nghe-thuat-tao-ve-dep-cho-dong-nuoc-mat

Nghị luận: Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên

“Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên” (Đặng Tiến – Vũ trụ thơ).

Bằng việc phân tích chi tiết giọt nước mắt của viên quản ngục (Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân) và giọt nước mắt của Chí Phèo, anh chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên.


Gợi ý làm bài:

1. Giải thích ý kiến.

Nghệ thuật: Hình thái ý thức xã hội đặc thù phản ánh tồn tại xã hội và bày tỏ quan niệm của con người trước cuộc sống. Văn học chính là loại hình nghệ thuật ngôn từ.

Vẻ đẹp cho dòng nước mắt: Biểu trưng cho những nỗi khổ đau, những điều bất hạnh, những nỗi tuyệt vọng, những bi kịch… của con người. Vẻ đẹp là giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn học, là các yếu tố tạo nên rung cảm thẩm mỹ trong lòng người đọc.

Tiếng hát vô biên: tượng trưng cho sự lan tỏa, cho khả năng tác động cải tạo hiện thực của tác phẩm văn học. Cụ thể hóa: “Tiếng hát vô biên” có thể là tiếng đau đớt, xót xa, tiếng hát cảm thông cho mọi nỗi thống khổ của con người. “Tiếng hát vô biên” cũng có thể là tiếng hát khích lệ, động viên, tiếp thêm động lực, truyền thêm sức mạnh để con người vững vàng vượt qua mọi nỗi đau.

→ Nhận định của Đặng Tiến đề cập đến đặc trưng và chức năng của nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng. Nghệ thuật phải thấu cảm với nỗi đau đớn thống khổ của nhân loại và tìm kiếm trong đó những vẻ đẹp của tâm hồn, nâng niu vẻ đẹp của tính người trong mỗi con người. Từ những nỗi đau đó, nghệ thuật cất lên tiếng nói tri âm đồng điệu để xoa dịu nỗi đau, để tiếp thêm sức mạnh, hy vọng và động lực cho con người vượt qua nỗi đau.

2. Vì sao nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt?

– Đối tượng phản ánh của văn học là con người. Maxim Gorki nhận xét: “Văn học là nhân học”. Nguyễn Minh Châu thì cho rằng: “Cuộc đời và nghệ thuật là hai vòng tròn đồng tâm và tâm điểm là con người”. Con người trong văn học hiện ra là những số phận cụ thể, với những suy tư trăn trở, với ước mơ, khát vọng… và nhất là những nỗi đau. Là tấm gương phản ánh cuộc sống, văn học nghệ thuật không thể ngoảnh mặt lại trước những tiếng khóc than hay những lời tuyệt vọng ai oán, mà trái lại chính những nỗi đau của nhân loại sẽ trở thành nguồn chất liệu để sáng tạo nên tác phẩm văn học. “Lời tuyệt vọng là lời ca hay nhất/ Tiếng nấc kia chứa tuyệt bút muôn đời” (Muy-xê).

– Mặt khác, sáng tác văn học là một hoạt động sáng tạo thẩm mỹ có tính chất cá thể. Hay nói cách khác, cái đẹp chính là đặc trưng khu biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác. Ngay cả khi nói về nỗi đau, thì văn học cũng phản chiếu những nỗi đau ấy qua lăng kính của cái đẹp, phải “tạo vẻ đẹp cho những dòng nước mắt”. Việc “tạo vẻ đẹp” ở đây không phải là sự vô vẽ hoa mỹ bên ngoài, mà là việc chắt lọc, kiếm tìm những vẻ đẹp khuất lấp ngay trong chính hiện thực cuộc sống. Từ những nỗi thống khổ tận cùng, trong những hoàn cảnh nghiệt ngã nhất của con người, văn học khám phá ra vẻ đẹp của niềm tin, vẻ đẹp của tình thương, vẻ đẹp của niềm hy vọng. Nghệ thuật có thể không làm vơi đi nỗi thống khổ của con người, nhưng bằng việc vẽ nên bức chân dung con người đối mặt với nỗi thống khổ, văn học phát hiện và nâng niu vẻ đẹp của nhân tính.

– Chính vì lẽ đó, mỗi người nghệ sĩ trước hết phải là “người cho máu”, là kẻ đa đoan  ôm nỗi đau người đau đời tha thiết. “Nhà văn tồn tại ở trên đời có lẽ trước hết là vì thế: để làm công việc giống như kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận đen đủi dồn con người ta đến chân tường.để bênh vực cho những con người không còn có ai để bênh vực” (Nguyễn Minh Châu). Trong sứ mạng đầy cao cả và thiêng liêng ấy, nhà văn tìm thấy vẻ đẹp lấp lánh trong tâm hồn của mỗi người, chất bụi vàng tinh túy lắng sâu trong vỉa trầm tích hiện thực, chất bụi vàng lấp lánh khiến trái tim anh ta ấm áp và ngời sáng.

3. Vì sao nghệ thuật biến “nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên”?

– Và khi mỗi tác phẩm nghệ thuật trở thành “hồi kí của đau thương” ôm ấp trong mình nỗi đau của nhân loại, thì từ mảnh đất của đau thương, những đóa hoa của niềm hy vọng sẽ nở rộ và tiếng hát yêu thương, thấu hiểu sẽ lan tỏa, sẽ cất cao để thành cầu nối sẻ chia giữa trái tim với trái tim, giữa con người với con người. Bởi mỗi tác phẩm văn học nói riêng và tác phẩm nghệ thuật nói chung không tồn tại như một thực thể khép kín, mà chúng chính là những cấu trúc gọi mời. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà nói: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, là sự giãi bày và gửi gắm tâm tư”. Cuộc sống của tác phẩm văn học chỉ bắt đầu khi trang sách đóng lại, đó là lúc tác phẩm đi vào trái tim bạn đọc và gợi lên những cung bậc đồng cảm sâu xa.

– Như vậy, từ một nỗi đau cụ thể, từ một số phận riêng tư, từ một tiếng khóc than hay một lời tuyệt vọng, tác phẩm nghệ thuật vang vọng ngân nga trong lòng bạn đọc, đây là quá trình “vô biên” vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, nó khiến người người gần người hơn. Đó là lúc tác phẩm văn học thật sự đi vào đời sống, để nỗi đau xoa dịu nỗi đau, để tiếp thêm sức mạnh và làm hồi sinh niềm hy vọng.

Bài văn tham khảo 1:

  • Mở bài:

Nguyễn Văn Thạc từng viết: “Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn, cái nên thơ còn lóng lánh những giọt nước mắt ở đời”. Phải chăng cuộc sống trong tính hiện thực của nó, niềm vui luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tối, cái xấu luôn xen lẫn cái tốt và niềm hạnh phúc thường đi đôi với nỗi đau bất hạnh? Và niềm đau của con người xưa nay đã trở thành động lực thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút. Khi ấy, ta  nói: “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên” (Vũ trụ thơ, Đặng Tiến).

  • Thân bài:

Tạo hóa trao cho con người ngôn ngữ để sáng tạo nghệ thuật. Từ những lời hát trong lao động của người nguyên thủy, những lời nguyện cầu mong ước mùa màng tốt lành cho đến những vần thơ, thiên truyện dồi dào xúc cảm trên trang giấy. Có thể nói nghệ thuật – gam màu lớn của cái đẹp, đang mang trong mình những sắc thái nhỏ mà trong đó, văn học chính là một loại hình ngôn từ – đóa hồng sặc sỡ của vườn thảo mộc văn chương. Văn học phản ánh cuộc sống xuôi theo mạch chảy ngọt ngào của hiện thực. Hiện thực lại gắn liền với dòng nước mắt – là nỗi đau, sự tuyệt vọng, bế tắc, là tấn bi kịch không thể thốt thành lời.

Nhưng nghệ thuật không chỉ bóc trần nỗi đau một cách vô nghĩa. Khi con người đắm mình trong nỗi sầu, cũng là lúc vẻ đẹp trong tâm hồn họ trỗi dậy, làm nên làn sóng căn tràn xúc cảm xô bờ lên trái tim người đọc, xâu chuỗi với nhau, kết tinh thành bức chân dung của chính tác phẩm ấy. Chưa dừng lại đó, nghệ thuật còn ẩn mình qua khả năng cải tạo hiện thực của nó. Từ nỗi buồn, văn chương thay áo mới cho những cung bậc cảm xúc của nhân loại, biến niềm đau thành niềm hi vọng, khích lệ, động viên con người chiến thắng số phận làm chủ cuộc đời.

Như vậy, nhận định trên đã khiến ta thêm thấu tỏ những khía cạnh của chức năng và đặc trưng văn học. Nghệ thuật là sự thấu hiểu cho nỗi khốn cùng của loài người và là hành trình tìm kiếm vẻ đẹp, giá trị cốt lõi của tâm hồn. Đồng thời, nó còn cất lên tiếng lòng tri âm đồng điệu, xoa dịu vết thương, tiếp thêm sức mạnh cho bao mảnh đời vượt qua bể khổ bằng bà ca của niềm hạnh phúc, bằng tiếng hát vô biên.

Giữa biết bao bộn bề của buổi chợ phiên văn chương, giữa náo nhiệt, đông đúc của các gian hàng lãng mạn, giữa nhửng đòn gánh ngập tràn vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, tại sao nhà văn lại phải đi đến những chân trời xa xôi để tạo nên vẻ đẹp cho dòng nước mắt? Tại sao giữa vạn vết cắt đời sống, người nghệ sĩ lại nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, với những trăn trở của cõi đời mênh mông? Bởi, con người chính là đối tượng phản ánh của văn học. Con người với tất cả những niềm vui, tâm tư, khát vọng luôn là đích đến của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của người nghệ sĩ chân chính, đặc biệt là con người và niềm đau. Là dòng sông in bóng cuộc đời, là tấm gương soi chiếu hiện thực, văn học không thể khước từ những tiếng khóc than hay lời tuyệt vọng ai oán mà trái lại, bể khổ của nhân loại chính là hầm mỏ khai thác không bao giờ vơi cạn của người cầm bút.

Có phải chăng người nghệ sĩ nên làm như Nadim-Hicmet từng nói: “Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người”. Bên cạnh đó, sáng tác văn học là hành trình tìm kiếm, chinh phục cái đẹp trên mọi giao lộ của cuộc đời. Niềm vui của người nghệ sĩ là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Và có lẽ, giọt nước mắt khổ đau cũng mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn nào đó. “Tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt” chính là khám phá, chắt lọc những hạt ngọc ẩn sâu dưới lớp vỏ bọc tâm hồn của con người từ hiện thực đời sống.

Từ cội nguồn của nỗi khổ, của số phận nghiệt ngã, nhà văn rẽ hướng đến những vẻ đẹp của tình thương, của niềm hi vọng, của ước mơ, hoài bão,… làm nên dáng vóc con người để tôn vinh, ca ngợi các giá trị chân thiện mỹ và quan trọng hơn hết là các giá trị người. Chính vì điều đó, mỗi nhà văn, trước hết phải là “người cho máu”, là kẻ đa đoan ôm trọn nỗi đau người, đau đời tha thiết, phải thu gọn vào tầm mắt lớp bụi đời thô ráp, bé nhỏ để gợi mở những lát cắt giản dị của cuộc đời. Với sứ mệnh cao cả và thiêng liêng ấy, người cầm bút phái khám phá được tinh hoa của vẻ đẹp sáng ngời trong tâm hồn nhân loại, hạt bụi vàng trong lớp vỉa trầm tích hiện thực, khơi dậy ở người đọc niềm tin vĩnh cửu về cài đẹp và cài thiện của mỗi con người.

Nghệ thuật chính là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, là bến đỗ của sự thanh bình, giúp con người trở về với bản chất thực sự, với cái lương tri vốn có. Văn học sẽ còn lại gì nếu mất đi khả năng cải tạo hiện thực của nó? Sẽ ra sao nếu nghệ thuật không thể là mảnh đất ươm mầm những nhánh hoa hi vọng hay tiếng hát yêu thương? Khi ấy, tác phẩm nghệ thuật sẽ không: “nằm ngoài quy luật của sự băng hoại” và phải tự nó thừa nhận cái chết trước dòng sông năm tháng, trước những thành trì vĩnh cửu, trước những kì quan của tạo hóa.

Vì lẽ đó, văn chương phải là ngọn lửa châm ngòi để sự thấu hiểu lan tỏa, là tiếng hát cất cao để thành nhịp cầu sẻ chia giữa trái tim với trái tim, giữa con người với con người và là ngọn gió đưa lối bao mảnh đời thoát khỏi thung lũng đau thương để đến với cánh đồng hạnh phúc. Bởi văn chương nói chung và tác phẩm văn học nói riêng không tồn tại như một vòng tròn khép kín mà là xứ sở của vùng đất muôn màu, ảnh hưởng đến sự vật xung quanh nó. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà từng nói:Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm, là sự tự giải bày và gửi gắm tâm tư”, như vậy, từ nỗi đau, từ số phận bi thương, từ tiếng khóc than hay lời tuyệt vọng, tác phẩm văn học đã vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, khiến người gần người hơn, xoa dịu nỗi đau, thỏa lấp vết thương lòng và rung lên những cung bậc tình cảm sâu xa nhất.

Văn chương – đó không chỉ là cái đẹp, cái bóng bẩy của ngon từ, của nghệ thuật thanh cao thuần khiết, không chỉ là thứ nước phép màu nhiệm thanh lọc và tưới mát tâm hồn mà hơn thế, văn chương còn là tình yêu, cuộc sống của bao người. Như biết bao người cầm bút trên cõi đời, gánh trên vai thiên chức và trách nhiệm của nghề văn. Nam Cao đã đúc kết cho mình một quan niệm sâu sắc về nghệ thuật: “Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp làm than”. Có lẽ, đối với nhà văn, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của những người lao động nghèo khổ bị đày đọa giữa chốn lầm than chính là mục tiêu của người cầm bút. Phải có niềm tin to lớn ở con người, phải có đôi mắt đong đấy nhân ái, Nam Cao mới phát hiện được những đốm sáng đặc biệt ấy trong lòng người. Và “Chí Phèo” là tác phẩm minh chứng điều đó.

Xuyên suốt thiên truyện, nam Cao đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một bức tranh hiện thực xã hội chân thực, cuộc sống cơ cực, nỗi thống khổ, bi kịch tha hóa bị tước đi quyền làm người của người nông dân trong xã hội thưc dân nửa phong kiến suy tàn. Trong cái xã hội rối ren ấy, những con người lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh háo với biết bao ê chề, tủi hổ, tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo. Với lăng kính nghệ thuật của riêng mình, Nam Cao nhận ra điều mà xã hội định kiến như làng Vũ Đại còn thiếu đó chính là lòng tốt. Và sự lương thiện đáng quý đó ông trao cho Thị Nở – người đàn bà xấu xí bị cả làng xa lánh, dè chừng.

Tình yêu thương đó kết tinh trong bát cháo hành đã gieo lên trong lòng Chí Phèo hạt mầm của nhân tính, kéo con quỷ dữ từ địa ngục trở về. Những tưởng bức tranh hiện thực với gam màu trầm buồn, lạnh ngắt, thiếu vắng tình người sẽ khép lại, mở ra cho ta những tia ngắn vàng rực rỡ, nhưng không. Khát vọng làm người của Chí Phèo và mối tình của anh với Thị Nở bị bà cô Thị Nở , nhân dành làng Vũ Đại và những định kiến trong xã hội, chối bỏ. Để rồi, nỗi thất vọng, đau thương, ngỡ ngàng bủa vây lấy Chí. Chí cố tìm đến hơi men để lẩn trốn hiện thực, chạy trốn chính mình nhưng thất bại ê chề: “Tỉnh ra, chao ôi là buồn”.

Sau tất cả, sau những nhát dao khắc sâu vào vết thương lòng, sau nhưng chua xót, cay đắng của cái ao đời phẳng lặng, Chí khóc. Hắn khóc những giọt nước mắt đau thương đến tận cùng, khóc cho một tình yêu chưa bén mà đã tàn, khóc cho bi kịch bị khước từ, khóc cho khát vọng hoàn lương bị vùi dập. Đây là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất Chí Phèo khóc trong tác phẩm. Đã nhiều lần, giọt nước mắt ấy chực rơi nhưng lại được tình thương của Thị nâng đỡ: “Nếu Thị không vào. Cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi thì khóc được mất”. Ấy đâu phải là giọt nước mắt bi ai, mà là giọt nước mắt của hạnh phúc, của niềm hi vọng, của sự hân hoan chào đón ngày hoàn lương. Chỉ khi tình yêu bị khước từ, mọi điểm tựa tinh thần vỡ nát, cánh công đến miền đất hứa đóng sầm lại, Chí Phèo mới bật khóc trong nỗi đau tận cùng của số phận.

Hình tượng giọt nước mắt chính là một khám phá độc đáo mang tính triết lí của Nam Cao về nhân tính của con người. Đối với ông: “Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ”. Chính giọt nước mắt là hiện thân của cảm xúc nơi đáy lòng của Chí Phèo bởi nước mắt là ngôn từ nơi trái tim nhưng không thể diễn tả. Và Nam Cao tin rằng khi nào nước mắt con người còn rơi nghĩa là tâm hồn họ còn sống. Phải chăng giọt nước mắt là hiện thân của những cung bậc cảm xúc chân thành nơi trái tim mỗi người? Nó hoàn toàn đi ngược lại với những cơn say triền miên, sự vụt mất ý thức, cảm xúc mà Chí đã từng nếm trải.

Bởi có những giọt nước mắt chảy ra ngoài theo những đớn đau để rồi một ngày trái tim lại là đại dương mênh mông còn hơn là những giọt nước mắt chảy ngược vào tim để ngày kia khi nước mắt cạn khô trái tim chỉ còn là cánh đồng trắng muối. Như vậy, qua chi tiết giọt nước mắt, người nghệ sĩ đã miêu tả đầy tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, một vẻ đẹp độc đáo, khó thấy mà lại quá đỗi lộng lẫy dưới ánh nhìn mới lạ của nhà văn. Đồng thời, nỗi thống khổ của Chí Phèo  cũng chính là nỗi sầu vạn cổ của nhân loại, để từ đó, nhà văn mở ra cho ta một góc nhìn mới về những năm tháng đã qua, trải mình cùng những thước phim đời sống của quá khứ với biết bao kiếp lầm than miên man tìm về miền hạnh phúc. Hơn thế nữa, từ mạch đập con tim người đọc: “tiếng hát vô biên” được cất lên tha thiết, tiếng hát xót thương, tiếng lòng cảm thông đầy đau đớn hay lời tố cáo danh thép, như một hồi chuông, lời thỉnh cầu về một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.

Nhà phê bình người Nga, Bielinxki từng viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó không đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi ấy”. Cuộc sống của tác phẩm văn học chỉ bắt đầu khi trang sách đóng lại, đó là khi trong lòng người đọc đầy ắp những băn khoăn trăn trở về cuộc đời. Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Phải chăng giọt nước mắt nào cũng khởi nguồn từ đau thương?” chưa? Khác với Nam Cao, Nguyễn Tuân cho rằng chỉ có cái đẹp, cái tài mới nằm ngoài quy luật đào thải của thời gian, mới có sức mạnh chinh  phục nhân loại. Cái đẹp, cái tài là thước đo công minh nhất của mọi nhân cách phẩm giá. Theo nhà văn, con người ta sinh ra ở đời không phải chỉ biết ngẩng cao đầu mà còn phải biết cúi đầu và vái lạy trước cái đẹp, cái tài, cái  thiên lương. Và tất nhiên, phải rơi nước mắt trước vẻ đẹp trong sáng. Giọt nước mắt khi ấy đã trở thành “tiếng hát vô biên” nâng bước con người trên các bậc thang tìm đến các giá trị làm người chân chính. Hãy theo chân Nguyễn Tuân trên chuyến phiêu lưu khám phá vẻ đẹp trên giao lộ văn chương với “Chữ người tử tù”.

Sóng đôi cùng hình tượng Huấn Cao tài hoa, bất khuất, cao cả là một viên quản ngục yêu say mê con chữ với tất cả trái tim, một con người với tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, trọng người tài hoa. Nửa đầu thiên truyện, nhân vật viên quản ngục hiện lên chỉ để khắc sâu tài năng của ông Huấn. Nhưng càng về sau, nhân vật này càng chiếm được vai trò to lớn hơn. Viên quản ngục được Nguyễn Tuân nhận xét như: “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Nhà văn đã xây dựng nhân vật theo một cách độc đáo, mới mẻ đúng như phong cách nghệ thuật của ông. Tác giả đã nắm bắt được cái vái lạy cùng giọt nước mắt khâm phục đối với Huấn Cao của viên quan ở cuối thiên truyện. Chi tiết: “dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào” là một điểm nhấn hết sức đắt giá, đóng vai trò như chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm.

Dòng nước mắt là hình tượng nghệ thuật gợi sự tương tác đa chiều giữa con người và con người, giữa con người và nghệ thuật. Đó là giọt nước mắt trước cái đẹp và dành cho cái đẹp đầy nâng niu, trân trọng. Đó cũng là giọt nước mắt ân hận cửa viên quan khi nhớ về những năm tháng gắn bó với chốn lao tù đầy tăm tối, với tội ác, tử thần và không có lấy sự tự do. Và cuối cùng, đó là giọt nước mắt tri ân sâu sắc chứa ơn lòng thành đến với Huấn Cao – người đã mang đến cho quản ngục đáng thương chân lí sống, bài học về sự cảm hóa của cái chân – thiện – mỹ. Để từ đó, quản ngục hiện ra với bức chân dung cao cả, đẹp đẽ và rất tinh tế. Tóm lại, gọt nước mắt lúc này đây là bàn tay nâng bước những vẻ đẹp trong đời và cả vẻ đẹp của con người, thắp lên trong lòng người đọc niềm lan tỏa của sự thấu hiểu, trân trọng, ngợi khen, bắt nhịp cho lời ca của những giá trị người.

Nghệ thuật là cánh cửa mở rộng tâm hồn, nó mang đến một sức mạnh phi thường mà chỉ ai hiểu và yêu say đắm mới thấm thía. Nghệ thuật nói chung hay văn học nói riêng tạo vẻ đẹp cho niềm đau và gợi lên những xúc cảm sâu xa nơi trái tim độc giả. Để làm nên những con thuyền văn chương không bao giờ chìm giữa đại dương nghệ thuật, nhà văn phải khắc ghi trong tim rằng: “Tài năng và tấm lòng là hai cánh chim nâng tác phẩm của anh đến đỉnh cao. Hai cánh chim ấy mạnh mẽ bao nhiêu thì tác phẩm của anh sẽ bay cao và bây xa bấy nhiêu” (Gamzatop). Không những vậy, bạn đọc – người nắm trong tay vận mệnh của tác phẩm. Phải lắng lòng lại, dùng mọi giác quan để cảm nhận từng biến chuyển trên ngòi bút nhà văn, để nhận lấy trọn vẹn những thông điệp mà tác giả gửi gắm.

  • Kết bài:

Văn chương là chuyện muôn đời, muôn người. Mỗi nhà văn luôn là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy. Vàcốt tủy của văn chương chính là lòng thương người Mỗi trang văn là một khía cạnh cuộc sống thấm đẫm bao nhiêu nước mắt thế nhân. Văn chương thoát ra từ cuộc sống và quay trở lại làm đẹp cuộc sống ấy. Nhưng văn chương không chỉ có thế vì “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên”.

Bài văn tham khảo 2:

  • Mở bài:

Nguyễn Văn Thạc từng viết: “Cuộc sống còn tuyệt vời biết bao trong thực tế và trên trang sách. Nhưng cuộc sống cũng bi thảm biết bao. Cái đẹp còn trộn lẫn niềm sầu muộn, cái nên thơ còn lóng lánh những giọt nước mắt ở đời”. Phải chăng cuộc sống trong tính hiện thực của nó, niềm vui luôn đi đôi với nỗi buồn, ánh sáng luôn tồn tại bên cạnh bóng tối, cái xấu luôn xen lẫn cái tốt và niềm hạnh phúc thường đi đôi với nỗi đau bất hạnh? Và niềm đau của con người xưa nay đã trở thành động lực thôi thúc người nghệ sĩ cầm bút. Khi ấy, ta nói: “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên” (Đặng Tiến – Vũ trụ thơ).

  • Thân bài:

Tạo hóa trao cho con người ngôn ngữ để sáng tạo nghệ thuật. Từ những lời hát trong lao động của người nguyên thủy, những lời nguyện cầu mong ước mùa màng tốt lành cho đến những vần thơ, thiên truyện dồi dào xúc cảm trên trang giấy. Có thể nói nghệ thuật – gam màu lớn của cái đẹp, đang mang trong mình những sắc thái nhỏ mà trong đó, văn học chính là một loại hình ngôn từ – đóa hồng sặc sỡ của vườn thảo mộc văn chương. Văn học phản ánh cuộc sống xuôi theo mạch chảy ngọt ngào của hiện thực. Hiện thực lại gắn liền với dòng nước mắt – là nỗi đau, sự tuyệt vọng, bế tắc, là tấn bi kịch không thể thốt thành lời. Nhưng nghệ thuật không chỉ bóc trần nỗi đau một cách vô nghĩa. Khi con người đắm mình trong nỗi sầu, cũng là lúc vẻ đẹp trong tâm hồn họ trỗi dậy, làm nên làn sóng căn tràn xúc cảm xô bờ lên trái tim người đọc, xâu chuỗi với nhau, kết tinh thành bức chân dung của chính tác phẩm ấy. Chưa dừng lại đó, nghệ thuật còn ẩn mình qua khả năng cải tạo hiện thực của nó. Từ nỗi buồn, văn chương thay áo mới cho những cung bậc cảm xúc của nhân loại, biến niềm đau thành niềm hi vọng, khích lệ, động viên con người chiến thắng số phận làm chủ cuộc đời.

Như vậy, nhận định trên đã khiến ta thêm thấu tỏ những khía cạnh của chức năng và đặc trưng văn học. Nghệ thuật là sự thấu hiểu cho nỗi khốn cùng của loài người và là hành trình tìm kiếm vẻ đẹp, giá trị cốt lõi của tâm hồn. Đồng thời, nó còn cất lên tiếng lòng tri âm đồng điệu, xoa dịu vết thương, tiếp thêm sức mạnh cho bao mảnh đời vượt qua bể khổ bằng bà ca của niềm hạnh phúc, bằng tiếng hát vô biên.

