ong-giuoc-danh-mac-le-phuc-trich-truong-gia-hoc-lam-sang-mo-li-e

Soạn bài: “Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục” (trích Trưởng giả học làm sang) – Mô -li -e

Soạn bài: “Ông Giuốc-Đanh mặc lễ phục” (Mô -li -e)

  • Hướng dẫn bài học:

I. Tác giả, tác phẩm:

1. Tác giả: Mô-li-e, một nhà soạn kịch nổi tiếng người Pháp.

2. Tác phẩm:

– Thể loại: Kịch .

– Xuất xứ: trích vở kịch Trưởng giả học làm sang.

– Nội dung: “Trưởng giả học làm sang” (gã Tư sản học đòi quý tộc) là vở kịch 5 hồi (màn) chế giễu Giuốc- đanh lão nhà giàu ngu dốt nhưng lại tấp tểnh học đòi làm sang ,làm quý tộc. Lão cho mời thầy dạy kiếm thuật ,dạy triết học,dạy viết văn, làm thơ. Đoạn trích cảnh 5,cảnh cuối hồi 2: Ông Giuốc – đanh thử mặc lễ phục trong phòng khách nhà mình.

– Bố cục: 2 cảnh

+ Ông Giuốc-đanh và bác phó may.

+ Ông Giuốc- đanh và tay thợ phụ .

II. Tìm hiểu văn bản:

1. Ông Giuốc-đanh và bác phó may:

Ông Giuốc – đanh và bác phó may trò chuyện xoay quanh những sự việc gì ? Sự việc nào là chủ yếu ?

– Đôi bít tất chật , bộ tóc giả , lông đuôi mũ đặc biệt bộ lễ phục là điều quan tâm duy nhất của ông

Ông Giuốc – đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới may ?

– Bông hoa bị may ngược trên áo

Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông ?

– Chứng tỏ đầu óc của ông chưa phải đã mất hết tỉnh táo. Ông vẫn còn nhạn ra những điều không hợp lí.

Nhưng tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến ? Qua đó ,chứng tỏ thêm điều gì về tính cách của ông?

– Vì bác phó may nói rằng những nhà quý tộc đều may như thế là ông tin ngay . Điều này chứng tỏ sự kém hiểu biết nhưng lại thích  sang trọng ,học đòi của ông.

Kịch tính mâu thuẩn gây cười này thể hiện ở chỗ nào ?

– Kịch tính nảy sinh ở chỗ : Ông Giuốc –đanh từ chỗ khó tính khắt khe, chủ động của ông chỉ có tiền tự nhiên trở thành bị động trước sự ma mãnh của bác phó may lọc lõi.

Lúc ông Giuốc -đanh phát hiện bác phó may ăn bớt vải thì bác ta đối phó bằng cách nào ? cách đối phó này có tác dụng gì?

– Đánh trống lảng sang chuyện thử áo ,việc này làm cho ông chủ quên đi chuyện bị ăn bớt vải.

Qua cuộc thoại ,em thấy tính cách ông Giuốc -đanh  và bác phó may như thế nào ?

– Qua cuộc thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may ,ta thấy ông Giuốc-đanh là người kém hiểu biết nhưng lại thích sang trọng nên ông đã bị lừa . Còn bác phó may chẳng tử tế gì nhưng “ Vụng chèo khéo chống”.

2. Ông Giuốc –đanh và các tay thợ phụ.

Các tay thợ phụ gọi ông Giuốc-đanh là gì ?

– Ông lớn ,cụ lớn ,đức ông

Thực chất của cách gọi này là gì ?

– Thể hiện sự ranh ma ,biết ông Giuốc-đanh rất háo danh lại khờ khạo nên tâng bốc ,nịnh hót để moi tiền.

Vì sao ông Giuốc-đanh lại hỏi lại thợ phụ ?

– Hỏi để được chúng tâng bốc mình lần nữa.

Việc ông ấy lần thưởng tiền chứng tỏ ông đang khao khát điều gì ?

– Danh vọng, được làm quý tộc

Vì sao ông Giuốc-đanh là nhân vật hài kịch ?

– Vì ông học đòi làm sang , làm quý tộc một cách kệch cỡm,lố bịch nên trở thành trò đùa cho mọi người dễ bị lợi dụng…

Người đọc cười ông điều gì ?

– Cười ông ngu dốt ,chẳng hiểu điều gì. Chỉ vì thói học làm sang mà bị lợi dụng ,kiếm chác. Cười ông ngớ ngẩn, bỏ tiền ra mua danh. Vì khao khát danh vọng, khao khát được làm quý tộc nên ông Giuốc-đanh đã bị các tay thợ phụ ranh mãnh dùng mánh khoé nịnh hót để moi tiền .

  • Liên hệ giáo dục: Hãy tỉnh táo trước những lời nịnh bợ của kẻ xấu.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang