Phân tích Tục ngữ về con người và xã hội
- Mở bài:
Tục ngữ là bộ bách khoa toàn thư về những kinh nghiệm mà nhân dân lao động đã chiêm nghiệm qua thực tiễn đời sống, lao động sản xuất hàng nghìn năm. Người lao động xưa thường mượn lời ca tiếng hát, câu hò, câu nói ngắn gọn để ghi chép, lưu giữ đời sống lao động sản xuất và tình cảm con người. Đời sống con người và xã hội chiếm một phần lớn trong kho tàng tục ngữ ở nước ta. Tục ngữ về con người và xã hội luôn chú trọng tôn vinh giá trị con người, đưa ra nhận xét, lời khuyên về phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có. Tục ngữ về con người và xã hội thường sử dụng các biện pháp tu từ như: so sánh, ẩn dụ, đối lập… Đặc biệt là cách hiệp vần lưng hay vần chân đã tạo nên nhịp diệu dễ nhớ dễ thuộc.
- Thân bài:
Chùm tục ngữ về con người và xã hội được trích học trong sách Ngữ văn lớp 7 tập trung vào ba nội dung chính:
Câu 1, 2, 3: Tục ngữ nói về giá trị, vẻ đẹp và phẩm chất của con người.
Câu 4, 5, 6: Tục ngữ về học tập, rèn luyện và tu dưỡng đạo đức làm người.
Câu 7, 8, 9: Tục ngữ về quan hệ ứng xử và đạo lí sống.
Câu 1:
“Một mặt người bằng mười mặt của”.
Cách dùng từ “mặt người” và cách nhân hóa “mặt của” tạo điểm nhấn sinh động về từ ngữ và nhịp điệu cho câu tục ngữ. Bằng cách so sánh “mặt người” và “mặt của”, nhân dân ta đã thể hiện rõ quan niệm đề cao giá trị con người hơn mọi giá trị của cải khác. Từ đó, dân gian muốn khuyên nhủ chúng ta trong cuộc sống phải biết coi trọng con người vì dó là vốn quý nhất.
Câu 2:
“Cái răng, cái tóc là góc con người”.
Câu tục ngữ dễ nhớ và ngân nga trong lòng người đọc bởi cách hiệp vần “tóc” và “góc”. “Góc con người” là một phẩn vẻ dẹp của con người. Câu tục ngữ khuyên con người phải biết giữ gìn răng, tóc cho sạch đẹp vì đó là một phần thể hiện hình thức, nói rộng ra là nhân cách con người. Ẩn sâu trong đó là cách đánh giá của dân gian về vẻ đẹp con người toát lên từ những biểu hiện nhỏ nhất.
Bài 3:
“Đói cho sạch, rách cho thơm”
Đói và rách là hai biểu hiện của sự nghèo khó. Sạch và thơm là biểu hiện của lối sống ngăn nép, sạch sẽ. Bằng cách nói ví von, người xưa muốn khuyên rằng dù có nghèo khổ cũng phải có lối sống trong sạch, liêm khiết, không vì của cải mà đánh mất nhân cách của mình.
Bài 4:
“Học ăn, học nói, học gói, học mở”
Ăn, nói, gói, mở thể hiện bốn hoạt động của con người. Lối trùng điệp cú pháp khiến câu tục ngữ trở nên rắn rỏi, gây sự chú ý sâu sắc. Qua câu nói ngắn gọn, người xưa muốn khuyên rằng phải học ăn, học nói sao cho mực thước, tế nhị, khéo léo.
Bài 5:
“Không thầy đố mày làm nên”
Thầy là người hướng dẫn, dạy dỗ ta nên người. Chúng ta có được hiểu biết chắc chắn là bởi có người thầy biết truyền thụ. Không có thầy chúng ta không có được kiến thức và sẽ không làm nên được gì. Câu tục ngữ tuy tuyệt đối vai trò của người thầy đối với thành công của mỗi con người nhưng điều đó là cần thiết. Bởi, không ai có thể thành công mà không học hỏi từ đâu đó. Ai dạy cho ta bài học có ý nghĩa đó là thầy thầy ta.
Bài 6:
“Học thầy không tày học bạn”
Học ở thầy là rất quan trọng. Tuy nhiên, học ở bạn cũng hết sức cần thiết. và nhiều khi “Học thầy không tày học bạn”. Câu tục ngữ tuy có phần đề cao việc học ở bạn bè. Bạn bè là người thấu hiểu, gần gũi nên dễ học dễ hỏi hơn người thầy. Bởi thế, vừa học ở thầy, vừa học ở bạn cho ta kiến thức chắc chắn, sinh động.
Bài 7:
“Thương người như thể thương thân”
Thương thân là thương yêu và quý trọng bản thân mình. Thương người là yêu thương và quý trọng người khác. Câu tục ngữ có ý nghĩa là phải biết yêu thương quý trọng người khác như yêu thương và quý trọng bản thân mình. Mỗi người cần biết cảm thông chia sẻ, giúp đỡ người khác, xem sự đau khổ của họ chính là sự đau khổ của mình. Nếu ai cũng đề cao đạo lí thương người như thể thương thân thì xã hội sẽ có nhiều mối quan hệ tốt đẹp “mình vì mọi người, mọi người vì mình”.
Bài 8:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”
Quả là kết tinh của sức lao động. Kẻ trồng cây là người đã bỏ công sức để làm nên thành quả lao động ấy. Bằng lối ẩn dụ sâu kín, người xưa muốn khuyên chungt a rằng khi thụ hưởng một thành quả lao động nào đó phải biết quý trọng công sức người đã tạo ra thành quả lao động ấy. Từ đó, biết quý trọng vật chất, quý trọng cuộc sống, không quên ơn bội nghĩa.
Bài 9:
“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.
Câu tục ngữ trên đã dùng biện pháp tu từ hoán dụ: “một cây”- chỉ một cá thể, “’ba cây”- chỉ tập thổ. Từ “chụm lại” mang ý nghĩa ẩn dụ, chỉ sự hội tụ, chung sức chung lòng lại thì sẽ đem đến một kết quả mới. Một cá thể không thể làm nên đựợe việc lớn, nhưng nhiều cá thể tập hợp lại thì việc gì cũng thành công. Từ đó, lời khuyên mà câu tục ngữ đưa ra phải biết đoàn kết sẽ tạo nên sức mạnh dẫn đến thành công. Bài học đúc rút lên từ hình ảnh giàu sức gợi hình.
Bàn luận:
Những câu tục ngữ, ca dao, hò vè rất hay là sáng tác của quần chúng… Những sáng tác ấy là những viên ngọc quý. Mỗi câú tục ngữ tuy ngắn gọn nhưng nội dung của nó đáng giá hàng ngàn pho sách. Bởi đó là kinh nghiệm quý báu của con người trong lao động, nông nghiệp, chăn nuôi, chài lưới… Tục ngữ thể hiện nhận thức sơ khai và giản đơn của con người đời sống lao động, con người và xã hội thuở ban đầu. Dần dần, theo thời gian, nó được hoàn thiện hơn nhưng vẫn chưa vượt qua được tính chủ quan, cảm tính của con người.