Giữa biết bao bộn bề của buổi chợ phiên văn chương, giữa náo nhiệt, đông đúc của các gian hàng lãng mạn, giữa nhửng đòn gánh ngập tràn vẻ đẹp cao cả, thiêng liêng, tại sao nhà văn lại phải đi đến những chân trời xa xôi để tạo nên vẻ đẹp cho dòng nước mắt? Tại sao giữa vạn vết cắt đời sống, người nghệ sĩ lại nguyện gắn ngòi bút của mình với những kiếp người đau khổ, với những trăn trở của cõi đời mênh mông? Bởi, con người chính là đối tượng phản ánh của văn học. Con người với tất cả những niềm vui, tâm tư, khát vọng luôn là đích đến của văn học, là mối quan tâm hàng đầu của người nghệ sĩ chân chính, đặc biệt là con người và niềm đau. Là dòng sông in bóng cuộc đời, là tấm gương soi chiếu hiện thực, văn học không thể khước từ những tiếng khóc than hay lời tuyệt vọng ai oán mà trái lại, bể khổ của nhân loại chính là hầm mỏ khai thác không bao giờ vơi cạn của người cầm bút. Có phải chăng người nghệ sĩ nên làm như Nadim-Hicmet từng nói: “Con hãy lắng nghe nỗi buồn của cành cây héo khô, của chim muông què quặt, của hành tinh lạnh ngắt nhưng trước hết con hãy lắng nghe nỗi buồn của con người”.

Bên cạnh đó, sáng tác văn học là hành trình tìm kiếm, chịnh phục cái đẹp trên mọi giao lộ của cuộc đời. Niềm vui của người nghệ sĩ là niềm vui của người dẫn đường đến xứ sở của cái đẹp. Và có lẽ, giọt nước mắt khổ đau cũng mang trong mình vẻ đẹp tiềm ẩn nào đó. “Tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt” chính là khám phá, chắt lọc những hạt ngọc ẩn sâu dưới lớp vỏ bọc tâm hồn của con người từ hiện thực đời sống. Từ cội nguồn của nỗi khổ, của số phận nghiệt ngã, nhà văn rẽ hướng đến những vẻ đẹp của tình thương, của niềm hi vọng, của ước mơ, hoài bão,… làm nên dáng vóc con người để tôn vinh, ca ngợi các giá trị chân thiện mỹ và quan trọng hơn hết là các giá trị người. Chính vì điều đó, mỗi nhà văn, trước hết phải là “người cho máu”, là kẻ đa đoan ôm trọn nỗi đau người, đau đời tha thiết, phải thu gọn vào tầm mắt lớp bụi đời thô ráp, bé nhỏ để gợi mở những lát cắt giản dị của cuộc đời. Với sứ mệnh cao cả và thiêng liêng ấy, người cầm bút phái khám phá được tinh hoa của vẻ đẹp sáng ngời trong tâm hồn nhân loại, hạt bụi vàng trong lớp vỉa trầm tích hiện thực, khơi dậy ở người đọc niềm tin vĩnh cửu về cài đẹp và cài thiện của mỗi con người.

Nghệ thuật chính là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, là bến đỗ của sự thanh bình, giúp con người trở về với bản chất thực sự, với cái lương tri vốn có. Văn học sẽ còn lại gì nếu mất đi khả năng cải tạo hiện thực của nó? Sẽ ra sao nếu nghệ thuật không thể là mảnh đất ươm mầm những nhánh hoa hi vọng hay tiếng hát yêu thương? Khi ấy, tác phẩm nghệ thuật sẽ không: “nằm ngoài quy luật của sự băng hoại” và phải tự nó thừa nhận cái chết trước dòng sông năm tháng, trước những thành trì vĩnh cửu, trước những kì quan của tạo hóa. Vì lẽ đó, văn chương phải là ngọn lửa châm ngòi để sự thấu hiểu lan tỏa, là tiếng hát cất cao để thành nhịp cầu sẻ chia giữa trái tim với trái tim, giữa con người với con người và là ngọn gió đưa lối bao mảnh đời thoát khỏi thung lũng đau thương để đến với cánh đồng hạnh phúc. Bởi văn chương nói chung và tác phẩm văn học nói riêng không tồn tại như một vòng tròn khép kín mà là xứ sở của vùng đất muôn màu, ảnh hưởng đến sự vật xung quanh nó. Nhà nghiên cứu Lê Ngọc Trà từng nói: “Nghệ thuật là tiếng nói của tình cảm, là sự tự giải bày và gửi gắm tam tư”. Như vậy, từ nỗi đau, từ số phận bi thương, từ tiếng khóc than hay lời tuyệt vọng, tác phẩm văn học đã vượt qua mọi bờ cõi và giới hạn, khiến người gần người hơn, xoa dịu nỗi đau, thỏa lấp vết thương lòng và rung lên những cung bậc tình cảm sâu xa nhất.

