Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường
Thời gian gần đây, liên tiếp xảy ra các vụ bạo lực học đường ở một số địa phương, cá biệt có một số vụ việc nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần học sinh, môi trường giáo dục và gây lo lắng, bức xúc trong dư luận xã hội.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bạo lực học đường tăng cao nhưng tập trung ở 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất, không gian mạng xã hội phát triển mạnh, thu hút học sinh tham gia, cái tiêu cực nhiều khi lấn át cái tích cực tác động không tốt đến học sinh, xã hội. Thứ hai, nền tảng đạo đức của học sinh, gia đình và xã hội suy thoái nghiêm trọng, khiến cho hành vi ứng xử và giao tiếp của học sinh thiếu chuẩn mực. Thứ ba, xã hội thiếu gương mâu khiến học sinh lúng túng trong nhiệm vụ rèn luyện đạo đức, nhân cách ,nhân phẩm của mình. Thầy giáo, cô giáo chưa kiểm soát được cảm xúc cũng như chưa cập nhật những thay đổi trong cuộc sống phù hợp thực tế, tâm sinh lý lứa tuổi học sinh để giáo dục các em. Tính chủ động của các thầy giáo, cô giáo, nhà trường rất quan trọng, nhưng khi các vụ việc liên quan bạo lực học đường xảy ra thì giáo viên, trường học đều lúng túng, sợ trách nhiệm dẫn đến xử lý chưa phù hợp.
Khắc phục tình trạng bạo lực học đường là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Trước hết, trách nhiệm này thuộc về trường học, nơi các em đang học tập và rèn luyện từng ngày. Muốn có học sinh đạo đức tốt thì thầy giáo, cô giáo phải là tấm gương mẫu mực. Tuy nhiên, áp lực thành tích khiến giáo viên không đưa ra bức tranh thực về năng lực học tập, ý thức hạnh kiểm của học sinh mà lại “làm đẹp”, đánh bóng, từ đó, tạo nên gương xấu những thói xấu, việc làm không tốt cho học sinh. Thực tế bạo lực học đường không chỉ có ở Việt Nam mà là một hiện tượng xã hội liên quan tâm lý, lứa tuổi ở nước nào cũng có. Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, mạng xã hội với nhiều hình ảnh bạo lực ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý tuổi học trò. Mặt khác, nhiều phụ huynh chưa quan tâm đến giáo dục con cái, thậm chí hướng dẫn con giải quyết, xử lý các vụ việc theo hướng tiêu cực.
Cần đưa nội dung giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống vào dạy học. Chương trình giáo dục cần gắn liền với thực tiễn đười sống. chú trọng giáo dục đạo đức, lối sống. Tăng cường giáo dục đạo đức, nhân cách, nhân phẩm, hướng học sinh đến những điều tốt đẹp, xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực, lành mạnh.
Gia đình phải chú trọng đến việc giáo dục và rèn luyện đạo đức, nhân cách, nhân phẩm cho con em của mình. Cha mẹ cần gương mẫu, xây dựng văn hóa gia đình lành mạnh, tích cực, có văn hóa. Cha mẹ không nên quá dễ dãi với con cái. Cần nghiêm khắc để các em biết kiềm chế bản thân, ứng xử lịch sự, biết tôn trong và yêu thương.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần quản lý chặt chẽ nội dung, hình ảnh trên các nhà mạng, bảo đảm các hình ảnh nội dung xấu, độc hại cần được xóa ngay, tránh ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội, nhất là trẻ em.
Bản thân mỗi học sinh cần tích cực rèn luyện, bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức tốt đẹp. Sống biết tôn trọng, yêu thương người khác, không ủng hộ bạo lực và biết cách chống lại bạo lực trong học đường. Biết phê phán, xử lí các trường hợp vi phạm, bảo vệ lẽ phải, xây dựng môi trường học tập thân thiện, tích cực, lành mạnh và tiến bộ.
Trong vấn đề bạo lực học đường, nhà trường, gia đình và xã hội cần lấy phòng, chống là chính chứ không phải xử lý là chính; lấy giáo dục, nêu gương là chính chứ không nặng về răn đe, xử phạt học sinh. Lấy cái đẹp, cái tích cực thu hút sự quan tâm của học sinh, lấy ánh sáng đẩy lùi bóng tối, hướng đến hoàn thiện nhân cách học sinh theo những chuẩn mực mới của thời đại.
Bài tham khảo:
Nghị luận về vấn nạn bạo lực học đường hiện nay
Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. Bạo lực học đường từ lâu đã là một vấn đề nhức nhối của ngành giáo dục. Không chỉ có nam sinh, mà những năm gần đây, tình trạng các nữ sinh trở thành đối tượng gây nên các vụ đánh nhau đã tăng cao. Hậu quả của các vụ bạo lực học đường thường rất nặng nề, khó khắc phục.
Bạo lực là những mâu thuẫn căng thẳng dẫn tới đụng độ, va chạm mạnh mẽ. Bạo lực học đường là những mâu thuẫn xảy ra trong phạm vi trường học. Vậy nguyên nhân chính phải chăng là học sinh bế tắc dẫn đến bạo lực như là một cách hành xử?
