Nghị luận: Cảm thông và chia sẻ

nghi-luan-cam-thong-va-chia-se

Nghị luận: Cảm thông và chia sẻ.

I. Mở bài:

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Cuộc sống không bao giờ hết khó khăn, bởi thế sẽ còn nhiều điều buồn phiền và nỗi khổ đau tồn tại trong cuộc sống. Khi đó, chúng ta cần biết cảm thông và chia sẻ cho người khác. Biết cả thông và chia sẻ là lối sống cao đẹp.

II. Thân bài:

1. Giải thích:

Thế nào là cảm thông và chia sẻ?

– Cảm thông là hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khác

– Chia sẻ là san sẻ, gánh vác giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống bằng cả suy nghĩ và hành động, bằng cả vật chất và tinh thần.

Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ là sự chăm sóc bằng tình cảm chân thành; đặt mình vào vị trí của người khác, nhận biết và thấu hiểu cảm xúc của họ; san sẻ, giúp đỡ, trao gửi những điều tốt đẹp cho nhau.

2. Bàn luận.

Biểu hiện của quan tâm, cảm thông và chia sẻ.

Sự quan tâm, cảm thông và chia sẻ được thể hiện qua lời nói và hành động như:

– Lắng nghe, động viên, an ủi, nhắn tin, gọi điện hỏi thăm.

– Chia sẻ về vật chất và tinh thần với những người gặp khó khăn.

– Đồng cảm, thấu hiểu với những người có cảnh ngộ khó khăn.

– Giúp đỡ những người gặp khó khăn.

– Khích lệ, động viên bạn bè quan tâm, cảm thông với nỗi khổ đau và chia sẻ khó khăn, vất vả với người khác.

– Phê phán thói ích kỉ, thờ ơ trước khó khăn, mất mát của người khác.

Tại sao cần biết cảm thông và chia sẻ ?

– Đối với người nhận được sự quan tâm, cmar thông và chia sẻ sẽ có thêm động lực vượt qua thử thách, có niềm tin vào tương lai.

– Đối với người biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ nhận được sự yêu quý, tôn trọng của mọi người. Nhờ đó cuộc sống sẽ ngập tràn tình yêu thương, niềm vui và hạnh phúc; các mối quan hệ sẽ trở nên tốt đẹp và bền vững hơn.

– Biết quan tâm, cảm thông và chia sẻ sẽ giúp mọi người trở nên gần gũi, yêu thương và đoàn kết với nhau hơn.

– Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, không nơi nương tựa, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân của chiến tranh, thiên tai, khuyết tật, của bệnh tật quái ác, của các cảnh ngộ éo le khác… Họ rất cần được sự cảm thông của người khác và của cộng đồng (dẫn chứng )

– Sự cảm thông và chia sẻ sẽ giúp họ có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống.(dẫn chứng )

Sự cảm thông và chia sẻ giữ con người với con người làm cho mối quan hệ giữa con người và con người tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, mọi người gần gũi gắn bó hơn, đó là nét đẹp truyền thống của dân tộc Việt Nam chúng ta cần phải giữ gìn và phát huy.

Làm thế nào để thể hiện sự cảm thông và chia sẻ?

– Tham gia ủng hộ vào các Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, phong trào mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ sách vở, quần áo cũ …

– Sự cảm thông và chia sẻ không chỉ bằng cử chỉ và lời nói, mà còn bằng hành động thiết thực tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi người.

Dẫn chứng:

+ Như trong các trận lũ lụt ở miền Trung, cả nước hướng về và chia sẻ những khó khăn bằng cách ủng hộ lương thực và nhu yếu phẩm.

+ Trong đại dịch covid-19 ,các chiến sĩ áo trắng của cả nước lên đường giúp người dân Sài Gòn.

+ Giúp đỡ những người vô gia cư trong những ngày tết.

c. Phê phán:

– Cần phê phán những người có thái độ thờ ơ vô cảm trước những khó khăn ,bất hạnh của người khác…

d. Bài học nhận thức và hành động:

– Biết cảm thông và chia sẻ với hoàn cảnh khó khăn của người khác.

– Giúp đỡ người khác trong khó khăn, hoạn nạn.

III. Kết bài:

– Cuộc sống sẽ đẹp vô cùng khi con người biết thông cảm và sẻ chia. Đó cũng là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.

Suy nghĩ về sự đồng cảm và chia sẻ trong xã hội ta hiện nay

3 Trackbacks / Pingbacks

  1. Suy nghĩ về những tác hại của căn bệnh vô cảm - Theki.vn
  2. Suy nghĩ về căn bệnh vô cảm của con người hiện nay - Theki.vn
  3. Vai trò, ý nghĩa của tình yêu thương đối với cuộc sống con người. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.