Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

tuc-ngu-ve-thien-nhien-va-lao-dong-san-xuat

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

I. Tìm hiểu chung:

Tục ngữ là những câu nói dân gian, ngắn gọn, dẽ hiểu, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt của cuộc sống, được nhân dân vận dụng vào đời sống, suy nghĩ và lời ăn tiếng nói hàng ngày. Đặc biệt, trong kho tàng tục ngữ Việt Nam, số lượng bài viết về thiên nhiên và đời sống lao động sản xuất là rất dồi dào.  Tám câu tục ngữ trong bài tập trung vào hai chủ đề: Câu 1, 2, 3, 4: Những câu tục ngữ về thiên nhiên. Câu 5, 6, 7, 8: Những câu tục ngữ về lao động sản xuất.

II. Đọc –  hiểu văn bản:

Câu 1:

Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng,
Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

Câu tục ngữ muốn nói tới dặc điểm của ngày ngắn và đêm dài của hai tháng: tháng năm và tháng muòi. Biết được đặc điểm này, chúng ta sẽ sắp xếp lịch làm việc hợp lý.

Câu 2:

– Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.

Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiêm dự báo thời tiết dựa vào việc xem sao trên trời. Theo như câu tục ngữ, những đẽm nào ười nhiều sao, hôm sau trời sẽ nắng, đêm nào ười vắng sao báo hiệu hôm sau trời sẽ mưa. Biết trước thời tiết, ta có thể chủ động bố trí công việc ngày hôm sau.

Câu 3, 4:

– Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ.

– Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

Câu tục ngữ nêu lên kinh nghiệm dự báo bão. Biết trước điều nay ta phải có kế hoạch để phòng tránh, tránh những thiệt hại không đáng cố do bão gây nên. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất nêu lên kinh nghiệm của nhân dân về vị trí của các yếu tố trong quá trình lao động sản xuất.

Câu 5:

– Tấc đất tấc vàng.

Nêu lên giá trị của đất đai trong đời sống lao động sản xuất của con người. Vì thế cần sử dụng đất hợp lí tránh lãng phí đất đai.

Câu 6:

–  Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

Nêu lên thứ tự các nghề đem lại lợi ích kinh tế lớn cho người sản xuất. Từ đó, có thể kết hợp khép kín các mô hình kinh tế nhằm đạt hiệu quả cao.

Câu 7, 8:

– Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.

– Nhất thì, nhì thục.  

Nêu lên vị trí của các yếu tố trong nghề trổng lúa nước. Trong đó đặc biệt chú ý tới yếu tố nước và thời vụ thích hợp để đảm bảo có một vụ mùa bội thu.

Qua những câu tục ngữ này chúng ta thấy được những kinh nghiêm của nhãn dân trong quan sát tự nhiên, lao động sản xuất; thấy được thái độ quan tâm đến công việc làm ăn, đến lao đông sản xuất của cha ông ta.

Với hình thức ngắn gọn, có vần, có nhịp, giàu hình ảnh, tám câu tục ngữ là kinh nghiệm của nhân dân về sự biến đổi của các hiện tượng tự nhiên, là những kinh nghiêm sản xuất được ông cha ta đúc kết và truyền lại. Qua đó giúp con người biết cách sắp xếp thời gian, bố trí công việc hợp lý theo thời tiết và nhất là có thể tránh được những thiệt hại do sự biến đổi thất thường của thời tiết gây ra cũng nhu có thêm nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất.

Các câu tục ngữ thường có các vế đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung. Ngoài ra, tục ngữ thưcmg sử dụng kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật trong diễn đạt vì vậy các hình ảnh sử dụng trong tục ngữ luôn là những hình ảnh cụ thể, sinh động.

  • Kết bài:

Thông qua nhũng câu nói ngắn gọn, dễ hiểu, người nông dân xưa thể hiện nhận thức của bản thân đới với thiên nhiên và lao động sản xuất. Tuy những kinh nghiệm ấy chưa mang tính khoa học cao nhưng nó được thực chứng trong đời sống, bởi thế rất có giá trị. Các câu tục ngữ cũng thể hiện đời sống tinh thần phong phú của nhân dân ta thuở trước, gắn bó chặt chẽ với thiên nhiên

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.