Nêu những giá trị của bản Tuyên Ngôn Độc Lập
- Mở bài:
Chủ tịch Hồ Chí Minh là lãnh tụ Cách Mạng vĩ đại của dân tộc, đồng thời Người cũng là một nhà văn, nhà thơ lớn. Sự nghiệp thơ ca của Hồ Chí Minh gắn bó mật thiết với cuộc đời hoạt động Cách Mạng của Người. Tuyên Ngôn Độc Lập là áng văn chính luận mẫu mực của Hồ Chí Minh. Đây là một tác phẩm vừa có giá trị lịch sử, vừa có giá trị văn học rất to lớn.
- Thân bài:
Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá của dân tộc ta. Tác phẩm đánh giá một mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc. Đất nước ta chấm dứt hoàn toàn chế độ thực dân phong kiến, chuyển sang một kỉ nguyên mới – kỉ nguyên độc lập tự do. Người dân lao động làm chủ vận mệnh đất nước, làm chủ cuộc đời mình.
Trước bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh, lịch sử Việt Nam có 2 tác phẩm được xem như hai bản Tuyên Ngôn Độc Lập dân tộc là Nam quốc sơn hà ( tương truyền là của Lí Thường Kiệt thế kỉ XI) và Bình Ngô đại cáo ( Nguyễn Trãi thế kỉ XV). Hai bản Tuyên Ngôn Độc Lập thời phong kiến tuy mang hào khí anh hùng của dân tộc nhưng mới chỉ giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho dân tộc, chứ chưa giải quyết được nhiệm vụ dân chủ cho người dân. Nghĩa là nước nhà được độc lập chính quyền phong kiến từ trung ương đến địa phương. Đó là do hạn chế của lịch sử.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập của Hồ Chí Minh đã giải quyết được nhiệm vụ độc lập cho dân tộc, lại giải quyết được nhiệm vụ dân chủ cho nhân dân: “ Dân ta đã đánh đổ các xiềng xích thực dân gần 100 năm nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Dân ta lại đánh đổ chế độ quân chủ mấy mươi thế kỉ mà lập nên chế độ dân chủ Cộng Hòa.” Tức là bên cạnh quyền độc lập dân ta lại có thêm quyền tự do. Đó là tư tưởng lớn, là chân lí của thời đại mà sau này Hồ Chí Minh đã đúc kết trong một câu nói nổi tiếng: “ Không có gì qúy hơn độc lập tự do” ( lời kêu gọi toàn quốc chống Mĩ 17/7/1966). Bản Tuyên Ngôn Độc Lập đã khẳng định mạnh mẽ chủ quyền độc lập dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ quyền độc lập tự do của nhân dân ta.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập còn khẳng định vị trí của Việt Nam trường quốc tế, vạch trần âm mưu xâm lược và đập tan luận điệu của kẻ thù.
Đồng thời bản Tuyên Ngôn Độc Lập đã nêu cao truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, chí quyết tâm xây dựng và bảo vệ tổ quốc của nhân dân ta. Mặt khác tác phẩm còn là bản cáo trạng đanh thép vạch trần tội ác tày trời của kẻ thù đối với nhân dân ta.
Bản Tuyên Ngôn Độc Lập là một áng văn chính luận ngắn gọn, súc tích, đầy sức thuyết phục; lập luận chặt chẽ, lí lẽ đanh thép, bằng chứng tiêu biểu không ai có thể chối cãi, văn phong sắc sảo, giàu tính thẩm mĩ. Từ ngữ chính xác gợi cảm và hùng hồn, xứng đáng là áng văn chính luận mẫu mực, là một bản thiên cơ hùng văn sánh ngang với Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
Với giá trị lịch sử và giá trị văn học vô giá, bản Tuyên Ngôn Độc Lập xứng đáng trở thành bức tượng đài văn chương vĩnh cửu trong lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại, là “ thành công thứ ba” khiến Người cảm thấy sung sướng trong suốt cuộc đời hoạt động Cách Mạng, cầm bút viết văn và làm báo của mình.
Người ta gọi Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi là áng thiên cổ hùng văn. Cũng có thể nói như vậy, đối với bản Tuyên Ngôn Độc Lập ra đời không còn ở thời kì văn học nguyên hợp, văn sử bất phân. Để người viết đưa vào những hình tượng hào hùng tầng tầng lớp lớp như bài cáo của người xưa. Ngày nay, văn chính luận là văn chính luận, Hồ Chí Minh đã dàn dựng được một hệ thống lập luận chặt chẽ, lí lẽ hùng hồn, bằng chứng xác thực không ai chối cãi được, lời văn ngắn gọn, súc tích, âm hưởng hào hùng đầy sức thuyết phục. Đó là sức hấp dẫn của bản tuyên ngôn.
Tuyên Ngôn Độc Lập còn thể hiện một tầm tư tưởng, tầm văn hóa lớn của Hồ Chí Minh, đã tổng kết được trong một văn bản tuyên ngôn ngắn gọn, trong sáng, kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập tự do, vì nhân quyền và dân quyền của dân tộc và nhân loại. Chính bác Hồ cũng tự đánh giá đây là thành công thứ ba khiến người cảm thấy sung sướng trong cả cuộc đời hoạt động Cách Mạng, cầm bút viết văn làm báo đầy kinh nghiệm của mình. Cũng vì thế mà vào ngày Bác mất, một chính khách danh tiếng của châu Á đã phát biểu: “Người là ánh sáng hi vọng trong thế kỉ bạo tàn, ánh sáng hi vọng đó phải chăng là tư tưởng không gì qúy hơn độc lập tự do của Người”.
- Kết bài:
Vượt lên trên tất cả, Tuyên ngôn đọc lập của Hồ Chí Minh là một văn kiện lịch sử vô giá, một áng văn chính luận mẫu mực, một bản “thiên cổ hùng văn”, là sự tiếp nối xứng đáng truyền thống đấu tranh anh hùng, bất khuất dã từng được khẳng định trong Man uốc sơn Hà và Đại cáo bình Ngô thuở trước.