Văn bản “Ôn dịch, thuốc lá” của giáo sư Nguyễn Khắc Viện
- Mở bài:
“Ôn dịch, thuốc lá” là tựa đề khá đặc biệt nhằm gây sự chú ý về một hiện tượng được đặc biệt quan tâm. Dễ hiểu rằng “thuốc lá” ở đây là cách nói tắt của “tệ nghiện thuốc lú”. “Ôn dịch” là một thứ bệnh dỗ lây lan. Nếu chỉ cần nói “Nghiện thuốc lá là một thứ bệnh dễ lây lan” thì đầu đề của văn bản có thể viết là “Ôn dịch thuốc lá” (không cần phải có dấu phẩy ngăn cách giữa hai từ “ôn dịch” và “thuốc lá”), hoặc “Thuốc lá là một thứ ôn dịch”.
- Thân bài:
Mở đầu tác giả dùng phép so sánh – đối chiếu để lôi kéo, thu hút người đọc; Dịch hạch, thổ tả, những dịch bệnh khủng khiếp từng gây ra và lằm chết hàng vạn, hàng triệu người. Nhờ tiến bộ y học mà những dịch khủng khiếp ấy “đã diệt trừ được”.
Ôn dịch là chỉ chung các loại bệnh nguy hiểm, lây lan rộng làm chết người hàng loạt trong một thời gian nhất định. Từ này thường dùng làm tiếng chửi rủa như: Đồ ôn dịch!
Cuối thế kỷ 20, loài người lại “lo âu về nạn AIDS” mà “chưa tìm ra giải pháp” thì “ôn dịch thuốc lá đang đe dọa sức khỏe và tính mạng loài người còn nặng hơn cả AIDS”. Sự khủng khiếp được nhiều nhà bác học, sau mấy chục năm và hơn vạn công trình nghiên cứu lên tiếng báo động. Đúng là con số biết nói!
Phần thứ nhất của văn bản (từ đầu cho đến “…nặng hơn cả AIDS”) đã đặt vấn đề nguy hại của thuốc lá khi so sánh với nhừng bệnh dịch đáng sợ như dịch hạch, thổ tả, và đặc biệt là đại dịch AIDS, mà mức độ nguy hại của thuốc lá còn ghê gớm hơn.
Phần thứ hai (từ “Ngày trước…” đến “…tổn hao sức khoẻ”) trình bày tác hại của khói thuốc lá đối với bản thân người hút. Trước khi đi vào phân tích tác hại của thuốc lá, tác giả dẫn lời của Trần Hưng Đạo ngày xưa căn dặn vua Trần: “Nếu giặc đánh như vũ bão thì không đáng sợ, đáng sợ là giặc gặm nhấm như tằm ăn dâu”.
Lời dẫn ấy có nhiều ý nghĩa. Thứ nhất, việc dẫn lời của Trần Hưng Đạo chỉ ra cái cách mà thuốc lá đã và đang “đe dọa sức khoẻ và tính mạng loài người”: nó không làm cho người ta “lăn đùng ra chết”, nó “gặm nhấm như tằm ăn dâu” nên không dễ nhận ra ngay tác hại của nó. Tác giả đã mượn lối nói so sánh rất hay của Trần Hưng Đạo để thuyết minh một cách dễ hiểu một vấn đề y học. Thứ hai, lời dẫn ấy còn có ý nói thuốc lá cũng là một thứ giặc gây nguy hại đến sự sông của con người. Vì vậy, chông thuốc lá cũng cần thiết như chông giặc ngoại xâm.
Phần thứ ba (từ “Có người bảo…” đến “…mà còn nêu gương xấu”) nêu tác hại của khói thuốc lá đốì với cả những người không hề hút thuốc. Trước khi nêu lên những tác hại về phương diện xã hội của thuốc lá, tác giả đặt giả định “Có người bảo: Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi !”, bởi đó là lời chống chế thường gặp ở những người hút thuốc lá. Tác giả bác bỏ luận điệu sai lầm ấy bằng cách chỉ ra một sự thật mà không phải ai cũng biết: khói thuốc lá không chỉ nguy hại đến bản thân người hút mà còn gây tác hại đối với cả những người không hề hút. Khọa học đã chứng minh những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc cũng bị mắc phải những căn bệnh nguy hiểm như người hút thuốc. Xét về phương diện xã hội, hút thuốc lá “quả là một tội ác”.
Phần thứ tư (đoạn còn lại) kết hợp với phần kết. ở phần này, tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu – Mĩ. Việt Nam nghèo hơn hơn các nước Âu – Mĩ nhưng “tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá ở các thành phố lớn nước ta ngang với tỉ lệ các thành phố Âu-Mĩ”. Từ đó, tác giả chứng minh việc hút thuốc lá dễ dẫn thanh thiếu niên chúng ta đến con đường nghiện ngập và phạm pháp.
Mặt khác, để chống tệ hút thuốc lá, các nước đó đã tiến hành những chiến dịch, thực hiện những biện pháp ngăn ngừa, hạn chế quyết liệt hơn ta. Những so sánh trên tạo cơ sở để tác giả nêu ra điều khẳng định cuối cùng: “Đã đến lúc mọi người phủi đứng lên chổng lại, ngăn ngừa nạn ân dịch này”.
- Kết bài:
“Ôn dịch, thuốc lá ” là một văn bản thuyết minh được viết bằng một văn phong hiện đại, độc đáo. Các lý lẽ và dẫn chứng được tác nêu lên qua sự phân tích sắc bén, qua sự so sánh, liên tưởng đầy sức thuyết phục. Bài văn đã thể hiện sự quan tâm và lo lắng của Nguyễn Khắc Viện trước tệ nạn thuốc lá.