Bạo lực học đường gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với bản hân học sinh, gia đình và xã hội. Đối với học sinh, bạo lực học đường gây ra những ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý. Các bạn học sinh sẽ bị tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực. Người bị bạo lực phải chịu những phí tổn về vật chất phải chi trả sau khi bị đánh để tiến hành chữa trị. Ngoài ra còn tạo tâm lí hoang mang, lo lắng đối với người thân.
Đối với người gây ra bạo lực, bởi gây ra những hậu quả đối với người khác, họ sẽ bị chỉ trích, kỉ luật, thậm chí là bi jphaps luật trừng trị. không những thế, người thường hay bạo lực với người khác sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về nhân cách, mất dần nhân tính, làm gương xấu cho người khác học theo. Bạo lực học đường là mầm mống của tội phạm, tội ác, là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tri con người. Người gây bạo lực sẽ không định hướng cho sự phát triển nhân cách của mình, làm ảnh hưởng xấu tới học tập, gây nguy hại cho xã hội. Người gây ra bạo lực trở lên lẻ loi, bị cô lập mọi người xa lánh căm ghét. Liệu đó có phải là điều chủ thể gây ra bạo lực mong muốn?
Đối với xã hội, tình trạng bạo lực học đường cũng ảnh hưởng rất lớn tới xã hội, mà đặc biệt là các bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nó giống như việc tạo thành một “trào lưu” mới là bắt nạt bạn bè và gây ra các vụ “tai tiếng” sau đó tung lên mạng nhằm muốn được “nổi tiếng” hoặc là dùng để “dằn mặt” đối phương. Điều đó làm giảm sút học tập của học sinh và ảnh hưởng tới giáo dục của nhà trường.
Có nhiều nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực học đường như ngày nay. Trước hết, cách ứng xử của các bậc cha mẹ thiếu tình cảm, cư xử thô lỗ, lời lẽ tục tĩu,… sẽ dẫn đến tình trạng thích bạo lực ở lứa tuổi học sinh. Gia đình thiếu quan tâm đến sự phát triển nhân cách của con cái. Hoặc bỏ mặc, hoặc quá chiều chuồng khiến con cái thiếu tình thương, không biết cảm thông, chia sẻ với người khác.
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, thế hệ trẻ đang bị đầu độc bởi ma lực của các trò chơi chém giết trong game online, các truyện tranh bạo lực, những trò chơi điện tử, phim ảnh đầy những pha bắn giết, những phim ảnh kích động sự hung bạo của các em cũng đang ngày một xuất hiện nhiều hơn, thường xuyên hơn, đặc biệt các em cũng bị ảnh hưởng từ chính những cảnh bạo hành trong gia đình và ngoài xã hội như bạo lực trên các sân cỏ, đâm chém để tranh giành quyền lợi, đánh người thi hành công vụ, … –
Từ phía bản thân học sinh đang diễn ra tình trạng suy thoái đọa đức vô cùng nghiêm trọng. Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo. Mặt khác do tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè. Bạo lực học đường xảy ra thật đáng buồn khi nhiều nguyên nhân rất lãng xẹt, sau một thời gian tìm hiểu về những vụ việc mới xảy ra gần đây, tôi đã đúc kết được cho mình nhiều lí do rằng: vì đẹp mà chảnh, do xích mích nhỏ, bị nhìn đểu, thấy ghét, hiểu lầm, không cho xem bài kiểm tra… và nguyên nhân chủ yếu chính là học sinh không có đủ kỹ năng sống để giải quyết.
Giải pháp khắc phục tình trạng bạo lực học đường cần phải đúng đắn và quyết liệt. Học sinh chưa biết đầy đủ cách ứng xử và đối phó với những áp lực, bất đồng và mâu thuẫn trong các mối quan hệ xã hội nên rất cần sự tư vấn nhanh chóng và kịp thời từ phía nhà trường, gia đình và kể cả bạn bè. Để làm được điều đó các bạn nên tâm sự, chia sẻ với thầy cô, bày tỏ những vướng mắc về tình bạn, tình yêu, về kỹ năng giải quyết hài hòa các mối quan hệ. Một điều không thể thiếu đối với các bạn học sinh là chúng tra phải biết kiềm chế tính nóng giận của bản thân, giải quyết các vấn đề một cách nhẹ nhàng, khôn khéo.
Gia đình và nhà trường cần giáo dục cho các em biết yêu thương, tôn trọng người khác, biết cảm thông và chia sẻ, biết kiềm chế cơn nóng giận của bản thân, hành động chuẩn mực, hướng đến mối quan hệ thân thiện đối với mọi người xung quanh.
Đặc biệt là các bạn phải biết nói lời xin lỗi, không được để hành động đi trước suy nghĩ rồi sau này hối hận về điều mình làm. Tóm lại, chỉ một mâu thuẫn nhỏ cũng trở thành nguyên nhân khiến học sinh dùng bạo lực giải quyết. Cái kết của bạo lực học đường không còn dừng lại ở việc kiểm điểm, đuổi học mà còn là sự tha háo nhân cách của toàn xã hội.