nghi-luan-su-menh-cua-the-loai-truyen-ngan-dat-len-vai-cac-chi-tiet-nghe-thuat

Nghị luận: Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật

Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”. Anh/ chị hãy bình luận và làm sáng tỏ ý kiến trên qua một vài truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945.

1. Giải thích.

Chi tiết nghệ thuật: “là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (Theo Từ điển thuật ngữ văn học).

Truyện ngắn: Thể loại tự sự cỡ nhỏ, “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người” (Từ điển thuật ngữ văn học). Truyện ngắn được coi như “lát cắt của đời sống”.

Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn: Qua việc tái hiện những khoảnh khắc đời sống, những hiện tượng nhân sinh, những cảnh huống trong quan hệ giữa người với người, truyện ngắn khái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; qua một lát cắt đời sống mà người đọc thấy cả cái cây đời, qua cái khoảnh khắc mà nói được cái muôn thuở của cõi người.

Những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ: Chi tiết nghệ thuật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành tác phẩm nhưng nó mang trọng trách lớn lao: làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật; chủ đề của tác phẩm; quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà văn; tạo nên chiều sâu và sức hấp dẫn cho tác phẩm…

  Ý kiến đã khẳng định vai trò then chốt, tầm quan trọng không thể thiếu của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.

2. Lí giải.

– Sở dĩ chi tiết nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn là vì:

+ Truyện ngắn có dung lượng nhỏ; số lượng nhân vật, sự kiện không nhiều; cốt truyện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống có tính chất chủ đạo. Nhưng điều quan trọng là những gì phản ánh phải có sức khái quát, có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của câu chữ. Truyện ngắn là “tác phẩm có bề sâu nhưng lại không được dài”.

+ Để giải quyết mâu thuẫn trên, cần phải có những chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm. Đó là những điểm sáng hội tụ chiều sâu nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm, cô đúc những điều nhà văn muốn nói trong một dung lượng câu chữ khiêm tốn, tạo nên những trang văn hàm súc, nói ít gợi nhiều. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn phải gánh vác nhiệm vụ nặng nề, có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện sứ mệnh của thể loại. Dù chỉ là tiểu tiết của tác phẩm nhưng những gì nó làm được thì thật lớn lao.

3. Phân tích, chứng minh:

Thí sinh chọn và phân tích một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.

4. Bình luận, mở rộng:

– Đánh giá về ý kiến:

+ Đây là ý kiến đúng đắn, “bắt mạch” được một phương diện cơ bản trong đặc trưng của truyện ngắn.

+ Đề cao vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn nhưng không có nghĩa là đẩy vai trò ấy lên địa vị độc tôn. Bên cạnh chi tiết nghệ thuật, những yếu tố khác cũng có ý nghĩa không nhỏ trong truyện ngắn: tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…

+ Chi tiết nghệ thuật không chỉ quan trọng đối với thể loại truyện ngắn mà đối với tất cả các thể loại văn học, sức nặng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tăng lên rất nhiều khi chủ thể sáng tạo sản sinh được những chi tiết “có tầm”.

– Đánh giá về tác giả, tác phẩm vừa phân tích để chứng minh.

– Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.

+ Người sáng tác: Những người đã gắn đời văn của mình với nghiệp viết truyện ngắn cần nhận thức được sâu sắc vai trò của các chi tiết nghệ thuật ở thể loại này, không ngừng khổ luyện để nâng cao nội lực, mài sắc tài năng, từ đó cho ra đời những chi tiết đặc sắc, độc đáo, có khả năng “đóng đinh” vào lòng người đọc.

– Người tiếp nhận: khi đến với truyện ngắn cần phải sống hết mình với tác phẩm, cần sự cảm thụ tinh tế để có thể phát hiện, giải mã các chi tiết đặc sắc – những “huyệt đạo” làm bừng sáng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Bài văn tham khảo:

1. Giải thích:

– Chi tiết nghệ thuật là gì?

+ Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết.

+ Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng (Từ điển thuật ngữ văn học)

→ Như vậy, chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ thuật. Muốn hiểu, nắm chắc văn bản, phải hiểu rõ chi tiết nghệ thuật. Khái niệm chi tiết được đặt ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng thể. Sự hòa hợp giữa chi tiết và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ thuật được xem là thành tố nhỏ nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật.

– Ngoài tính tạo hình, chi tiết nghệ thuật mang bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ, bản chất văn hóa của một cộng đồng. Chi tiết gắn với quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống của nhà văn. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện.

– Truyện ngắn: Thể loại tự sự cỡ nhỏ, “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người” (Từ điển thuật ngữ văn học). Truyện ngắn được coi như “lát cắt của đời sống”.

– Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn: Qua việc tái hiện những khoảnh khắc đời sống, những hiện tượng nhân sinh, những cảnh huống trong quan hệ giữa người với người, truyện ngắn khái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; qua một lát cắt đời sống mà người đọc thấy cả cái cây đời, qua cái khoảnh khắc mà nói được cái muôn thuở của cõi người.

