. Cuộc sống là chuỗi dài của những thành công và thất bại đan kết nhau và không ngừng luân chuyển để tạo nên giá trị và ý nghĩa của đời người. Hiện hữu trong trần gian chẳng có ai đạt được thành công mãi mãi và cũng chẳng có thất bại nào kéo dài đến muôn năm. Nếu bạn đang thành công, xin đừng nghĩ rằng bạn sẽ bước đến tương lai với hào quang rực rỡ của thành công hiện có bởi nó thật mong manh.
Thành công ấy chỉ là khởi đầu của những gian nan trên đường bạn bước tới. Nó đặt ra bước đi thuận lợi để bạn dũng cảm và có lực để đạp bằng thử thách, tiếp tục tiến tới chứ không phải là điểm đến cao nhất và cuối cùng. Nếu bạn đang thất bại, mọi thứ trong tay bạn đã mất hết, cả thành trì ước mơ và khát vọng sụp đổ, xin bạn chớ tuyệt vọng. Đó là cơ hội tốt nhất để bạn khởi đầu lại mọi thứ một cách chắc chắn nhất. Chỉ cần còn có niềm tin, tất cả sẽ được gây dựng lại.
Chỉ cần bạn còn có nghị lực và niềm tin thì mọi thứ có thể được vực đậy. “Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây”. Thất bại không có nghĩa là chấm hết. Thất bại có ý nghĩa giúp bạn khởi đầu lại tất cả đúng đắn hơn, tỉnh táo hơn và nâng cao khả năng đạt đến thành công. Không có sự khởi đầu nào tốt hơn khi bạn đã hoàn toàn thất bại và không còn gì để luyến tiếc nữa. Vinh quang nằm trong nỗ lực chứ không phải kết quả. Nỗ lực hết mình là thắng lợi hoàn toàn. Chỉ có nỗ lực mới làm nên kì tích.
- Suy nghĩ về lý tưởng sống của thanh niên hiện nay
- Suy nghĩ về mối quan hệ giữa kiến thức và tiền bạc trong cuộc sống ngày nay
Muốn nỗ lực khẳng định mình và tỉnh táo chế ngự bản thân ta cần làm gì?
Không có con đường nào đi đến thành công tốt hơn con đường học tập. Tích lũy tri thức từng ngày là cách những người thanh công đã làm. Khi tri thức đủ đầy, bản lĩnh kiện toàn, thời có thuận lợi tất sẽ thành công. Tri thức là sức manh, ai có tri thức người đó sẽ làm chủ thế giới. Mặt khác, một trong những mục đích của việc học là để tự khẳng định mình, có bản lĩnh vững mạnh để chế ngự bản thân, tránh được những việc làm sai trái, giúp bản thân trong sạch, vững mạnh, trí tuệ sáng suốt.
Luôn luôn mơ ước, khát vọng và nhắm cao hơn khả năng của bản thân sẽ đưa bạn đến thành công. Đừng bận tâm tới việc làm tốt hơn những người đương thời hay những người đi trước. Hãy cố để tốt hơn chính mình. Cũng đừng vì tham vọng vật chất mà đánh giá sai lầm thành công của bản thân và của người khác. Tất cả những gì bạn thấy chỉ là tạm thời. Điều quan trọng đó là trong tương lai, bạn có thể làm thay đổi nó hay để nó làm thay đổi bạn, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào hành động của bạn trong ngày hôm nay.
Thành công không phải là đích đến, mà là một hành trình. Không có một đế chế nào trường tồn mãi mãi. Đừng cho rằng những người giàu có, đang tận hưởng cao sang phú quý là người thành công. Vì biết đâu, để có được những tiện nghi sang trọng đó họ phải đạp lên thành trì đạo đức, hay để có được chức vị cao trong xã hội họ đã phải luồn, phải lách hết chỗ này, tới chỗ kia. Hoặc có thể họ có những thứ đó nhưng gia đình lại đổ vỡ, bạ bè xa lánh. Hiểu theo nghĩa này thì có vẻ trong thành công vẫn luôn tiềm tàng những nỗi xót xa. Và ngược lại, đừng nghĩ rằng những người lao động tầm thường, đồng lương ít ỏi, cuộc sống thiếu thốn là kẻ thất bại. Vì biết đâu, trong khốn khó, họ luôn biết vun vén cho cuộc sống của mình, biết gìn giữ phẩm đức, không tham lam, ích kỉ, biết dành cho người khác sự chia sẻ, cảm thông và luôn được mọi người yêu quý.
Có lẽ, ta cũng không thể phủ nhận những giá trị của thành công, nhưng những giá trị này phải được xay dựng dựa trên sức lao đọng chân chính thì mới đáng trân trọng. Để gặt hái được thành công, thiết nghĩ cần nỗ lực của bản thân hằng ngày, nghĩa là biết gạt bỏ những mưu cầu không cần thiết, siêng năng rèn luyện những kỹ năng theo đúng với năng khiếu cũng như sở thích của mình, không tham lam, ích kỉ hay vụ lợi. Cũng không nên cướp lấy thành công từ người khác. Việc được thừa hưởng một giá trị lớn lao từ người khác không thể coi đó là thành cong dù nó có thể làm thay đổi cuộc đời bạn.
Muốn đạt tới thành công chân thiện, hãy biết nhìn vào bên trong của con người mình, nghĩa là luôn để tâm trí mình yên lặng bỏ qua những bộn bề lao xao của cuộc sống nhằm ý thức trong mọi suy nghĩ cũng như hành động. Vì một khi làm chủ được bản thân thì con người có thể điều khiển được những công việc của mình. Khoa học càng phát triển, xã hội càng văn minh thì nhu cầu hưởng thụ của con người ngày càng lớn. Để đáp ứng cho nhu cầu hưởng thụ thì sự thành công trong các lãnh vực đối với con người rất cần thiết. Có thể nói rằng, chưa bao giờ thành công trong các lãnh vực cũng như sa ngã trong mọi vấn đề lại là những cạm bẫy luôn rình rập con người như ngày nay. Đúng hơn, giá trị của tiền bạc đang chi phối toàn thể đời sống xã hội. Để thành công trên con đường sự nghiệp người ta có thể mua bằng bạc, để thành danh trên đường đời người ta có thể đổi bằng tiền.
Mặt khác, con người ngày nay đang quá lạm dụng vào tiền bạc mà không còn biết nỗ lực để khẳng định giá trị của bản thân nhằm phát huy hết năng khiếu mà mình đã có sẵn. Nếu một số người đã dùng tiền để mua thành công thì bộ phận khác lại bị tiền mua chính bản thân, nghĩa là, năng khiếu thì có đó, nhưng vì sự quyến rũ của tiền bạc mà họ bán rẻ lương tâm. Bên cạnh đó, vì không tỉnh táo mà trong phút nhất thời họ đã để cho con đường phía trước không còn thênh thang.
Phê phán:
Tuy nhiên, bên cạnh những người đang bị tiền bạc chi phối còn có rất nhiều người nỗ lực, phấn đấu không ngừng để thực hiện cho được những ước mơ, hoài bão của mình, nhằm nói với người khác biết rằng, không nhất thiết nhiều tiền bạc mới có thể thành công.
Bài học nhận thức và hành động:
Nếu biết kiên trì, nỗ lực con đường thành công vẫn luôn rộng mở để đón những ai dám dấn thân vào. Đừng sợ vấp ngã. Nếu cuộc đời bạn không một lần vấp ngã, đó là điều tốt nhưng sẽ tốt hơn nếu vấp ngã, bạn kiên cường đứng lên.
Cuộc sống quá nhiều ngang trái, dòng đời có lắm đổi thay. Đổi thay nào cũng làm ta sợ, ngang trái nào cũng làm ta đau. Đó là thực tế của kiếp nhân sinh. Nhưng không vì thế mà ta cứ buông mình sống theo bản ngã là cái tôi ưa thích hưởng thụ. Sự thành công là điều cần thiết, nhưng đừng vì nó mà ta đạp lên những thành trì đạo đức cũng như những giá trị luân lý. Vì năng lực của mỗi người là quà tặng của Thượng Đế ban cách nhưng không, nó như một bước đệm để con người hướng đến tương lai. Còn những nỗ lực của bản thân là chất xúc tác làm cho quà tặng này được lớn lên. Bên cạnh đó, sự tỉnh táo trong các hành động cũng như suy nghĩ là điều cần thiết để giúp mỗi người tin tưởng hơn và một tương lai tốt đẹp đang chờ đón phía trước.
- Kết bài:
Chúng ta cảm thấy điều chúng ta đang làm chỉ là một giọt nước trong đại dương. Nhưng đại dương sẽ ít hơn chỉ bởi thiếu đi giọt nước ấy. Không nỗ lực khẳng định mình thì khó thành công, nhưng không tỉnh táo chế ngự mình thì dễ vấp ngã”. Thêm một chút bền bỉ, một chút nỗ lực, và điều tưởng chừng như là thất bại vô vọng có thể biến thành thành công rực rỡ.