»» Nội dung bài viết:
Soạn bài: “Muốn làm thằng cuội” của Tản Đà
I. Tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả: Tản Đà
Tản Đà nổi lên như một ngôi sao sáng, vừa độc đáo, vừa dồi dào năng lực sáng tác trong bầu trời văn học Việt Nam đầu thế kỉ 20. Ông là một cây bút phóng khoáng, xông xáo trên nhiều lĩnh vực. Đi khắp miền đất nước, ông đã để lại nhiều tác phẩm với nhiều thể loại. Với những dòng thơ lãng mạn và ý tưởng ngông nghênh, đậm cá tính, ông được đánh giá là người chuẩn bị cho sự ra đời của thơ mới trong nền văn học Việt Nam. Tản đà chính là chiếc gạch nối giữa hai thời kỳ văn học cổ điển và hiện đại.
2. Tác phẩm:
– Thể loại: Thất ngôn bát cú Đường luật
– Bố cục
+ Hai câu đề: cuộc sống trần gian nhàm chán, buồn tẻ
+ Hai câu thực: Cõi mộng tưởng của tác giả
+ Hai câu luận: Ước mơ thoát li khỏi thực tại
+ Hai câu kết: Viễn cảnh cuộc sống hạnh phúc.
– Nội dung: Tâm trạng chán chường, mệt mỏi của tác giả trước trần thế, muốn tìm một nơi yên tĩnh để lánh đời.
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Lời than thở nỗi buồn trần thế (hai câu đầu)
Đêm thu buồn lắm! Chị Hằng ơi!
Trần thế em nay chán nửa rồi.
Nhận xét của em về giọng điệu hai câu đề? Tác dụng diễn đạt của giọng điệu ấy?
– Giọng thơ mặn mà có duyện, man mác như thở dài, thở than. Đây là tiếng lòng, tiếng của trái tim, tiếng của linh hồn Tản Đà trước cuộc đời đày buồn thảm.
Tác giả gọi chị Hằng để than thở với chị điều gì?
Tác giả gọi chị Hằng để than thở vì nỗi đêm thu buồn lắm.
Vì sao thi sĩ lại chọn “đêm thu” để than thở với chị Hằng?
– Trăng thu gợi về cái đẹp của vũ trụ, đất trời.
– Với thi sĩ lãng mạn, mùa thu đồng nghĩa với nỗi buồn, là mùa của thi ca và cảm xúc bâng khuân, tiếc nhớ.
Tác giả buồn vì nỗi gì?
Nhà thơ chán cảnh đời cơ cực nơi trần thế, chán chường nỗi buồn nhân sinh sở cầu bất đắc.
Vì sao tác giả lại nói: “Chán nửa rồi” ?
– Sống nửa cuộc đời nhưng tác giả không có được niềm vui trọn vẹn. Nhìn đến tương lai cũng không có gì để hi vọng. Đó là tâm trạng bế tắc trước cuộc đời của con người.
2. Ước muốn thoát khỏi trần gian (hai câu tiếp theo)
Cung quế đã ai ngồi đó chửa?
Cành đa xin chị nhắc lên chơi.
Bế tắc nơi cuộc đời trần thế, thi sĩ muốn thoát li đi đâu ?
– Tác giả muốn lên cung quế với chị Hằng để có bầu có bạn, vui vẻ qua tháng ngày, bỏ mặc sự đời.
Em có nhận xét gì về giọng điệu hai câu thực?
– Giọng điệu tự nhiên, thản nhiên, lời thơ giản dị, tha thiết.
Biết thừa trên cung quế đã có chú Cuội ở đấy rồi, ấy thế mà thi sĩ vẫn cứ hỏi: “ Cung quế….đó chửa?” là cớ gì?
Vì thi sĩ biết chị Hằng cô đơn trên cung quế, còn thi sĩ thì cô đơn nơi trần thế
Tản Đà lên cung quế bằng cách nào?
– Tản Đà thực hiện cuộc thoát li bằng mộng tưởng.
Thoát li khỏi thực tại cuộc sống thường là cách làm của các nhà thơ lãng mạng. Em còn nhận thấy điều đó ở nhà thơ nào?
– Thế Lữ thoát li vào với động tiên, mây trời cung nước.
– Xuân Diệu thoát li vào trong tình yêu đắm say, cuồng nhiệt.
– Hàn Mặc Tử thoát li vào ánh sáng của tôn giáo.
– Vũ Đình Liên đi về với ngày xưa cũ.
3. Bầu bạn với chị Hằng nơi cung Quế (hai câu tiếp theo)
Có bầu, có bạn, can chi tủi,
Cùng gió, cùng mây, thế mới vui.
Trong ý nghĩ của thi nhân, nếu lên với chị Hằng sẽ được những gì?
– Giải toả nỗi buồn phiền, u uất.
– Thả mình cùng gió mây, lánh xa cuộc đời nhiễu nhương, buồn chán.
4. Nụ cười ngạo thế nơi cung trăng của tác giả (hai câu cuối)Rồi cứ mỗi năm rằm tháng tám.
Tựa nhau trông xuống thế gian, cười.
Giấc mộng thoát li của thi sĩ kết thúc bằng một hình ảnh độc đáo. Đó là hình ảnh gì? Ý nghĩa của hình ảnh đó?
– Thi sĩ được ở mãi trên cung quế, bên cạnh chị Hằng và đến rằm tháng tám cùng nhau trông xuống thế gian cười. Thể hiện sự khát vọng xa lánh trần tục bụi bặm, mỉa mai cõi trần thanh cao của Tản Đà.