Nghị luận: Xã hội loài người sẽ tuyệt vời biết mấy nếu ai nấy đều cho củi của mình vào lửa thay vì sụt sùi bên đống tro tàn

Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về nhận định sau: “Xã hội loài người sẽ tuyệt vời biết mấy nếu ai nấy đều cho củi của mình vào lửa thay vì sụt sùi bên đống tro tàn”.

1. Giải thích:

– Xã hội loài người: xã hội của tình người, khác với thế giới tự nhiên hoang dã.

– Củi – lửa: hình ảnh của sự sống ấm nóng được tạo ra từ những gì rất nhỏ bé của mỗi cá nhân con người.

– Củi của mình: nhấn mạnh những đóng góp của chính bản thân mỗi cá nhân con người, đừng chờ đợi những gì bên ngoài, mỗi người đều sẵn có những gì để đóng góp, quan trọng là ta có ý thức về điều đó hay không.

– Đống tro tàn: những thất bại, những gì mất mát.

– Ai nấy: tất cả mọi người.

⇒ Cuộc sống của xã hội con người sở dĩ tuyệt vời, sở dĩ đáng quý vì sự gắn bó, chia sẻ của mọi người trước những thử thách khắc nghiệt, gian nan của cuộc sống, cuộc sống càng cơ cực, giá trị con người càng được khẳng định.

2. Bình luận:

– Nếu con người chỉ sụt sùi bên đống tro tàn thì chuyện gì sẽ xảy ra?

+ Con người sẽ chỉ mãi đắm chìm trong nỗi buồn mà thất bại mang lại, sẽ chỉ biết khóc lóc mà không tiếp tục nỗ lực cho tương lai.

+ Sụt sùi không chỉ là nỗi buồn, đó còn là cảm giác nuối tiếc. Cảm giác nuối tiếc đôi khi sẽ khiến cho chúng ta mãi vương vấn những thất bại trước mắt mà không nhìn được những thành công có thể đến trong tương lai.

– Nếu như ai nấy đều thêm củi của mình vào lửa?

+ Một lẽ dĩ nhiên, càng có thêm củi thì lửa sẽ càng được duy trì.

+ Phải là củi của mình chứ không chỉ đơn thuần là củi, bởi lẽ đó phải là sự nỗ lực từ mỗi cá nhân, là một phần bản thân của mỗi người được đóng góp vào ngọn lửa chung của tất cả. Khi mỗi người dám hi sinh một chút gì đó của mình cho tập thể, ngọn lửa đó chắc chắn sẽ không bao giờ trở thành đống tro tàn.

– Tại sao lại là ai nấy?

+ Trong một tập thể nhỏ cũng như một cộng đồng lớn, tình trạng người làm nhiều, người làm ít luôn diễn ra, dẫn đến tình trạng mất công bằng giữa các thành viên. Thế nên phải là ai nấy, phải là tất cả mọi người đều nỗ lực

+ Khi ai cũng nỗ lực cố gắng, họ sẽ tin rằng ngọn lửa ấy là của mình, chứ không phải chỉ là hơi ấm mình được hưởng từ nỗ lực của người khác

– Làm thế nào để thêm củi của mình vào lửa?

+ Không phải cứ cho hết củi vào là ngọn lửa sẽ được nhen nhóm và duy trì mãi. Điều quan trọng là mỗi người đều phải biết thêm củi như thế nào, và cùng nhau giữ ngọn lửa ấy ra sao.

3. Hiện trạng:

– Tại sao ta vẫn thường sụt sùi bên đống tro tàn?

+ Con người ta vẫn thường vì thất bại mà lùi bước, vì một lần vấp ngã mà không dám đứng lên, vì đống tro tàn trước mắt mà mất niềm tin vào việc có thể nhen lên một ngọn lửa sau này. Vì thế, rất nhiều người trong chúng ta chỉ biết sống trong nỗi đau đớn ấy mà không có niềm tin để tiếp tục cố gắng hơn.

+ Rất nhiều người sinh ra đã có một ngọn lửa ấm áp bao bọc, họ quá xa lạ với hình ảnh đống tro tàn, nên khi tận mắt tạo nên điều đó, chứng kiến sự đổ vỡ đó, họ nghĩ rằng mình không thể vượt qua nổi

– Củi của chúng ta đâu, sao chúng ta không cho vào lửa

+ Bản thân mỗi chúng ta dường như đều muốn nhận hơn là muốn cho, trong khi những người dám cho mới là những người xứng đáng được nhận. Chúng ta luôn e dè việc đóng góp cái gì đó của mình cho tập thể, chính vì thế mỗi người chỉ biết giữ một đốm lửa bé nhỏ của riêng mình – đốm lửa yếu ớt có thể bị dập tắt bất cứ lúc nào. Chỉ có ngọn lửa mà được duy trì bởi củi của tất cả mọi người, mới là ngọn lửa ấm áp và trường tồn nhất.

4. Liên hệ bản thân:

– Bạn có phải là người thích sụt sùi bên đống tro tàn

– Ta có thể làm gì để cho thêm củi vào lửa.

Nghị luận: Hãy cố gắng thắp lên ngọn lửa nhỏ còn hơn chỉ ngồi nguyền rủa bóng tối.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang