Nghị luận về hiện tượng nghiện mạng xã hội

nghi-luan-hien-tuong-nghien-mang-xa-hoi

Nghị luận về hiện tượng nghiện mạng xã hội trong của con người hiện nay.

Mạng xã hội là sản phẩm của thời đại internet. Đó là những trang mạng con người có thể tương tác, kết nối, trò chuyện, chia sẻ thông tin với nhau è Mặt xã hội có nhiều mặt tích cực, thế nhưng các bạn trẻ ngày nay tốn quá nhiều thời gian cho mạng xã hội mà quên đi đời thực, họ chạy trốn thực tại bằng cách “thả hồn” vào mạng xã hội.

Mạng xã hội hiện diện ở khắp mọi nơi và dường như, ở đâu có kết nối internets, ở đó có mạng xã hội. Trong các quán cà phê, trên xe taxi, ở công viên, đâu đâu cũng là những con người hoàn toàn bất động, vô hồn nhìn vào điện thoại, thả hồn vào mạng xã hội. Họ chăm chút hình ảnh trên mạng ảo trên facebook, Instagram, Tiktok… nhưng lại không quan tâm, chăm sóc sức khỏe bản thân. Họ hăm hở tham gia vào những cuộc tranh luận to tát trên mạng xã hội mà quên đi sự vất vả của mẹ, nỗi cơ cực của cha…

Càng say mê mạng xã hội, tuổi trẻ càng trở nên cô độc. Họ tự xây dựng cho mình một thế giới ảo và giam cầm mình ở rong đó, phụ thuộc và nó và không thể thoát ra được. Như một cơn nghiện, nếu không tiếp cận mạng xã hội, họ trở nên bứt rứt, khó chịu, không thể tập trung vào công việc.

Nghiện mạng xã hội khiến tuổi trẻ tiêu tốn thời gian vô ích. Ngoài công việc phải làm hằng ngày, tuổi trẻ dành hết thời gian còn lại vào mạng xã hội. Thậm chí, nhiều bạ trẻ còn tiêu phí cả thời gian nghỉ ngơi, thời gian vui vẻ với gia đình, thời gian nâng cao năng lực bản thân vào mạng xã hội.

Nghiện mạng xã hội khiến người trẻ suy nhược thể chất và tinh thần. Những sự cố trên mạng xã hội, những vụ lừa đảo đã xảy ra, những xung đột đã có, lười biếng vận động khiến tuổi trẻ ngày càng trở nên suy nhược cả về thể chất lẫn tinh thần. Nghiện mạng xã hội khiến người trẻ quên đi những giá trị tốt đẹp của cuộc sống (vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp của nghệ thuật…) để đắm chìm vào những giá trị ảo.

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến con nghiện mạng xã hội trước hết là do cuộc phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin. Công nghệ chắp thêm cánh tay, mở rộng thêm tầm nhìn và nâng cao khả năng tương tác của con người, trong một lúc, họ chưa thể kiểm soát được bản thân và dễ dàng để cho mạng xã hội kiểm soát.

Một lí do khác đó là tuổi trẻ ngày nay mất phương hướng trong cuộc sống, sống thiếu lý tưởng, không có hoạch định cụ thể cho tương lai nên dễ sa vào những trò vui tốn thời gian, vô bổ. Gia đình, xã hội chưa chú trọng đúng mức đến việc rèn luyện kĩ năng mềm, định hướng giá trị sống cho giới trẻ.

Để hạn chế tác động của mạng xã hội và đi đến chấm dứt cơn nghiện nguy hại này, tự bản thân mỗi người phải ý thức về mặt lợi, hại của mạng xã hội. Lên thời gian biểu hợp lý để cân đối giữa thế giới thực và thế giới “ảo”, sống tích cực và có định hướng hơn. Gia đình và nhà trường phối hợp tổ chức nhiều hoạt động định hướng lối sống cho giới trẻ như ngoại khóa tham quan, tổ chức các câu lạc bộ khoa học, đẩy mạnh công tác tư vấn tâm lý…


Tham khảo:

Suy nghĩ về vấn đề sử dụng mạng xã hội đối với các bạn trẻ hiện nay.