– Những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ: Chi tiết nghệ thuật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành tác phẩm nhưng nó mang trọng trách lớn lao: làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật; chủ đề của tác phẩm; quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà văn; tạo nên chiều sâu và sức hấp dẫn cho tác phẩm…

Ý kiến trên đã khẳng định vai trò then chốt, tầm quan trọng không thể thiếu của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.

– Vì sao “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”:

+ Chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Chi tiết có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm.

+ Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định.  Do đó, “chi tiết nhỏ” có khả năng tạo nên “nhà văn lớn”.

Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng: “Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”.

2. Bình luận.
Đây là ý kiến đúng đắn, “bắt mạch” được một phương diện cơ bản trong đặc trưng của truyện ngắn. Sở dĩ chi tiết nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn là vì:
+ Truyện ngắn có dung lượng nhỏ; số lượng nhân vật, sự kiện không nhiều; cốt truyện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống có tính chất chủ đạo. Nhưng điều quan trọng là những gì phản ánh phải có sức khái quát, có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của câu chữ. Truyện ngắn là “tác phẩm có bề sâu nhưng lại không được dài”.
+ Để giải quyết mâu thuẫn trên, cần phải có những chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm. Đó là những điểm sáng hội tụ chiều sâu nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm, cô đúc những điều nhà văn muốn nói trong một dung lượng câu chữ khiêm tốn, tạo nên những trang văn hàm súc, nói ít gợi nhiều. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn phải gánh vác nhiệm vụ nặng nề, có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện sứ mệnh của thể loại. Dù chỉ là tiểu tiết của tác phẩm nhưng những gì nó làm được thì thật lớn lao.
Chứng minh:
– Thí sinh chọn và phân tích một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.
Mở rộng:
– Đề cao vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn nhưng không có nghĩa là đẩy vai trò ấy lên địa vị độc tôn. Bên cạnh chi tiết nghệ thuật, những yếu tố khác cũng có ý nghĩa không nhỏ trong truyện ngắn: tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…
– Chi tiết nghệ thuật không chỉ quan trọng đối với thể loại truyện ngắn mà đối với tất cả các thể loại văn học, sức nặng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tăng lên rất nhiều khi chủ thể sáng tạo sản sinh được những chi tiết “có tầm”.
Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.
– Những người đã gắn đời văn của mình với nghiệp viết truyện ngắn cần nhận thức được sâu sắc vai trò của các chi tiết nghệ thuật ở thể loại này, không ngừng khổ luyện để nâng cao nội lực, mài sắc tài năng, từ đó cho ra đời những chi tiết đặc sắc, độc đáo, có khả năng “đóng đinh” vào lòng người đọc.
– Người đọc khi đến với truyện ngắn cần phải sống hết mình với tác phẩm, cần sự cảm thụ tinh tế để có thể phát hiện, giải mã các chi tiết đặc sắc – những “huyệt đạo” làm bừng sáng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

– “Chi tiết” là gì? – Ở đây không phải muốn nói đến những chi tiết thông thường cấu thành cốt truyện mà muốn nói đến những chi tiết nghệ thuật – là các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng (Từ điển thuật ngữ văn học).
Chi tiết nghệ thuật là những yếu tố nhỏ lẻ của tác phẩm nhưng mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng. Sức chinh phục của hình tượng nghệ thuật là ở sự truyền cảm thì góp phần quyết định tạo ra sức truyền cảm hấp dẫn, lôi cuốn người đọc là nhờ chi tiết.
Trong văn học, “chi tiết” theo định nghĩa của nhóm tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 1997) là: “Các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” và họ gọi chung là chi tiết nghệ thuật. Cũng theo nhóm tác giả này thì: “Tuỳ theo sự thể hiện cụ thể, chi tiết nghệ thuật có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm. Chi tiết nghệ thuật gắn với “quan niệm nghệ thuật” về thế giới con người, với truyền thống văn hoá nghệ thuật nhất định”
Như vậy, chi tiết nghệ thuật được xem như linh hồn của một văn bản nghệ thuật. Muốn hiểu, nắm chắc văn bản, phải hiểu rõ chi tiết nghệ thuật. Khái niệm chi tiết được đặt ra nhằm phân biệt với tổng thể nhưng nó không tách rời tổng thể. Sự hòa hợp giữa chi tiết và tổng thể sẽ tạo thành chỉnh thể. Chi tiết nghệ thuật được xem là thành tố nhỏ nhất trong một chỉnh thể nghệ thuật.
– Ngoài tính tạo hình, chi tiết nghệ thuật mang bản chất sáng tạo của người nghệ sĩ, bản chất văn hóa của một cộng đồng.
– Chi tiết gắn với quan niệm nghệ thuật về con người và cuộc sống của nhà văn.
– Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện.
– Vì sao “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn”? (Vai trò của chi tiết đối với tác phẩm văn học và thể hiện tài năng của nhà văn).
Chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tác phẩm. Chi tiết có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm.
Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định.
-> Do đó, “chi tiết nhỏ” có khả năng tạo nên “nhà văn lớn”.
Bàn về truyện ngắn, có ý kiến cho rằng:
“Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn đặt lên vai các chi tiết nghệ thuật. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn là những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ”.
Em hãy giải thích ý kiến trên. Qua truyện ngắn Lão Hạc, hãy làm rõ.
1.Giải thích.
– Chi tiết nghệ thuật: “các tiểu tiết của tác phẩm mang sức chứa lớn về cảm xúc và tư tưởng” (Theo Từ điển thuật ngữ văn học).
– Truyện ngắn: Thể loại tự sự cỡ nhỏ, “thường hướng tới việc khắc họa một hiện tượng, phát hiện một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh hay đời sống tâm hồn của con người” (Từ điển thuật ngữ văn học). Truyện ngắn được coi như “lát cắt của đời sống”.
-– Sứ mệnh của thể loại truyện ngắn: Qua việc tái hiện những khoảnh khắc đời sống, những hiện tượng nhân sinh, những cảnh huống trong quan hệ giữa người với người, truyện ngắn khái quát lên các vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về con người và xã hội; qua một lát cắt đời sống mà người đọc thấy cả cái cây đời, qua cái khoảnh khắc mà nói được cái muôn thuở của cõi người.
– Những người tí hon mang nhiệm vụ khổng lồ: Chi tiết nghệ thuật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành tác phẩm nhưng nó mang trọng trách lớn lao: làm nổi bật tính cách, phẩm chất của nhân vật; chủ đề của tác phẩm; quan niệm thẩm mĩ, tư tưởng nghệ thuật, phong cách nghệ thuật của nhà văn; tạo nên chiều sâu và sức hấp dẫn cho tác phẩm…
Ý kiến trên đã khẳng định vai trò then chốt, tầm quan trọng không thể thiếu của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn.
Bình luận
Đây là ý kiến đúng đắn, “bắt mạch” được một phương diện cơ bản trong đặc trưng của truyện ngắn. Sở dĩ chi tiết nghệ thuật có vai trò đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn là vì:
+ Truyện ngắn có dung lượng nhỏ; số lượng nhân vật, sự kiện không nhiều; cốt truyện diễn ra trong một thời gian, không gian hạn chế, thường chỉ xoay quanh một tình huống có tính chất chủ đạo. Nhưng điều quan trọng là những gì phản ánh phải có sức khái quát, có chiều sâu, vượt ra ngoài khuôn khổ của câu chữ. Truyện ngắn là “tác phẩm có bề sâu nhưng lại không được dài”.
+ Để giải quyết mâu thuẫn trên, cần phải có những chi tiết nghệ thuật đắt giá trong tác phẩm. Đó là những điểm sáng hội tụ chiều sâu nội dung và vẻ đẹp nghệ thuật của tác phẩm, cô đúc những điều nhà văn muốn nói trong một dung lượng câu chữ khiêm tốn, tạo nên những trang văn hàm súc, nói ít gợi nhiều. Chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn phải gánh vác nhiệm vụ nặng nề, có ý nghĩa then chốt trong việc thực hiện sứ mệnh của thể loại. Dù chỉ là tiểu tiết của tác phẩm nhưng những gì nó làm được thì thật lớn lao.
Chứng minh:
– Thí sinh chọn và phân tích một vài chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong các truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1930-1945 để làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận.
Mở rộng:
– Đề cao vai trò của chi tiết nghệ thuật trong truyện ngắn nhưng không có nghĩa là đẩy vai trò ấy lên địa vị độc tôn. Bên cạnh chi tiết nghệ thuật, những yếu tố khác cũng có ý nghĩa không nhỏ trong truyện ngắn: tình huống truyện, nhân vật, ngôn ngữ…
– Chi tiết nghệ thuật không chỉ quan trọng đối với thể loại truyện ngắn mà đối với tất cả các thể loại văn học, sức nặng nghệ thuật của tác phẩm sẽ tăng lên rất nhiều khi chủ thể sáng tạo sản sinh được những chi tiết “có tầm”.
Bài học cho người sáng tác và người tiếp nhận.
– Những người đã gắn đời văn của mình với nghiệp viết truyện ngắn cần nhận thức được sâu sắc vai trò của các chi tiết nghệ thuật ở thể loại này, không ngừng khổ luyện để nâng cao nội lực, mài sắc tài năng, từ đó cho ra đời những chi tiết đặc sắc, độc đáo, có khả năng “đóng đinh” vào lòng người đọc.

– Người đọc khi đến với truyện ngắn cần phải sống hết mình với tác phẩm, cần sự cảm thụ tinh tế để có thể phát hiện, giải mã các chi tiết đặc sắc – những “huyệt đạo” làm bừng sáng nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang