Soạn bài: Luyện tập tóm tắt văn bản nghị luận

tom-tat-van-ban-nghi-luan

Tóm tắt văn bản nghị luận

I. Mục đích, yêu cầu của việc tóm tắt văn bản nghị luận.

1. Mục đích :

+ Giúp người đọc có những hiểu biết khái quát, chính xác và sâu sắc về văn bản gốc.
+ Tích lũy được những tư liệu và kiến thức cần thiết.
+ Học tập được cách tư duy và diễn đạt trong văn nghị luận.
+ Rèn luyện được kĩ năng đọc – hiểu, tiếp nhận văn bản và tóm tắt văn bản nghị luận.

2. Yêu cầu:

+ Đảm bảo các tư tưởng, luận điểm của văn bản gốc. Không được tự ý thêm thắt, xuyên tạc.
+ Diễn đạt ngắn, gọn, súc tích (loại bỏ những thông tin không phù hợp với mục đích tóm tắt) .

II. Cách tóm tắt.

1. Xét văn bản “Về luân lí xã hội ở nước ta”

– Vấn đề tác giả đưa ra bàn bạc: ở nước ta không có luân lí xã hội .

– Dựa vào các dẫn chứng:

+ Dân ta “phải ai tai nấy, ai chết mặc ai” “dân không biết đoàn thể, không trọng công ích” ‘thấy quyền thế thì chạy theo quỵ luỵ, dựa dẫm”

– Mục đích:

+ Thức tỉnh luân lí đạo đức cho dân
+ Phê phán bọn quan lại Nam triều
+ Làm sao cho dân ta phát triển dân trí, để giành lại độc lập tự do.

– Các câu văn :

+ Câu 1: “xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến”
+ Câu 2: “Cái xã hội chủ nghĩa bên châu Âu rất thịnh hành”
+ Câu 3: “Người ta có ăn học biết xét kĩ thấy xa như thế còn người nước mình thì sao”
+ Câu 4: “Dân không biết…chẳng biết có dân”
+ Câu 5: “Những kẻ ở vườn… mùi làm quan”
+ Câu 6: “Nay muốn…đoàn thể đã”

a. Luận điểm: “Dân không biết…chẳng biết có dân”

b. Luận cứ:

+ Bọn ấy muốn giữ túi tham đầy mãi, địa vị của mình được vững mãi bèn kiếm cách phá tan tành đoàn thể của quốc dân
+ “Dẫu trôi nổi …phú quý”
+ “Một người làm quan…chê bai”
+ “Người ngoài …sao được”
+ “Ngày xưa … làm quan nữa”
+ “Những bọn quan lại…ăn cướp có giấy phépvậy

⇒ Trong luận điểm thứ tư này tác giả dùng sáu luận cứ để làm rõ luận điểm.

2. Kết luận.

– Cách tóm tắt văn bản nghị luận:

+ Đọc kĩ văn bản gốc
+Tìm các luận điểm, luân cứ quan trọng
+ Trình bày lại một cách mạch lạc, ngắn gọn.

* Ghi nhớ (sgk/118)

III. Luyện tập

Câu 1. sgk/118

a. Sự đa dạng và thống nhất của người In-đô-nê-xi-a
b. Xuân Diệu là một tài năng về nhiều mặt

Câu 2. sgk/118

a. Vấn đề nghị luận: nguồn nước ngọt ngày càng bị khan hiếm. Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt

– Mục đích:

+ Mọi người thấy vấn đề cấp bách.
+ Mọi người phải có trách nhiệm tiết kiệm nước
+ Mọi người đều phải tham gia việc bảo vệ nguồn nước ngọt, chống ô nhiễm.

b. Luận điểm:

* Luận điểm 1: Trong đời sống, thứ tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước.

* Luận điểm 2: Các nhà khoa học đã cho biết, nước ngọt trên trái đất này là có hạn

* Luận điểm 3: Trên trái đất, không phải nước nào cũng may mắn được trời cho đủ nước ngọt để dùng.

* Luận điểm 4: Liên hợp quốc đã ra lời kêu gọi bảo vệ nguồn nước ngọt

c. Tài sản bị huỷ hoại và lãng phí nhiều nhất là nước ngọt. Nước ngọt trên trái đất là có hạn, người tăng lên, công nghiệp phát triển, nước sử dụng nhiều và nước thải làm ô nhiễm hồ, ao, sông, ngòi. Chúng ta phải biết tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch”

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.