Với sự phát triển vượt bật của công nghệ và kĩ thuật hiện nay, mạng xã hội đã trở thành những ứng dụng cực kì phổ biến trên các thiết bị thông minh của con người như Facebook, Zalo, Instagram, Twitter,…, nó dường như phổ biến đến nỗi hầu như mỗi người đều sở hữu cho mình ít nhất từ một tài khoản xã hội trở lên.

Mạng xã hội mang lại nhiều lợi ích cho người dùng. Trước hết là tính năng kết nối nhanh chóng để mọi người trên khắp mọi nơi có thể giao lưu kết bạn. Qua mạng xã hội, chúng ta dễ dàng hơn trong việc đón nhận những thông tin mới nhất với sự liên kết hệ thống mạng internet. Chẳng những thế, mạng xã hội còn có thể tạo ra công ăn việc làm, buôn bán thuận lợi hơn thì với những lợi thế đó. Bởi thế, cũng không có gì là khó hiểu và vô lý khi độ phủ sóng của nó lại rộng rãi đến vậy.

Với tất cả lợi ích trên, việc sử dụng mạng xã hội cực kì tốt khi ta dùng nó đúng cách – có nghĩa là “làm chủ được nó” và không “để nó làm chủ”. Thế nhưng, không phải ai cũng có thể kiểm soát bản thân mình khi tham gia các mạng xã hội. Ngày nay rất nhiều bạn trẻ đã mang trong mình căn bệnh nghiện mạng xã hội, lạm dụng mạng xã hội cực kì nghiêm trọng, nó không chỉ khiến chúng ta trở nên xa cách hơn với thế giới đời thật, mà còn có thể tạo ra các chứng bệnh về thần kinh, suy giảm các hoạt động sống thường ngày của cơ thể, giờ ăn và ngủ có thể bị facebook thay thế mà dẫn tới chế độ sinh học không điều độ, sức khoẻ yếu ớt và còn có thể bị tác động, stress bởi những thông tin sai lệch, những bài báo mạng “giật tít” ở trên mạng xã hội.

Với những nguy cơ rình rập, những rủi ro có thể đến, những tổn hại có thể xảy ra, chúng ta chỉ nên sử dụng mạng xã hội những khi cần thiết, nên có giờ giấc khoa học để cân bằng giữa các hoạt động sống, công việc và giờ giấc nghỉ ngơi bên ngoài với thời điểm sử dụng các ứng dụng xã hội để giải trí để tìm kiếm thông tin nhằm bảo vệ bản thân, gia đình, người thân trước những kẻ xấu.

Hiện trạng nghiện mạng xã hội tuy là có thường xuyên gặp phải thế nhưng số đông khác vẫn có được một cuộc sống lành mạnh, biết sử dụng mạng xã hội để lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà mình được trải qua trong thực tế, không bị chi phối bởi nhiều luồn thông tin tiêu cực trên mạng xã hội và luôn làm chủ được cuộc sống, hạnh phúc của riêng mình. Nếu như chúng ta không thể thức tỉnh, thay đổi cách sống sao cho lành mạnh sáng suốt hơn khi sử dụng mạng xã hội, thì xã hội này sẽ trở nên vô cảm, thiếu thật tế và dần đánh mất hết niềm vui, trải nghiệm trong đời sống.

Suy nghĩ về hiện tượng “Like là làm” trên mạng xã hội của giới trẻ hiện nay.

5 Trackbacks / Pingbacks

  1. Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về vấn đề facebook trong đời sống của giới trẻ ngày nay - Theki.vn
  2. Đề bài: Đọc - hiểu về chủ đề mạng xã hội - Theki.vn
  3. Hãy nêu suy nghĩ của em về việc tự do ngôn luận của giới trẻ hiện nay trên mạng xã hội. - Theki.vn
  4. Suy nghĩ về sự vô cảm của tuổi trẻ ngày nay - Theki.vn
  5. Dàn bài nghị luận: Hiện tượng nghiện Game Online của học sinh hiện nay. - Theki.vn

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.