nha-van-nguyen-tuan-va-hoan-canh-ra-doi-cua-chu-nguoi-tu-tu

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân và hoàn cảnh ra đời của Chữ người tử tù

Giới thiệu nhà văn Nguyễn Tuân và hoàn cảnh ra đời của “Chữ người tử tù”.

1. Nhà văn Nguyễn Tuân.

Nguyễn Tuân là một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của nền văn học Việt Nam thế kỉ 20. Ông viết nhiều thể loại nhưng thành công nhất ở sở trường về tùy bút và ký. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Ông viết văn với một phong cách tài hoa uyên bác và được xem là bậc thầy trong việc sáng tạo và sử dụng Tiếng Việt.

Trước cách mạng, ông nổi tiếng với những tác phẩm viết về những thú chơi điêu luyện của con người. Ông đặc biệt quan tâm đến tài nghệ của con người trong mọi công việc.Chữ người tử tù là tác phẩm nổi bậc nhất của ông trong giai đoạn này.

Từ sau cách mạng, ông chân thành đem ngòi bút phục vụ cuộc chiến đấu của dân tộc, nhưng Nguyễn Tuân luôn luôn có ý thức phục vụ trên cương vị của một nhà văn, đồng thời vẫn muốn phát huy cá tính và phong cách độc đáo của mình. Ông đã đóng góp cho nền văn học mới nhiều trang viết sắc sảo và đầy nghệ thuật ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi nhân dân lao động trong chiến đấu và sản xuất.

2. Tác phẩm “Chữ người tử tù”.

Chữ người tử tù lần đầu tiên xuất hiện trên tạp chí Tao đàn số 29 năm 1938. Lúc này, tác phẩm có tên là Dòng chữ cuối cùng. Sau đó được in trong tập Vang bóng một thời  (1940) mới đổi tên thành Chữ người tử tù.

Chữ người tử tù là kết quả sáng tạo sau bao ngày tháng kiếm tìm và suy ngẫm về mẫu nhan vật lý tưởng của Nguyễn Tuân. Ông rất tâm đắc với những cái đẹp, cái tài hoa bị ẩn khuất trong cuộc đời. Ông tự đặt cho mình tìm kiếm và làm tỏa sáng những vẻ đẹp ấy.

Có người cho rằng, Hình tượng nhân vật Huấn Cao được lấy từ nguyên mẫu Cao Bá Quát, một người học rộng, tài cao, khí phách hơn người. lại có tài viết chữ rất đẹp. Tuy Nguyễn Tuân không khẳng định điều này nhưng xét về những điểm tương đồng của hai hình tượng thì nhận định trên cũng hết sức có lí.

Phân tích Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang