phan-tich-truyen-ngan-bat-sau-rung-u-minh-ha-cua-nha-van-son-nam

Đọc hiểu văn bản: “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” của Sơn Nam

Đọc – hiểu văn bản: “Bắt sấu rừng U Minh Hạ” của Sơn Nam

I. Đọc – hiểu chú thích:

Con người và đặc điểm sáng tác của nhà văn: Sơn Nam là nhà văn của miệt vườn Nam Bộ, ông già “Ba Tri” viết về thiên nhiên và con người vùng rừng U Minh, với những người lao động có sức sống mãnh liệt, can trường tài ba. Nghệ thuật dựng truyện li kì, chi tiết gợi cảm, nhân vật và ngôn ngữ đậm màu sắc Nam Bộ.

II. Đọc –  hiểu văn bản:

1. Bố cục, cốt truyện:

– Ông Năm Hên chèo thuyền đến địa phận làng Khánh Lâm, xin bắt cá sấu

– Bắt cá sấu trở về

2. Thiên nhiên vùng U Minh hạ:

– Rừng tràm xanh biếc
– Cây cỏ hoang dại, sấu nhiều như trái mù u chín rụng.

→ Vùng đất hoang sơ, đáng sợ.

Ông Năm Hên thương tiếc bà con xóm giềng bị hùm tha sấu bắt, họ vượt lên gian khó, hiểm nguy bằng sức mạnh và tài trí của mình: người câu sấu bằng lưỡi sắt, móc mồi bằng con vịt sống, người như Năm Hên bắt sấu bằng tay không, lại có người như Tư Hoạch “một tay ăn ong rất rành địa thế vùng cái Tàu”, rồi những người trai lực lưỡng “đã từng gài bẫy cọp, săn heo rừng”…Chính họ đã mang lại một sức sống mới cho vùng rừng hoang hóa nơi đất mũi Cà Mau.

3. Hình tượng nhân vật ông Năm Hên:

– Ý thức mình là thợ bắt sấu chứ không phải câu sấu
– Không tham công danh phú quý chỉ bắt sấu để trả thù
– Bắt sống 45 con sấu: tài nghệ phi phàm, mưu kế kì diệu
– Bài hát, hình ảnh “ông đi ra khỏi rừng…bó nhang…trên tay”: tấm lòng nghĩa tình

→ Giàu tình thương người, tài ba, mưu trí, gan góc nhưng rất mộc mạc và khiêm nhường: Tiêu biểu cho con người vùng đất phương Nam.

Ông tự nguyện bơi xuồng đến bắt sấu giúp dân làng Khánh Lâm chỉ với một bó nhang trần và một hũ rượu. Nhang để cúng thổ địa, rượu uống cho thêm khí thế. Mưu trí của ông đơn giản, bất ngờ mà hiệu quả: đào rãnh nông dần tạo đường cho sấu bò lên bờ. Đốt lau sậy, hun lửa khói cho sấu cay mắt, ngạt thở phải bò lên bờ; chặn sấu lại, tọng khúc cây mốp dẻo, dính chặt hai hàm răng sấu; dùng lưỡi mác cắt đứt gân đuôi sấu; dùng dây cóc kèn trói thúc ké hai chân sau sấu, để hai chân trước tự do cho sấu bơi, đóng bè xuôi về làng.

III- Tổng kết:

1. Nội dung: Văn bản Bắt sấu rừng U Minh Hạ giúp người đọc nhận thức được trước hiểm họa phải có lòng quả cảm mưu trí để vượt qua. Sức mạnh của con người xuất phát từ lòng yêu thương con người.

2. Nghệ thuật:

– Kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng chuyện li kì, nhiều chi tiết gợi cảm.
– Nhân vật giàu chất sống.
– Ngôn ngữ: giản dị, đậm đà phong vị Nam Bộ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang