phan-tich-chuyen-nguoi-con-gai-nam-xuong-cua-nguyen-du

Tóm lược kiến thức văn bản: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

Kiến thức văn bản “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ

I. Kiến thức cơ bản:

1. Tác giả:

Nguyễn Dữ (chưa rõ năm sinh, năm mất) sống ở thế kỷ XVI, người huyện Trường Tân, nay là huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Tuy học rộng, tài cao nhưng sinh ra phải thời loạn lạc, triều đình mục nát, ông tránh vòng danh lợi, chỉ làm quan một năm rồi về quê sống ẩn dật, viết sách, vui thú điền viên.

2. Xuất xứ

Chuyện người con gái Nam Xương là truyện thứ mười sáu trong hai mươi truyện của Truyền kỳ mạn lục (ghi chép tản mạn những chuyện kỳ lạ được lưu truyền). Truyện có nguồn gốc từ một truyện dân gian được gọi là truyện Vợ chàng Trương.

3. Thể loại

Truyện truyền kỳ: Thể loại văn xuôi tự sự, mô phỏng lại cốt truyện dân gian hoặc dã sử, kết họp giữa hiện thực và hoang đường, kỳ ảo.

4. Nội dung:

– Khi còn con gái: thuỳ mị, nết na, tư dung tốt đẹp
– Được Trương Sinh để ý và lấy về làm vợ.
– Vũ Nương lấy chồng: “Giữ gìn khuôn phép, không để vợ chồng bất hoà”. Vũ Nương là một người vợ tốt, biết giữ đạo vợ hiền.
– Khi tiễn chồng ra trận: không mong vinh hiển, chỉ mong trở về bình an; cảm thông với nỗi vất vả, gian lao của chồng nơi biên cương; cảm thông cho cả nỗi niềm của người mẹ xa con;
– Bị chồng nghi oan: phân trần, đau đớn, thất vọng, tự vẫn.
– Gặp Phan Lang (yếu tố kì lạ, hoang đường): nhớ quê hương, không muốn mang tiếng xấu, bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình thể hiện ước mơ, khát vọng về một xã hội công bằng, tốt đẹp hơn.

Vẻ đẹp của nhân vật Vũ Nương:

+ Chung thủy với chồng, hiếu thao với mẹ chồng, rất mực yêu thương con.
+ Bao dung, vị tha, nặng lòng với gia đình.

 Nhân vật Trương Sinh:

– Con nhà giàu, ít học. Cuộc hôn nhân với Vũ Nương là cuộc hôn nhân không bình đẳng.
– Tính tình đa nghi, tin lời con trẻ, ghen tuông mù quáng.
– Hành động hồ đồ, độc đoán, thô bạo: Hiện thân của chế độ nam quyên phong kiến bất công (nguyên nhân dẫn tới bi kịch). Tác giả phê phán thói ghen tuông mù quáng vật trong tác phẩm tự sự.

Thái độ của tác giả:

+ Phê phán xã hội phong kiến nam quyền độc đoán.
+ Ca ngợi người phụ nữ tiết hạnh.

5. Nghệ thuật:

Khai thác vốn văn học dân gian: Yếu tố truyền kỳ (kỳ lạ, kỳ ảo, hoang đường được lưu truyền) làm cho câu chuyện thêm li kì, hấp dẫn, làm hoàn chỉnh thêm những nét đẹp vốn có của nhân vật Vũ Nương:

+ Phan Lang được Linh Phi cứu, đãi yến tiệc, gặp Vũ Nương và đưa về dương thế.
+ Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ.
+ Vũ Nương hiện về lung linh, huyền ảo trong chốc lát.

Ngôn ngữ đời thường, tâm lý nhân vật sâu sắc, tạo một kết thúc có ý nghĩa.

6. Ý nghĩa văn bản:

“Chuyện người con gái Nam Xương” thể hiện quan niệm: hạnh phúc khi đã tan vỡ không thể hàn gắn được. Truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ngợi ca vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam.

  • Ghi nhớ:

Qua câu chuyện cuộc đời và cái chết thương tâm của Vũ Nương, Chuyện người con gái Nam Xương thể hiện niềm cảm thương đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ. Tác phẩm là một áng văn hay, thành công về nghệ thuật dựng truyện, miêu tả nhân vật, kết họp tự sự với trừ tình.

II. Luyện tập

1. Trong truyện, Vũ Nương đã nhiều lần nói với Trương Sinh, nói với đất trời. Qua những lời ấy, em hiểu điều gì về phẩm chất và số phận của nàng?

2. Cái bóng là một chi tiết rất quan trọng trong con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ. Hãy trình bày cảm nhận của em về chi tiết ấy.

3. Kết thúc truyện có hậu nhưng vẫn không mất đi tính bi kịch. Tại sao?

Yêu cầu tiếp nhận:

– Vận dụng kiến thức đã học để đọc – hiểu tác phẩm viết theo thể loại truyên kì.
– Cảm nhận được những chi tiết nghệ thuật độc đáo trong truyện truyền kì có nguồn gốc dân gian.
– Kể lại được truyện.
– Giao tiếp, ra quyết định, hợp tác…
– Tóm tắt tác phẩm tự sự và phân tích nhân khát khao cuộc sống gia đình êm ấm. Khi xa chổng: là người vợ thuỷ chung, mẹ hiển, dâu thảo. Phẩm chất tiêu biểu của người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
– Cảm thông trước số phận người phụ nữ bất hạnh. Yêu mến, trân trọng phẩm giá, đức hạnh, lên án những hủ tục, những kẻ đa nghi và những thành kiến…

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang