Phân tích nhân vật Mị làm sáng tỏ ý kiến: Truyện là tiếng khóc thương cho số phận nghiệt ngã của con người trong cuộc đời cũ đồng thời là tiếng nói trân trọng những khát khao cháy bỏng trong tâm hồn họ.
1. Giải thích:
– “tiếng khóc thương cho số phận nghiệt ngã của con người trong cuộc đời cũ”: phát hiện, đồng cảm, xót thương đối với những số phận bất hạnh, nghiệt ngã trong cuộc đời.
– “tiếng nói trân trọng những khát khao cháy bỏng”: ca ngợi, cỗ vũ khát vọng, ước mơ cháy bỏng của con người.
2. Làm sáng tỏ ý kiến qua truyện ngắn Vợ chồng A Phủ:
– Ý kiến trên đề cập đến những giá trị chính làm nên vẻ đẹp của truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”; khẳng định trong tác phẩm này nhà văn Tô Hoài đã bày tỏ lòng xót thương vô hạn cho thân phận con người và lắng nghe, trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc trong sâu thẳm tâm hồn họ.
– Tiếng khóc thương cho số phận nghiệt ngã của con người:
+ Nỗi khổ về thể xác: Bị đày đọa đến mức tiều tụy về hình hài, làm việc quần quần cả ngày như con trâu, con ngựa, thậm chí không bằng con trâu, con ngựa.
+ Nỗi khổ về tinh thần: Cuộc sống câm nín, lặng lẽ, bị đày đọa đến mức tê liệt về tâm hồn trong ngục thất tinh thần nhà thống lí.
– Tiếng nói trân trọng khát vọng sống của con người:
+ Ý thức phản kháng lại hoàn cảnh khi bị bắt về làm con dâu gạt nợ nhà thống lí.
+ Sự thức tỉnh của tâm hồn, sự trỗi dậy của khát vọng sống trong đêm tình mùa xuân.
+ Hành động tự giải phóng, đi theo tiếng gọi tự do trong đêm mùa đông cứu A Phủ.
– Nghệ thuật thể hiện: Ngôn ngữ tinh tế, trong sáng, giàu chất thơ; giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng; nghệ thuật phân tích và diễn tả tâm lí nhân vật đặc sắc.
Qua nhân vật Mị hãy làm rõ giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A phủ