Nhận biết 9 loại trí tuệ và giải pháp giáo dục phát triển toàn diện năng lực học sinh

nhan-biet-9-loai-tri-tue-va-giai-phap-giao-duc-phat-trien-nang-luc-hoc-sinh

Nhận biết 9 loại trí tuệ và giải pháp giáo dục phát triển toàn diện năng lực học sinh.

Dạy học là gì?

Các nhà nghiên cứu định nghĩa rằng:Dạy học là toàn bộ các thao tác có mục đích nhằm chuyển các giá trị tinh thần, các hiểu biết, các giá trị văn hóa mà nhân loại đã đạt được hoặc cộng đồng đã đạt được vào bên trong một con người”.

Dạy học bao gồm 2 quá trình: dạy (truyền thụ) và học (tiếp nhận).

Giáo dục là gì?

Giáo dục là một quá trình hoàn toàn khác với dạy học. Trong tiếng Anh, từ “giáo dục” được biết đến với từ “education”. Đây là một từ gốc Latin được kết hợp bởi hai từ là “Escape” (vượt ra khỏi, vượt thoát) và “Ducere” (dẫn đi, dẫn dắt). Như vậy, “Education”  có nghĩa là dẫn dắt (“ducere”) con người (human) vượt ra khỏi (“Escape”) hiện tại của họ để vươn tới những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn.

Điều đó có nghĩa là, giáo dục là dẫn dắt, là tạo động lực giúp con người vượt lên bản thân, tiếp cận với thế giới bằng năng lực và hiểu biết của mình. Các nhà giáo dục học cũng chỉ ra rằng mục đích cuối cùng của quá trình giáo dục là giúp người học có thể tự học.

Xét lại hệ thống giáo dục của nước ta hiện nay, hầu như chúng ta đang dạy học chứ chưa hẳn là giáo dục bởi sự năng động hóa toàn diện đội ngũ giáo viên, những con người trực tiếp tác động đến học sinh là chưa thực sự hoàn thiện. Cách dạy theo kiểu truyền thụ kiến thức, cách học theo kiểu tiếp nhận thụ động kiến thức còn rất lớn và rất phổ biến.

Về chỉ đạo đổi mới, bộ giáo dục và các sở, ban, ngành đã ban hành, hướng dẫn các quy định về đổi mới phương pháp dạy và học theo chiều hướng phát huy năng lực người học, vận dụng công nghệ thông tin, đổi mới mới phương pháp theo xu hướng hiện đại, lấy người học làm trung tâm. Thế nhưng, thực tế tiếp nhận và đổi mới phương pháp từ phía người dạy còn rất hạn chế. Từ đó, một sự hòa trộn giữa cái mới và cái cũ, chủ động và bị động, tích cực và tiêu cực,… trong tiến trình giáo dục hiện nay tạo nên những mâu thuẫn lớn.

Quy trình giáo dục chưa thực sự tôn trong người học, chưa hướng đến phát huy năng lực tồn hiện ở người học, được biểu hiện dưới 9 dạng đặc thù. Người dạy không chịu thay đổi mình, ích kỉ và lười biếng. Người dạy còn lấy mình làm chuẩn hơn là tôn trọng sự khác biệt của học sinh. Người dạy thường cào bằng thành tích hơn là chú trọng phát hiện và phát triển những đỉnh cao năng lực. Mặt khác, dù xác nhận hay không, thực tế chỉ ra rằng: chúng ta vẫn còn nhiều “kì thị” sự khác biệt trong đám đông.

Tìm kiếm nhân tài trong đám đông đầy cảm xúc.

Mỗi con người đều sở hữu ở mình một năng lực. Và dĩ nhiên, nó không giống nhau. Đó là phép màu của tự nhiên. Hơn 7 tỉ người trên trái đất này và tính cả hàng tỉ người đã từng từng tồn tại, không thể tìm thấy 2 người hoàn toàn giống nhau. Chọn lọc tự nhiên đã mặc định rằng mỗi con người là một cá thể hoàn toàn đọc lập, hoàn toàn khác biệt. Muốn làm tốt công tác giáo dục, nhất định phải hiểu rõ quy luật này.

Không ai hoàn hảo cả. Cũng không ai hoàn toàn vô dụng. Như mặt đất này, có chỗ cao, chỗ thấp, chỗ rộng, chỗ hẹp, chỗ màu mỡ tốt tươi, chỗ nghèo nàn khô kiệt. Con người cũng vậy, phần lớn là bình thường. Một phần, bẩm sinh đã thông minh lanh lợi; phần khác, có người sinh ra chậm chạp, khờ khạo nhưng chưa hẳn là vô dụng. Nếu biết cách giáo dục, nhất định, họ sẽ trở nên hữu ích và tìm kiếm dược hạnh phúc trong cuộc đời mình.

Nhìn nhận về năng lực con người, cần chia ra hai phạm trù trí tuệ. Thứ nhất là trí nhớ. Thứ hai là trí thông minh.

Trí nhớ là khả năng có thể lưu giữ những thông tin về môi trường bên ngoài tác động lên cơ thể, cũng như các phản ứng xảy ra trong cơ thể và tái hiện thông tin được lưu giữ hoặc kinh nghiệm cũ để sử dụng chúng trong lĩnh vực ý thức hoặc tập tính.

Trí thông minh hay trí năng là khả năng tư duy logic, trừu tượng, sự hiểu biết, tự nhận thức, học tập, có trí tuệ xúc cảm, trí nhớ, kế hoạch, và năng lực giải quyết vấn đề của con người. Nói một cách khác, trí thông minh là sự vận dụng tri thức nhằm giải quyết các vấn đề xảy ra trong đời sống con người và vươn đến sáng tạo.

Trên cơ sở nghiên cứu về trí tuệ con người, các nhà khoa học đã đưa ra học thuyết đa trí tuệ. Thuyết đa trí tuệ là một lý thuyết về trí thông minh của con người được nhìn nhận bằng nhiều cách, mang tính đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi tiến sĩ Howard Gardner. Gardner cho rằng, trí thông minh là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa. Trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ mà còn phụ thuộc vào nhiều năng lực khác nữa như:

  • Eq (emotional quotient) – trí thông minh cảm xúc.
  • Sq (social quotient sq) – trí thông minh xã hội.
  • Cq (creative intelligence) – trí thông minh sáng tạo.
  • Pq (passion quotient) – chỉ số đam mê.
  • Aq (adversity quotient) – chỉ số vượt khó.
  • Sq (speech quotient) – trình độ biểu đạt ngôn ngữ.
  • Mq (moral quotient) – chỉ số đạo đức.

Từ những chỉ số này, người ta đưa ra các loài trí tuệ đang hiện hữu trong loài người.

1. Trí thông minh ngôn ngữ.

Trí thông minh ngôn ngữ là năng lực sử dụng ngôn ngữ của con người có thể qua đào tạo hoặc không qua đào tạo. Điều này lí giải những trường hợp thần đồng về ngôn ngữ. Đây là trí thông minh của các phóng viên, nhà văn, người kể chuyện, các nhà thơ và luật sư, người có khả năng về ngôn ngữ có thể tranh biện, thuyết phục, làm trò, hay hướng dẫn hiệu quả thông qua sử dụng lời nói,

2. Trí thông minh logic toán học.

Trí thông minh logic toán học là sự nhạy cảm về các kí hiệu toan học ở con người, là loại hình thông minh đối với những con số và sự logic. Đây là trí thông minh của các nhà khoa học, kế toán viên và những người lập trình máy tính, nét tiêu biểu về trí thông minh logic toán học gồm có khả năng xác định nguyên nhân, chuỗi các sự kiện, tìm ra quy tắc dựa trên các khái niệm.

3. Trí thông minh hình ảnh không gian.

Trí thông minh không gian liên quan đến việc suy nghĩ bằng hình ảnh, biểu tượng và khả năng cảm nhận, chuyển đổi và tái tạo các góc độ khác nhau của thế giới không gian trực quan, đó là mảnh đất sáng tạo của các kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia, nghệ sỹ, các phi công và các kỹ sư cơ khi máy móc, những người đã thiết kế ra Kim tự tháp Ai Cập có rất nhiều trí thông minh này.

4. Trí thông minh âm nhạc.

Đặc điểm cơ bản của trí thông minh âm nhạc là khả năng cảm nhận, thưởng thức và tạo ra các tiết tấu nhịp điệu, đó là trí thông minh của các nhạc công hay những ca sĩ, ngoài ra trí thông minh âm nhạc còn có trong tiềm thức của bất cứ cá nhân nào, miễn là người đó có khả năng nghe tốt và hát theo giai điệu.

5. Trí thông minh vận động thể chất.

Khả năng vận động thân thể là loại hình thông minh của chính bản thân cơ thể, nó bao gồm tài năng trong việc điều khiển các hoạt động về thân thể, khiến các hoạt động của thân thể và các thao tác cầm nắm một cách khéo léo, các vận động viên thể thao, những người làm nghề thủ công, thợ cơ khí và các bác sỹ phẫu thuật là những người sở hữu khả năng này,

6. Trí thông minh tương tác cá nhân.

Đây là năng lực hiểu và làm được với những người khác, khả năng nhìn thấu suốt bên trong người khác, từ đó nhìn ra viễn cảnh bên ngoài bằng chính con mắt của họ,

7. Trí thông minh nội tâm.

Trí thông minh nội tâm là năng lực tự nhận thức về bản thân, một người có tư duy này có thể dễ dàng tiếp cận và nhìn rõ được những cảm xúc của bản thân mình, người có trí thông minh này họ thường hay xem xét bản thân và thích trầm tư suy nghĩ, được ở trạng thái tĩnh lặng hay các trạng thái tìm hiểu tinh thần một cách sâu sắc khác, họ thích làm việc một mình hơn làm việc cùng những người khác, họ là người có tính độc lập và tính tự giác tốt.

8. Trí thông minh thiên nhiên.

Trí thông minh thiên nhiên là khả năng tinh thông trong việc nhận dạng và phân loại vô số chủng loại động thực vật trong môi trường. Đối với mỗi dạng trong bảy loại hình thông minh đầu tiên, có rất nhiều cách để thể hiện chúng ra thế giới bên ngoài. Có lẽ rõ rệt nhất, những người có cảm nhận về thiên nhiên bộc lộ trí thông minh của mình. Đó là sở trường của những người làm vườn, trồng cây cảnh, sáng tạo khung cảnh thiên nhiên , hay nói cách khác là thể hiện sự quan tâm tự nhiên của mình đối với thực vật

9. Trí thông minh hiện sinh.

Trí thông minh hiện sinh có rất ít mối quan hệ với bất kỳ hệ tư tưởng nào. Hơn thế, định nghĩa trí thông minh hiện sinh là trí thông minh liên quan tới các vấn đề cơ bản của cuộc sống. Những câu hỏi như: “Cuộc sống là gì?” “Ý nghĩa của nó là gì?” “Vì sao lại có quỷ dữ?” “Loài người sẽ tiến tới đâu?” và “Chúa có tồn tại hay không?” là những điểm khởi đầu mạnh mẽ cho một cuộc khai phá tầm nhận thức sâu sắc hơn.

Phát huy trí tuệ người học bằng 7 phương pháp giáo dục hiệu quả.

  • Thứ nhất là: tôn trọng người học, tôn trọng tri thức.
  • Thứ hai: giáo dục và phát huy trí tuệ đạo đức.
  • Thứ ba: giáo dục và phát huy trí tuệ cảm xúc.
  • Thứ tư: giáo dục và phát huy trí tuệ xã hội.
  • Thứ năm: giáo dục và phát huy trí tuệ khoa học.
  • Thứ sáu: giáo dục và phát huy trí thông minh vận động thể chất.
  • Thứ bảy: Kỉ luật và tình thương.

Hiệu quả giáo dục chỉ được tạo ra khi chúng ta lựa chọn đúng con đường giáo dục. Hãy nâng cao nhận thức và tư duy về phương pháp và quyết liệt hành động. Thành quả sẽ được tạo ra trong hành động. Thầy cô và sách vở cuối cùng cũng chỉ là một gợi ý, một hướng dẫn, một lựa chọn trong rất nhiều lựa chọn mà người học có thể chủ động tiếp cận, tiếp nhận, rèn luyện và hoàn thiện mình. Hãy dũng cảm để học sinh làm điều đó.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.