phan-tich-tinh-cam-thiet-tha-danh-cho-bac-ho-kinh-yeu-qua-hai-bai-tho-vieng-lang-bac-vien-phuong-va-bac-oi-to-huu

Phân tích tình cảm thiết tha đối với Bác Hồ kính yêu qua hai bài thơ Viếng lăng Bác (Viễn Phương) và Bác ơi! (Tố Hữu)

Tình cảm thiết tha đối với Bác Hồ kính yêu qua hai bài thơ “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) và “Bác ơi!” (Tố Hữu)

  • Mở bài:

Nhà thơ Cuba Felix Pita Rodriguez đã từng viết: “Hồ Chí Minh tên Người là cả một niềm thơ”. Sau ngày Bác mất, thơ tưởng niệm về Bác có hàng trăm bài, bài nào xúc động, thành kính, thiêng liêng. Trong vườn thơ dâng Bác, có lẽ bài “Viếng lăng Bác” (Viễn Phương) “Bác ơi” (Tố Hữu) là gần gũi nhất đối với bạn đọc.

  • Thân bài:

Bài thơ “Bác ơi” thể hiện những cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu khi hay tin Bác đã ra đi. “Viếng lăng Bác” ra đời khi nhà thơ Viễn Phương cùng đoàn cán bộ Nam lần đầu ra Bắc thăm lăng Bác. Cả hai đoạn thơ đều thể hiện những cảm xúc thiết tha, chân thành của tác giả dành cho Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trong tâm tưởng của nhà thơ Tố Hữu và Viễn Phương và của nhân dân cả nước, Bác vẫn hiện diện trong đời sống của chúng ta đang đồng hành cùng sự nghiệp chung của dân tộc. Bài thơ “Viếng lăng Bác” ghi lại khoảnh khắc nhà thơ Viễn Phương đang ở lăng, niềm tiếc thương Bác trào dâng mãnh liệt đọng lại thành mấy dòng:

“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sảng dịu hiền”

“Giấc ngủ bình yên” là cách nói giảm nói tránh, nhà thơ tự xoa dịu nỗi đau mất Bác, rằng Bác đang ngủ, giấc ngủ thanh thản của một người cách mạng vừa làm xong nhiệm vụ với dân với nước. Đến thăm lăng Bác có cả nghìn người nhưng ai cũng khẽ khàng không muốn đánh động giấc ngủ bình yên của Bác. Ánh đèn vàng ấm áp tỏa lan khắp gian phòng khiến tác giả ngỡ là ánh sáng dịu hiền của vầng trăng.

Tố Hữu viết bài thơ “Bác ơi” viết khi Bác đã mất khi mà sự nghiệp cách mạng của hai miền Nam – Bắc đang trên đà thắng lợi. Ngày thống nhất đất nước không còn xa nữa, đồng bào miền Nam tưởng như đang chạm vào giấc mơ:

“Miền Nam đang thắng mở ngày hội
Rước Bác vào thăm, thấy Bác cười”.

Bác không còn nữa nhưng trong tâm tưởng mỗi người, trên từng chặng đường chiến đấu, ta vẫn có Bác đồng hành. Ngày hội non sông với bản hòa ca chiến thắng ta vẫn có Bác là nhạc trưởng. Người đã chuẩn bị cho cuộc sum họp này đã lâu.

Bằng tình cảm chân thành, các tác giả đã nói hộ tấm lòng của nhân dân hai miền Nam, Bắc dành cho lãnh tụ Hồ Chí Minh: thành kính biết ơn Người.

Bác mất – niềm đau lớn của toàn dân tộc – Viễn Phương và Tố Hữu đã diễn tả được điều đó một cách xúc động và chân thành trong hai khổ thơ.

Trong các khổ thơ trên, tác giả dùng hình ảnh vĩnh hằng của thiên nhiên, vũ trụ để ca ngợi công ơn của Bác và mong muốn Bác luôn hiện diện trong đời sống của chúng ta mãi mãi. Bác đang ẩn mình trên bầu trời xanh mênh mông dịu mát để tiếp tục đồng hành với chúng ta trong sự nghiệp giữ nước, dựng nước.

“Biết” bằng lí trí, còn trong tình cảm thì “bảy mươi chín mùa xuân” đã dừng lại đó. Câu thơ vỡ òa niềm đau: “Mà sao nghe ở trong tim”. “Nhói” diễn tả nỗi đau trong tiềm thức, nỗi đau xoáy sâu trong tâm hồn, tác giả đã nói hộ cho con tim của cả dân tộc. Bởi Bác mất đi là một mất mát quá lớn của dân tộc. Chúng ta hiểu và chấp nhận điều này trong đau khổ tột cùng.

Nhà thơ Tố Hữu về thăm ngôi nhà sàn của Bác, nơi từng in dấu chân Người. Bác đã đi xa, tác giả cũng cảm thấy bơ vơ. Cả vườn rau, gốc dừa, trái bưởi, hương nhài… tất cả đều côi cút, còn biết thơm ngọt cùng ai… Câu thơ nghẹn ngào nỗi tiếc thương :

“Bác đã đi rồi sao, Bác ơi!
Mùa thu đang đẹp nắng xanh trời

Hình ảnh “mùa thu”, “nắng xanh” gợi ta nhớ đến bóng Bác năm xưa in trên bầu trời quảng trường Ba Đình trong một ngày mùa thu tháng Tám với “Tuyên ngôn độc lập”. Mùa thu năm nay Bác không còn, còn nồi đau nào hơn thế đối với mồi trái tim người Việt Nam.

Có người nói rằng “Thơ là thư kí trung thành của ti tim”. Nhà thơ Tố Hữu và Viễn Phương đều đã từng sống và chiến đấu dưới ngọn cờ của Bác nên hiểu Bác hơn ai hết và tình cảm dành cho Bác rất thiết tha, mãnh liệt. Tình cảm đó đã dệt nên những vần thơ đẹp, bất tử với thời gian

Cả hai đoạn thơ đều sử dụng những hình ảnh giản dị, giàu ý nghĩa, giọng điệu câu thơ thành kính thiêng liêng phù họp với đê tài ca ngợi lãnh tụ. Tuy nhiên, chính sự chân thành trong tình cảm làm nên thành công của tác phẩm.

Hình ảnh Bác hiện ra trong hai khổ thơ vừa vĩ đại lại vừa giản dị gần gũi. Tình cảm của các tác giả dành cho Bác cũng là tình cảm chung của muôn triệu đồng bào : biết ơn Người, tiếc thương Người.

  • Kết bài:

Viếng lăng Bác của Viễn Phương và Bác ơi! của Tố Hữu đã đem đến cho người đọc biết bao niềm nhớ thương đối với bác Hồ Kính yêu. Dù hôm nay, Người đã mãi mãi ra đi nhưng tình cảm của người, hình ảnh của người vẫn mãi ấm áp và ngời sáng trong lòng dân tộc. Càng kính yêu Người chúng ta càng phải sống xứng đáng với những kì vọng mà lúc sinh thời Người luôn mong mỏi là làm thế nào để đất nước ngày càng vững mạnh, có thể “sánh vai với các cường quốc năm châu”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang