Phân tích bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu) của Nguyễn Khuyến
- Mở bài:
Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) là một nhà nho có học vấn uyên thâm, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc. Với những bài thơ bình dị, hồn hậu về cảnh vật và cuộc sống con người vùng Bác bộ, Nguyễn Khuyến được mệnh danh là “nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”. Bài thơ Mùa thu câu cá (thu điếu) là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Khuyến trong thời gian ẩn cư ở quê nhà.
- Thân bài:
Nguyễn Khuyến là người có tài năng, có cốt cách thanh cao, chính trực; có tấm lòng yêu nước thương dân sâu sắc. Tâm hồn Nguyễn Khuyến lúc nào cũng rộng mở, giàu cảm xúc trước cuộc sống và gắn bó với thiên nhiên. Nguyễn Khuyến ít viết về mùa xuân mà mà tình cảm đặc biệt cho mùa thu. Có lẽ do tâm hồn bất mãn với thời cuộc, muốn tìm một nơi để an trú tinh thần, mùa thu chính là một lựa chọn hiển nhiên đối với ông.
Mùa thu là mùa của sự tàn phai, rất phù hợp với tâm trạng Nguyễn Khuyến lúc này. Bài thơ nằm trong chùm 3 bài thơ viết về đề tài mùa thu của Nguyễn Khuyến: “Thu điếu, Thu vịnh, Thu ẩm”. Đây là 1 trong những bài thơ đặc sắc nhất trong mảng thơ Nôm của ông, được xem là “điển hình hơn cả cho mùa thu của làng cảnh Việt Nam” (Xuân Diệu)
Bài thơ thể hiện sự cảm nhận tinh tế của Nguyễn Khuyến về vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu ở đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và niềm ưu tư của nhà thơ trước then cuộc. Cảnh thu yên tĩnh, tình thu nồng nàn gợi lên cái hồn cổ xưa của muôn năm xa lạ. Nguyễn Khuyến với cái tài của một người vốn gắn bó với đồng ruộng không cần dụng cong gì mà đã nắm bắt được cái hồn tinh tế ấy:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Cảnh thu được gởi lên từ những hình ảnh quen thuộc. Cảnh vừa trong vừa tĩnh, vừa cân đối, hài hòa, mang vẻ đẹp nên thơ nhưng củng đượm buồn.
Điểm nhìn của thi nhân phát là thuyền câu trên ao thu với són biếc, lá vàng. Tầm nhìn hướng lên trời cao (trời thu), hướng ra xa thấy ngõ trúc quanh co rồi trở lại xuất phát điểm thuyền câu, ao thu. Cảnh thu được đón nhận từ gần thấp đến cao, xa rồi từ cao, xa trở lại gần. Tầm nhìn bao quát mọi hướng của không gian thu để nhận thấy tất cả các vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu.
Bức tranh cảnh sắc mùa thu hiện ra với những nét đặc trưng vốn có của nó. Cảnh thu vừa trong sáng vừa tĩnh lặng. Trong sáng với mặt “nước trong veo”, làn “sóng biếc”, với “bầu trời xanh ngắt” . Đó là một bức tranh thu cổ điển với thi đề, thi liệu quen thuộc (thu thuỷ, thu thiên) nhưng lại rất gần gũi, thanh sơ. Tĩnh lặng với khung cảnh vắng vẻ, đường đi không một bóng người. Âm thanh rất mơ hồ làm không gian thêm quạnh vắng (cá đâu đớp động dưới chân bèo). Những chuyển động rất nhẹ, rất khẽ (song hơi gợn tí, lá khẻ đưa vèo, tầng mây lơ lững, cá đâu đớp động dưới chân bèo) khơi gợi thêm sự tĩnh lặng của cảnh vật.
Bức tranh thu hài hoà, cân đối về màu sắc, hình khối và đường nét. Màu sắc hiện lên với gam màu chủ đạo là màu xanh gợi không khí se lạnh của mùa thu; một chút màu vàng của lá, màu trắng của mây khiến bức tranh thêm sinh động.
Đường nét, hình khối cân đối cũng được gọt giũa, bố trí hết sức tài tình với “ao thu nhỏ”, “chiếc thuyền câu” . Theo đó cũng bé tẻo teo và dáng người cũng thu nhỏ lại. Đường nét mảnh mai, tinh tế với đường uốn lượn của ngõ trúc, đường gợn của sóng.
Cảnh mùa thu đẹp, buồn, tĩnh lặng, dân dã, thanh sơ, gần gũi, rất tiêu biểu cho mùa thu của làng quê Bắc Bộ. Có lẽ nhà thơ đã quá kiệm lời khi nói quá ít về cảnh thu tuyệt đẹp và tĩnh lạng như tờ ấy. Ông như sợ nếu chạm nhẹ hay khẽ rung cũng có thể làm đổ vỡ bức tranh tuyệt vời hiếm gặp ấy. Như một bức tranh thủy mặc đơn sơ mà ấn tượng, cảnh thu lập tức nằm gọn trong tâm hồn người đọc, ẩn náu để rồi lan tỏa miên man.
Tình thu hòa quyện trong trời xanh nước biếc. Tác giả cách cảm nhận cảnh thu hết sức tinh tế bằng một tâm hồn thuần khiết của người gắn bó tha thiết với thiên nhiên, đắt nước. Ông nâng niu tất cả, giữ gìn tất cả với những vẻ đẹp dáng quý của nó. Mọi thứ xa hoa đều bị gạt bỏ, chỉ còn lại đay chất đơn sơ, mộc mạc mà thắm đượm nghĩa tình.
Không gian thu tĩnh lặng gợi sự cảm nhận về nỗi cô quạnh, u uẩn trong tâm hồn nhà thơ:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
Bức tranh mùa thu tĩnh lặng, u buồn cũng là tâm trạng về thời thế đầy uẩn khúc của tác giả. Ông chọn vần “eo”, một “tử vận” vốn rất oái ăm, khó làm để biểu đạt cảnh vật. Với vần “eo” gây cấn ấy, không gian càng trở nên vắng lặng, nhỏ dần, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc: veo-teo-vèo-teo-beo.
Từ “vèo” biểu thị của dòng thời gian đang trôi nhanh, rất nhanh. Và như thế, cuộc đời, thế cuộc cũng đổi thay nhanh chóng. Thoáng chốc, đời người đã bước sang tuổi xế chiều. biết bao ước muốn, khát vọng chưa được hoàn thành. Còn cuộc đời thì cứ thờ ơ, dùng dằng, quanh co, không có hướng đi:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
Người nho sĩ với khát vọng kinh bang tế thế, trị nước bình thiên hạ, muốn cứu đời, làm đổi thay thời thế nhưng giờ nhìn lại đã thấy xa vời quá đỗi, bất lực nhìn dòng thời gian trôi đi.
Tựa gối buông cần lâu chẳng được,
Cá đâu đớp động dưới chân bèo.
Tựa đề bài thơ gây một sự chú ý đặc biệt. Câu cá mùa thu mà không chú ý đến chuyện câu cá, chỉ quan sát thiên nhiên, lắng nghe, hoà mình với thiên nhiên. Chủ đề trữ tình xuất hiện trong tư thế ngồi bất động “tựa gối buông cần”. Đó là tư thế thu mình lại, không phải để chờ đợi mà là để suy tu. Cõi lòng nhà thơ đang tĩnh lặng tuyệt đối.
Bài thơ kết lại trong cái động rất nhỏ của tiếng cá “cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Chữ “đâu” diễn tả cái giật mình thảng thốt, cái ngơ ngác kiếm tìm như người mất phương hướng.
Bài thơ thể hiện vẻ đẹp của một tâm hồn gắn bó với thiên nhiên đất nước. Dù ở quê nhà nhưng vẫn thấy lạc lõng, cô đơn trước thực tại. Lạc lõng là bởi không thực hiện được chí nguyện của người đi học. Lạc lõng là bởi nỗi lòng sâu thẳm ấy không thể thổ lộ cùng ai. Chỉ có đất trời mới thấu hiểu. Đó cũng là tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc của Nguyễn Khuyến vậy.
Câu cá mùa thu rất thành công với lớp ngôn ngữ giản dị, trong sáng, giàu giá trị biểu cảm. Cách miêu tả cảnh vật tinh tế với bút pháp điểm nhãn đày tính nghệ thuật. Từ láy tạo hình lơ lững, tẻo teo… thể hiện mạnh mẽ sức mạnh tạo hình. Cách gieo vần eo gợi sự nhỏ hẹp của không gian thu ở làng quê, sự vắng lặng, thu nhỏ dần của không gian, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc.
Hơn thế, nhà thơ còn sử dụng nhiều từ chỉ mức độ độc đáo: lạnh lẽo, trong veo, bé tẻo teo, hơi gợn tí, khẽ đưa vèo, lơ lửng, xanh ngắt, vàng teo, quanh co,…Kếp hợp với bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu hoạ của bức tranh phong cảnh. Vận dụng tài tình nghệ thuật đối thanh đối ý. Mùa thu câu cá thật xứng đáng là một tuyệt phẩm đặc sắc của làng thơ Việt Nam từ xưa đến nay.
Bài thơ thể hiện sự hòa hợp giữa vẻ đẹp u tĩnh của cảnh sắc mùa thu với nỗi lòng u uẫn của một người muốn giữ phẩm giá trong sạch giữa cuộc đời rối ren, loạn lạc.
Nguyễn Khuyến đã rất thành công khi vận dụng bút pháp miêu tả tinh tế, tài hoa (Thi trung hữu họa, lấy động tả tĩnh, tả cảnh ngụ tình). Ong cũng chú ý sử dụng lớp ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu sức gợi cảm. Cách gieo vần “eo” (tử vận) được sử dụng độc đáo, góp phần biểu đạt nội dung, gợi tả không gian vắng lặng, sự thu nhỏ dần, tâm trạng đầy uẫn khúc… Có lẽ, sự khó khăn ấy cũng là tinh thần bế tắc của ông trước thời cuộc.
- Kết bài:
Mùa thu câu cá đã thể hiện sự cảm nhận và nghệ thuật gợi tả tinh tế của Nguyễn Khuyến về cảnh sắc mùa thu đồng bằng Bắc Bộ, đồng thời cho thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ Nôm của tác giả.
- Câu hỏi và đề rèn luyện tập:
1. Cảm nhận của anh/chị về bức tranh mùa thu lang cảnh nông thôn Việt Nam qua Câu cá mùa thu?
2. Cảm nhận của anh/chị về bức tranh tâm trạng của tác giả câu cá mùa thu?
3. Theo Xuân Diệu: trong ba bài thơ thu chữ Nôm của Nguyễn Khuyến, thu điếu “điển hình hơn cả”. Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến của nhà thơ.
4. Cách gieo vầng trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi cho ta cảm giác gì về cảnh thu và tình thu?
- Hình ảnh con người Nguyễn Khuyến qua bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu)
- Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Câu cá mùa thu” (Thu điếu)
- Cảm nhận vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu và tâm hồn thi nhân qua bài thơ “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến)
Hay