Văn chương – đó không chỉ là cái đẹp, cái bóng bẩy của ngon từ, của nghệ thuật thanh cao thuần khiết, không chỉ là thứ nước phép màu nhiệm thanh lọc và tưới mát tâm hồn mà hơn thế, văn chương còn là tình yêu, cuộc sống của bao người. Như biết bao người cầm bút trên cõi đời, gánh trên vai thiên chức và trách nhiệm của nghề văn. Nam Cao đã đúc kết cho mình một quan niệm sâu sắc về nghệ thuật: “Nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp làm than”. Có lẽ, đối với nhà văn, phát hiện và khẳng định bản chất tốt đẹp của những người lao động nghèo khổ bị đày đọa giữa chốn lầm than chính là mục tiêu của người cầm bút. Phải có niềm tin to lớn ở con người, phải có đôi mắt đong đấy nhân ái, Nam Cao mới phát hiện được những đốm sáng đặc biệt ấy trong lòng người. Và Chí Phèo là tác phẩm minh chứng điều đó.

Xuyên suốt thiên truyện, Nam Cao đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một bức tranh hiện thực xã hội chân thực, cuộc sống cơ cực, nỗi thống khổ, bi kịch tha hóa bị tước đi quyền làm người của người nông dân trong xã hội thực dân nửa phong kiến suy tàn.

Trong cái xã hội rối ren ấy, những con người lương thiện bị đẩy vào con đường lưu manh háo với biết bao ê chề, tủi hổ, tiêu biểu là nhân vật Chí Phèo. Với lăng kính nghệ thuật của riêng mình, Nam Cao nhận ra điều mà xã hội định kiến như làng Vũ Đại còn thiếu đó chính là lòng tốt. Và sự lương thiện đáng quý đó ông trao cho Thị Nở – người đàn bà xấu xí bị cả làng xa lánh, dè chừng. Tình yêu thương đó kết tinh trong bát cháo hành đã gieo lên trong lòng Chí Phèo hạt mầm của nhân tính, kéo con quỷ dữ từ địa ngục trở về. Những tưởng bức tranh hiện thực với gam màu trầm buồn, lạnh ngắt, thiếu vắng tình người sẽ khép lại, mở ra cho ta những tia ngắn vàng rực rỡ, nhưng không. Khát vọng làm người của Chí Phèo và mối tình của anh với Thị Nở bị bà cô Thị Nở , nhân dành làng Vũ Đại và những định kiến trong xã hội, chối bỏ. Để rồi, nỗi thất vọng, đau thương, ngỡ ngàng bủa vây lấy Chí. Chí cố tìm đến hơi men để lẩn trốn hiện thực, chạy trốn chính mình nhưng thất bại ê chề: “Tỉnh ra, chao ôi là buồn”.

Sau tất cả, sau những nhát dao khắc sâu vào vết thương lòng, sau nhưng chua xót, cay đắng của cái ao đời phẳng lặng, Chí khóc. Hắn khóc những giọt nước mắt đau thương đến tận cùng, khóc cho một tình yêu chưa bén mà đã tàn, khóc cho bi kịch bị khước từ, khóc cho khát vọng hoàn lương bị vùi dập. Đây là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất Chí Phèo khóc trong tác phẩm. Đã nhiều lần, giọt nước mắt ấy chực rơi nhưng lại được tình thương của Thị nâng đỡ: “Nếu Thị không vào. Cứ để hắn vẩn vơ nghĩ mãi thì khóc được mất”. Ấy đâu phải là giọt nước mắt bi ai, mà là giọt nước mắt của hạnh phúc, của niềm hi vọng, của sự hân hoan chào đón ngày hoàn lương. Chỉ khi tình yêu bị khước từ, mọi điểm tựa tinh thần vỡ nát, cánh công đến miền đất hứa đóng sầm lại, Chí Phèo mới bật khóc trong nỗi đau tận cùng của số phận.

Hình tượng giọt nước mắt chính là một khám phá độc đáo mang tính triết lí của Nam Cao về nhân tính của con người. Đối với ông: “Người ta chỉ xấu xa, hư hỏng trước đôi mắt ráo hoảnh của phường ích kỉ và nước mắt là một miếng kính biến hình vũ trụ”. Chính giọt nước mắt là hiện thân của cảm xúc nơi đáy lòng của Chí Phèo bởi nước mắt là ngôn từ nơi trái tim nhưng không thể diễn tả. Và Nam Cao tin rằng khi nào nước mắt con người còn rơi nghĩa là tâm hồn họ còn sống. Phải chăng giọt nước mắt là hiện thân của những cung bậc cảm xúc chân thành nơi trái tim mỗi người? Nó hoàn toàn đi ngược lại với những cơn say triền miên, sự vụt mất ý thức, cảm xúc mà Chí đã từng nếm trải. Bởi có những giọt nước mắt chảy ra ngoài theo những đớn đau để rồi một ngày trái tim lại là đại dương mênh mông còn hơn là những giọt nước mắt chảy ngược vào tim để ngày kia khi nước mắt cạn khô trái tim chỉ còn là cánh đồng trắng muối.

Như vậy, qua chi tiết giọt nước mắt, người nghệ sĩ đã miêu tả đầy tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người, một vẻ đẹp độc đáo, khó thấy mà lại quá đỗi lộng lẫy dưới ánh nhìn mới lạ của nhà văn. Đồng thời, nỗi thống khổ của Chí Phèo cũng chính là nỗi sầu vạn cổ của nhân loại, để từ đó, nhà văn mở ra cho ta một góc nhìn mới về những năm tháng đã qua, trải mình cùng những thước phim đời sống của quá khứ với biết bao kiếp lầm than miên man tìm về miền hạnh phúc. Hơn thế nữa, từ mạch đập con tim người đọc: “tiếng hát vô biên” được cất lên tha thiết, tiếng hát xót thương, tiếng lòng cảm thông đầy đau đớn hay lời tố cáo danh théo, như một hồi chuông, lời thỉnh cầu về một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.

Nhà phê bình người Nga, Biêlinxki từng viết: “Tác phẩm nghệ thuật sẽ chết nếu nó không đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi ấy”. Cuộc sống của tác phẩm văn học chỉ bắt đầu khi trang sách đóng lại, đó là khi trong lòng người đọc đầy ắp những băn khoăn trăn trở về cuộc đời. Đã bao giờ bạn tự hỏi: “Phải chăng giọt nước mắt nào cũng khởi nguồn từ đau thương?” chưa? Khác với Nam Cao, Nguyễn Tuân cho rằng chỉ có cái đẹp, cái tài mới nằm ngoài quy luật đào thải của thời gian, mới có sức mạnh chinh phục nhân loại. Cái đẹp, cái tài là thước đo công minh nhất của mọi nhân cách phẩm giá. Theo nhà văn, con người ta sinh ra ở đời không phải chỉ biết ngẩng cao đầu mà còn phải biết cúi đầu và vái lạy trước cái đẹp, cái tài, cái thiên lương. Và tất nhiên, phải rơi nước mắt trước vẻ đẹp trong sáng. Giọt nước mắt khi ấy đã trở thành “tiếng hát vô biên” nâng bước con người trên các bậc thang tìm đến các giá trị làm người chân chính. Hãy theo chân Nguyễn Tuân trên chuyến phiêu lưu khám phá vẻ đẹp trên giao lộ văn chương với “Chữ người tử tù”.

Sóng đôi cùng hình tượng Huấn Cao tài hoa, bất khuất, cao cả là một viên quản ngục yêu say mê con chữ với tất cả trái tim, một con người với tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, trọng người tài hoa. Nửa đầu thiên truyện, nhân vật viên quản ngục hiện lên chỉ để khắc sâu tài năng của ông Huấn. Nhưng càng về sau, nhân vật này càng chiếm được vai trò to lớn hơn. Viên quản ngục được Nguyễn Tuân nhận xét như: “một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ”. Nhà văn đã xây dựng nhân vật theo một cách độc đáo, mới mẻ đúng như phong cách nghệ thuật của ông. Tác giả đã nắm bắt được cái vái lạy cùng giọt nước mắt khâm phục đối với Huấn Cao của viên quan ở cuối thiên truyện.

Chi tiết: “dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào” là một điểm nhấn hết sức đắt giá, đóng vai trò như chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm. Dòng nước mắt là hình tượng nghệ thuật gợi sự tương tác đa chiều giữa con người và con người, giữa con người và nghệ thuật. Đó là giọt nước mắt trước cái đẹp và dành cho cái đẹp đầy nâng niu, trân trọng. Đó cũng là giọt nước mắt ân hận cửa viên quan khi nhớ về những năm tháng gắn bó với chốn lao tù đầy tăm tối, với tội ác, tử thần và không có lấy sự tự do. Và cuối cùng, đó là giọt nước mắt tri ân sâu sắc chứa ơn lòng thành đến với Huấn Cao – người đã mang đến cho quản ngục đáng thương chân lí sống, bài học về sự cảm hóa của cái chân – thiện – mỹ. Để từ đó, quản ngục hiện ra với bức chân dung cao cả, đẹp đẽ và rất tinh tế. Tóm lại, gọt nước mắt lúc này đây là bàn tay nâng bước những vẻ đẹp trong đời và cả vẻ đẹp của con người, thắp lên trong lòng người đọc niềm lan tỏa của sự thấu hiểu, trân trọng, ngợi khen, bắt nhịp cho lời ca của những giá trị người.

Nghệ thuật là cánh cửa mở rộng tâm hồn, nó mang đến một sức mạnh phi thường mà chỉ ai hiểu và yêu say đắm mới thấm thía. Nghệ thuật nói chung hay văn học nói riêng tạo vẻ đẹp cho niềm đau và gợi lên những xúc cảm sâu xa nơi trái tim độc giả. Để làm nên những con thuyền văn chương không bao giờ chìm giữa đại dương nghệ thuật, nhà văn phải khắc ghi trong tim rằng: “Tài năng và tấm lòng là hai cánh chim nâng tác phẩm của anh đến đỉnh cao. Hai cánh chim ấy mạnh mẽ bao nhiêu thì tác phẩm của anh sẽ bay cao và bây xa bấy nhiêu” (Gamzatop). Không những vậy, bạn đọc – người nắm trong tay vận mệnh của tác phẩm. Phải lắng lòng lại, dùng mọi giác quan để cảm nhận từng biến chuyển trên ngòi bút nhà văn, để nhận lấy trọn vẹn những thông điệp mà tác giả gửi gắm.

  • Kết bài:

Văn chương là chuyện muôn đời, muôn người. Mỗi trang văn là một khía cạnh cuộc sống thấm đẫm bao nhiêu nước mắt thế nhân. Nhưng văn chương không chỉ có thế vì: “Nghệ thuật tạo vẻ đẹp cho dòng nước mắt, biến nỗi thống khổ của nhân loại thành tiếng hát vô biên”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang