Phân tích Chiều sương của Bùi Hiển

chieu-suong-cua-bui-hien

Phân tích “Chiều sương” của Bùi Hiển.

I. Mở bài:

– Bùi Hiển là nhà văn chủ yếu viết về tác phẩm truyện ngắn, ông cũng là nhà văn có những sáng tác truyện ngắn nổi bật với bút pháp chân thực và cái nhìn đầy tinh tế về hiện thực cuộc sống con người. “Chiều sương” in trong tập truyện ngắn Nằm vạ sáng tác vào năm 1941

II. Thân bài:

– Truyện ngắn “Chiều sương” khắc họa công việc đi biển trên con thuyền ra khơi, nhân vật trữ tình được nghe ông lão kể về câu chuyện đi biển của người dân trải qua nhiều những khó khăn thử thách, thăng trầm của cuộc sống miền biển, con người dũng cảm và kiên cường. Tuy vậy, tác giả cũng muốn nói con người có đủ ý chí, kiên cường, vượt qua những khó khăn, vượt qua những ngày tháng khó khăn. Và câu chuyện những con sóng đánh khiến cho người đọc nhiều suy nghĩ.

– Tác phẩm mở đầu bằng việc chàng trai gặp lão Nhiệm Bình, một người làng chài, và nghe ông kể những câu chuyện li kì mà ông từng trải qua trong các lần đi biển. Truyện ngắn này tái hiện hình ảnh cuộc sống của những người làng chài với những đức tính tốt đẹp, đồng thời cũng tạo nên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. Từ những câu chuyện của lão chài, ta nhận thấy rằng những sự việc kỳ quái như gặp ma, thấy thuyền ma là những câu chuyện thường ngày mà những người chài đã từng trải qua. Dù đó là những câu chuyện huyễn tưởng hay đã từng là sự thật, tác giả thể hiện rằng cõi chết và cõi sống vẫn cùng tồn tại mà không phân biệt rạch ròi.

– Bên cạnh đó, cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân được tác giả miêu tả đặc sắc và bình yên. Buổi chiều yên ả với tiếng người hòa lẫn trong sương, hình ảnh bóng thuyền chài chuẩn bị ra khơi tạo nên một khung cảnh bình yên, đối lập với khung cảnh khi ra khơi của những người thuyền chài. Tác giả cũng chú trọng miêu tả cuộc sống lao động của người chài với những thử thách và nguy hiểm mà họ phải đối mặt. Mưa dội, sống nhồi, gió táp là những khó khăn trong công việc mưu sinh của họ. Tuy nhiên, những người chài vẫn dũng cảm, kiên trì và gan dạ vượt qua mọi thử thách, đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt. Họ mang trong mình tinh thần thép và sẵn sàng đối mặt với mọi khó khăn. Sự xuất hiện chiếc thuyền ma trong truyện cũng tạo thêm yếu tố đặc biệt cho câu chuyện. Chiếc thuyền này phản ánh những tai ương và những nhọc nhằn mà người dân chài phải trải qua. Tác giả tinh tế trong cách miêu tả, tạo nên không khí gần gũi và ấm áp hơn là lạnh lẽo hay sợ hãi.

– Tác phẩm không chỉ miêu tả cảnh vật thiên nhiên mà còn tập trung vào những đức tính tốt đẹp của con người trong cuộc sống lao động. Qua câu chuyện, người đọc cảm nhận được sự vất vả, khó khăn, và sự gan dạ, kiên trì của người chài trong việc đương đầu với thiên nhiên khắc nghiệt. Tác giả Bùi Hiển đã thành công trong việc tái hiện hình ảnh những người lao động tần tảo, chịu khó, và mang trong mình nét đẹp truyền thống của người lao động Việt Nam.Cốt truyện của tác phẩm đơn giản, nhưng tác giả đã thành công trong việc xây dựng tâm lí nhân vật, đưa ra những chi tiết tinh tế và hóm hỉnh để tái hiện cuộc sống và tư duy của người dân làng chài. Sự kết hợp giữa thực và ảo trong câu chuyện cũng là một yếu tố nghệ thuật độc đáo, tạo ra một không khí gần gũi và ấm áp mà không gây cảm giác lạnh lẽo hay sợ hãi.

  • Kết bài:

Từ những chi tiết và yếu tố trên, tác phẩm “Chiều sương”của Bùi Hiển đem lại cho người đọc một cảm nhận về cuộc sống lao động của người dân làng chài. Đó là cuộc sống với tất cả những khó khăn, nguy hiểm nhưng cũng mang trong mình sự dũng cảm, kiên trì và yêu đời. Bằng cách kết hợp giữa thực và ảo, tác giả tạo nên một câu chuyện gần gũi, độc đáo và sâu sắc về con người và thiên nhiên.

Bài văn tham khảo 1:

  • Mở bài:

Bùi Hiển là nhà văn nổi tiếng ở vùng đất nắng gió Nghệ An. Trước và sau giai đoạn năm 1945, ông là nhà văn có sự sáng tạo phong phú, luôn bền bỉ sáng tác và cho ra đời rất nhiều tác phẩm nổi tiếng. Nổi bật là truyện ngắn “Chiều sương” in trong tập truyện ngắn “Nằm vạ” sáng tác năm 1941. Truyện ngắn là hình ảnh những con người làng chài với những đức tính tốt đẹp, cùng với nét vẽ đặc sắc về bức tranh thiên nhiên.

  • Thân bài:

Mở đầu là hình ảnh chàng trai gặp được lão Nhiệm Bình, nghe ông kể về những câu chuyện li kì mà mình đã từng gặp trong các lần đi biển. Nhưng ly kỳ nhất là chuyện gặp được ma, đó là lần hòn đá giữ lưỡi câu không kéo lên được, rồi lần khác nửa đêm đi qua miếu thì có một bầy lại xin cá. Chuyện lão chài kể như là những câu chuyện thường ngày mà những người chài từng trải qua. Ông không coi đó là điều đáng sợ gì cả, vẫn vừa kể vừa đan lưới. Dù đó là những câu chuyện huyễn tưởng, hay đã từng là sự thật thì thấy rằng cõi chết và cõi sống vẫn sẽ hiện hữu mà không phân biệt rạch ròi.

Ngoài ra, cảnh vật ở làng chài vào chiều xuân hiện lên qua ngòi bút của tác giả cũng thật đẹp và bình yên. Một buổi chiều yên ả với những tiếng người hòa lẫn trong sương, rồi xa xa hình ảnh bóng thuyền chài chuẩn bị ra khơi. Tất cả tạo nên một khung cảnh bình yên, thật đối lập với khung cảnh khi ra khơi của những người thuyền chài.

Sang ngày mới, những người chài lưới tiếp tục ra khơi. Đây là công việc thường xuyên mà mỗi ngày họ đều phải làm. Họ ra khơi với tâm thế thoải mái và chăm chỉ đánh được nhiều cá nhất. Bùi Hiển đã dùng từ câu văn miêu tả rất đặc sắc về hình chiếc thuyền “ nặng nề, lừ đừ tiến, hai mắt tròn trân trân nhìn phía trước”. Nhưng mà thiên nhiên con người được thể hiện rõ nhất khi mà gió nổi lên, bão bùng kéo tới. Thiên nhiên thì khắc nghiệt như muốn nhấn chìm tất cả. Nhưng những người chài vẫn dũng cảm kiên trì giữ thuyền. Thiên nhiên và con người giằng co, nhưng con người đã chiến thắng trước thiên nhiên.

Bão qua đi, những ngư dân cũng như kiệt sức. Ta thấy được những khó khăn, những nguy hiểm vẫn luôn rình rập trong cuộc sống lao động của người ngư dân. Nhưng họ vẫn không từ bỏ, vẫn luôn bám biển vừa nuôi sống gia đình vừa giữ gìn biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Sự xuất hiện về chiếc “thuyền ma” cũng yếu tố đặc biệt cho câu chuyện này. Nó chính là sự phản ánh cho những tai ương, những nhọc nhằn mà người dân chài phải trải qua.

Tác giả miêu tả thật khéo léo, tinh tế khiến người đọc không cảm thấy lạnh lẽo ghê sợ mà lại là không khí gần gũi ấm áp. Nhắc đến hình ảnh thiên nhiên khắc nghiệt, con người dũng cảm vượt qua thiên tai, làm ta lại nhớ đến hình ảnh người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân. Cả hai tác giả đều ca ngợi, trân trọng vẻ đẹp của những con người lao động khi đứng trước thiên nhiên khắc nghiệt

  • Kết bài:

Đọc truyện ngắn “Chiều sương” ta như được đắm chìm trong khung cảnh thiên nhiên, cái vẻ đẹp của con người qua ngòi bút miêu tả đặc sắc, cùng tài năng nghệ thuật độc đáo của Bùi Hiển. Đọc “Chiều sương” ta càng thêm trân trọng hình ảnh về những người lao động tần tảo chịu khó, mang một nét đẹp truyền thống của người lao động Việt Nam.

Xem thêm:

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.