Phân tích văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài

cam-nhan-van-ban-cuoc-chia-tay-cua-nhung-con-bup-be-cua-khanh-hoai

Phân tích văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” của Khánh Hoài

  • Mở bài:

“Cuộc chia tay của những con búp bê” là bài viết xuất sắc của tác giả  Khánh Hoài. Tác phẩm từng được giải Nhì trong cuộc thi thơ – văn viết về quyền trẻ em do Viện Khoa học Giáo dục và Tổ chức cứu trợ trẻ em Rát-đa Bác-nen, Thuỵ Điển tổ chức năm 1992. Bài viết thuộc kiểu văn bản nhật dụng viết dưới hình thức một truyện ngắn. 

  • Thân bài:

Tác giả đã đặt cho truyện một cái tên giàu ý nghĩa: “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Tên truyện đã thể hiện tư tưởng chủ đề của truyện: Búp bê là thứ đồ chơi gắn bó thân quen gắn liền với tuổi thơ trong sáng, hồn nhiên của những đứa trẻ. Cuộc chia tay giữa những con búp bê hay cũng chính là hình ảnh tượng trung cho cuộc chia tay của hai anh em Thành và Thuỷ. Đó là những cuộc chia tay không đáng có, không ai mong muốn.

Truyện đã khắc hoạ rõ nét tình cảm anh em thắm thiết giữa Thành và Thuỷ. Hai anh em rất mực yêu thương, quan tâm đến nhau, luôn gần gũi và chia sè tất cả những niềm vui, nỗi buồn với nhau. Thành rất hiểu em gái mình, cậu luôn nhớ mãi những ki niệm đẹp đẽ, cảm động giữa hai anh em và có lúc ân hận vì đã mải chơi mà không chú ý đến em. Khi buộc phải chia đồ chơi, Thành đã nhường em tất cả. Còn Thuỷ là một cô bé ngây thơ, trong sáng, luôn yêu mến và quan tâm đến anh. Em cũng muốn nhường hết đồ chơi cho anh khi phải chia tay. Sự “nhùng nhằng” giữa hai anh em càng khắc sâu hơn nữa tình cảm yêu thương tha thiết và gắn bố của chúng.

Cảnh chia tay của Thuỷ vói thầy cô, bạn bè, trong lớp diễn ra vô cùng xúc động. Cuộc chia tay này của Thuỷ gợi lên nỗi đau xót khôn nguôi về tình cảnh những em bé sau khi gia đình tan vỡ. Rồi đây Thủy cũng sẽ không được đến trường. Có lẽ, đây là điều bất hạnh nhất đối với em bởi có thể em sẽ phải bước vào đời sớm hơn so với lứa tuổi của em. Tình cảnh của bé Thuỷ trong câu chuyện khống chỉ là tình cảnh có ý nghĩa riêng biệt, mà đó có thể là tình cảnh chung của những đứa trè khi gia đình còn là mái ấm cho chúng.

Dẫu biết rằng sẽ buộc phải chia tay, nhưng với hai đứa trẻ, cuộc chia tay diễn ra “đột ngột quá!”. Ta như cảm được giọt nước mắt còn mặn chát đang rơi. Tâm trạng của Thành và Thuỷ hụt hẫng và đau đớn vô cùng. Nhưng một tình huống bất ngờ xảy ra khi bé Thuỷ quyết định để con Vệ sĩ lại với một cử chỉ và giọng nói dứt khoát: “Em để nó ở lại… Anh phải hứa… Anh nhớ chưa ? Anh hứa đi”. Hành động của bé Thuỷ xảy ra bất ngờ, song nó là biểu hiện của một tam hồn nhạy cảm, giàu lòng vị tha, thương anh, thương cả những con búp ba, không chịu để chúng chia lìa nhau. Hành động ấy như một lời khẳng định: Hai anh em cố thể chia lìa, nhưng tình cảm của hai anh em Thành – Thuỷ thì không gì có thể chia cắt được.

Tác giả đã rất thành cổng trong việc khắc hoạ tám trạng nhân vật. Nhà văn đã sử dụng bút pháp quen thuộc: Dùng bức tranh thiên nhiên để miêu tả tâm trạng. Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp đối lập hoàn toàn với tâm trạng của hai anh em Thành và Thuỷ. Điều này càng làm nổi bật nỗi đau đớn, tuyệt vọng trong tâm hồn hai đứa trẻ tội nghiệp.

Ngoài ra, tác giả còn tập trung khắc hoạ tâm trạng của nhân vật Thuỷ qua việc đặc tả một số hình ảnh, chi tiết như đôi mắt, tiếng khóc… Đây là những hình ảnh, chi tiết rất đặc sắc và giàu sức gợi. Chính nhờ nghệ thuật khắc hoạ tâm trạng sinh động như vậy, câu chuyện đã gây xúc động sâu sắc và để lại những ấn tượng đậm nét trong lòng độc giả.

Không tập trung vào khai thác tấn bi kịch gia đình cũng như không đề cập đến nguyên nhân dẫn đến việc bố mẹ Thành, Thủy li dị, ờ đây, tác giả chỉ nhằm khắc hoạ số phận của những đứa trẻ sau khi gia đình tan vỡ. Câu chuyện là cuộc chia tay xót xa, dẫm nước mắt của hai anh em Thành – Thuỷ, song lại được ẩn sau một hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng cao – hình ảnh những con búp bê.

Nghệ thuật bố cục của nhà văn Khánh Hoài thật tài hoa, đáng học tập. Cách bố cục ấy hài hòa với những chi tiết, nhưng hình ảnh và ngân ngữ kể chuyện đã thể hiện hết nội dung, ý nghĩa của tác phẩm.”

Truyện được kể bởi ngôi thứ nhất, người kể xung “tôi”, là nhân vật trong cuộc vừa chứng kiến toàn bộ sự việc xảy ra, vừa nếm trải nỗi đau trong cuộc chia tay. Bởi vậy, việc lựa chọn ngôi kể này đã giúp cho nhãn vật có thể bộc lộ tâm trạng, cảm xúc, suy nghĩ một cách chân thực và sống động.

  • Kết bài:

Nhan đề tác phẩm là Cuộc chia tay của những con búp bê, nhưng kết thúc tác phẩm cuộc chia tay của những con búp ba đã không diễn ra. Thông qua câu chuyên cảm động về cảnh chia tay bất đắc dĩ giữa hai anh em Thành và Thuỷ khi bố mẹ li dị nhau, tác giả muốn gửi tới chúng ta thông điệp: tổ ấm gia đình là vô cùng quý giá và quan trọng. Mọi người hãy cố gắng bảo vệ và gìn giữ, không nên vì bất kỳ lý do gì làm tổn hại đến những tình cảm tự nhiên trong sáng ấy. Không nên để những cuộc chia tay không đáng có xảy ra, tuổi thơ của các em phải được hạnh phúc.

Phân tích văn bản “Cổng trường mở ra” của Lý Lan

Trình bày diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.