Phân tích ý nghĩa bài thơ “Thu điếu” (Mùa thu câu cá) của Nguyễn Khuyến
- Mở bài:
Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ nổi bậc nhất của nền văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XIX. Ông xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, học giỏi, đỗ đầu trong ba kì thi (Tam nguyên Yên Đỗ). Ra làm quan hơn 10 năm, sau đó vì bất mãn với thời cuộc, Nguyễn Khuyến từ quan về quê ở ẩn cốt giữ lấy khí tiết của người quân tử. Thu điếu (mùa thu câu cá) là bài thơ đặc sắc, thể hiện tinh tế tấm lòng yêu dân, yêu nước của Nguyễn Khuyến khi ở ẩn tại quê nhà.
- Thân bài:
Nguyễn Khuyến là người có cốt cách thanh cao, yêu nước thương dân. Lấy thơ ca làm bầu bạn, Nguyễn Khuyến để lại những vần thơ hết sức quý giá. Thơ ông gắn liền với cuộc sống bình dị của người dân nơi đồng bằng Bắc bộ. Toàn bộ cái hồn của làng cảnh được ông đưa cả vào trong thơ hết sức tinh tế và vi diệu. Bởi thế, ông được mệnh danh là nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam.
Bài thơ Câu cá mùa thu (Thu điếu) nằm trong chùm thơ thu (Thu vịnh, Thu điếu, Thu ẩm). Ba bài thơ là ba bức tranh thu bình lặng và đẹp như những bức tranh thủy mặc được vẽ bởi một nghệ sĩ đa tài. Trong đó Thu điếu là bài nổi bậc hơn cả. Bài thơ chứa đựng cảnh thu, tình thu chan chứa, tuy nhẹ nhàng, bình lặng nhưng lại chứa đựng tấm lòng sâu nặng hết sức thiết tha của nhà thơ trước cuộc đời.
Thành công trước hết của bài thơ Thu điếu là vẽ ra một bức tranh mùa thu hài hòa. Cảnh thu được dựng lên qua điểm nhìn vừa quen thuộc vừa lạ lẫm.
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Khác với bài thơ Thu vịnh, cảnh thu được đón nhận từ cao xa tới gần, lại từ gần đến cao xa, từ trên trời xuống mặt đất, từ ngõ vắng ra với ao thu:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo
Tầng mây lơ lững, trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co, khách vắng teo
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo
Ở bài thơ Thu điếu thì ngược lại, xuất phát từ “ao thu lạnh lẽo”, hình ảnh nhỏ dần với “một chiếc thuyền câu”. Không gian mở ra không quá rộng, đủ ở trong tầm nhìn và ngẫm ngợi. Hình ảnh: ao thu, chiếc thuyền câu làm hiện lên nét bình dị, dân dã, xinh xắn của làng quê Bắc bộ khi vào thu. Màu sắc cũng được gợi tả qua màu nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, màu sắc xanh trong, dịu nhẹ. Gam màu vàng đâm ngang của chiếc lá thu rơi.
- Cảm nhận bài thơ “Cảm xúc mùa thu” (Thu hứng) của nhà thơ Đỗ Phủ
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu)
Đường nét khung cảnh và những chuyển động được miêu tả vô cùng tinh tế. Sóng hơi gợn tí chứ không ào ạt. Lá vàng khẽ đưa vèo trong lẳng lặng. Tầng mây lơ lững không trôi. Tiếng cá đâu đó bất chượt đớp động mặt hồ. Mọi chuyển động đều nhẹ nhàng, khẽ khàng, không đủ để tạo âm thanh. Bức tranh mùa thu vắng lặng lại càng vắng lặng hơn trong tâm thức của nhân vật trữ tình.
Nhận xét về Thu điếu, Xuân Diệu đã nói: “Nét nổi bật nhất là các điệu xanh: xanh ao, xanh nước, xanh sóng, xanh bờ, xanh trời, xanh trúc…chen vào màu vàng của chiếc lá thu rơi trên mặt ao tạo nên hòa sắc nhẹ nhàng”.
Ở bài thơ thu hứng, bút pháp ấy một ần nữa hát huy sức mạnh:
Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao,
Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu.
Nước biếc trông như tầng khói phủ
Song thưa để mặc ánh trăng vào.
Mấy chùm trước giậu hoa năm ngoái,
Một tiếng trên không ngỗng nước nào ?
Hình ảnh cần trúc, ao thu, khói, gió được lặp lại nhưng mang một sắc thái khác biệt. Hình ảnh thơ phản ánh cái hồn của tác giả, mỗi thời khắc là một trạng thái khác nhau, không lặp lại. Bút pháp nghệ thuật cổ điển với hình ảnh gợi tả thu thuỷ, thu thiên, thu diệp, ngư ông khiến cho bức tranh cổ kính như trong huyền sử. Bút pháp lấy động tả tĩnh cổ điển, lại thêm hình ảnh gợi tả, giản dị cùng cách gieo vần độc đáo đạt đến mức độ hoàn hảo. Cảnh thu với những hình ảnh quen thuộc, dân dã, bình dị, đẹp, nên thơ, tĩnh lặng, phảng phất buồn, mang đặc trưng mùa thu của đồng bằng Bắc bộ.
Ẩn chưa trong bức tranh thu tuyệt đẹp là tình thu thiết tha. Tình thu thể hiện trước hết ở tình yêu thiên nhiên, yêu phong cảnh làng quê của tác giả vốn đã gắn bó với đồng ruộng, với làng quê máu thịt của mình. Từng hình ảnh được nâng niu, yêu mến đến mức như là của mình, là của chính mình. Bởi thế, khi đọc bài thơ, người đọc có cảm giác không gian, thời gian không đặt dưới đôi mắt ngắm nhìn mà dường như đang ở trong tâm cảm, trong hình dung, tri cảm của nhân vật trữ tình vây. Nhân vật trữ tình đang “tựa gối ôm cần”, im lặng chờ đợi chứ không quan sát gì:
Tựa gối ôm cần lâu chẳng được
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Không gian có xu hướng co lại với hình ảnh của người câu. Tiếng cá đớp bóng nước đâu đó khẽ vang lên rồi im bặt càng làm cho không gian vắng lặng hơn. Nghệ thuật lấy động gợi tĩnh, tả cảnh ngụ tình cô động lại ở hai câu thơ cuối này. Không gian thu cũng chính là không gian tâm trạng. Cõi lòng nhà thơ đang rất yên tĩnh, vắng lặng.
Trong bức tranh thu xuất hiện nhiều gam màu xanh gợi cảm giác se lạnh. Cái se lạnh của cảnh thu thấm vào tâm hồn nhà thơ hay chính cái lạnh của tâm hồn thi nhân đang thấm vào cảnh vật. Người tựa gối ôm cần là tư thế của người câu cá, một tâm thế nhàn. Song đó chỉ là dáng vẻ bên ngoài. Ngỡ là bất động, tĩnh lặng tuyệt đối song đó là cả một nỗi niềm u uẩn, uẩn khúc trong lòng nhà thơ. Tâm sự của một nhà nho lánh đời thoát tục song vẫn không nguôi nghĩ về đất nước nhân dân, về sự bế tắc, bất lực của bản thân? Nhàn thân song không nhàn tâm. Nguyễn khuyến không thể ung dung đi câu như một ẩn sĩ thực thụ.
Bài thơ kín đáo khẳng định tâm hồn gắn bó với thiên nhiên, đất nước, một tấm lòng yêu nước song không kém phần sâu sắc. Nguyễn khuyến đã vận dụng được lớp từ ngữ giản dị, trong sáng, có khả năng diễn đạt những biểu hiện tinh tế của thiên nhiên, lòng người. Thủ pháp tả cảnh ngụ tình, lấy động gợi tĩnh tài tình. Hình ảnh gợi tả, mang hồn dân tộc…
- Kết bài:
“Thu điếu” thể hiện sự tinh tế của nhà thơ trong cách cảm nhận về cảnh sắc thiên nhiên mùa thu vùng đồng bằng bắc bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế của tác giả. Dường như cái hồn của làng quê Bắc bộ đã được Nguyễn Khuyến thông thấu từ lâu. Cho nên, lời thơ cứ tự nhiên mà đạt đến chuẩn mực. Bởi thế, Nguyễn Khuyến được tôn vinh là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam.