Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác

phan-tich-y-nghia-va-gia-tri-vao-phu-chua-trinh-le-huu-trac-10428-2

Phân tích ý nghĩa và giá trị văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác.

  • Mở bài:

Lê Hữu Trác (1724 – 1791) là một danh y, không chỉ chữa bệnh mà còn soạn sách, mở trường dạy nghề thuốc để truyền bá y học. Tuy là người tinh thông y học, dịch lý, văn chương, nhưng ông được biết đến nhiều hơn với vai trò lang y bốc thuốc cứu người. Văn bản Vào Phủ chúa Trịnh” trích trong tập “Thượng Kinh kí sự”, một tập kí xuất sắc của Lê Hữu Trác.

  • Thân bài:

Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” mang giá trị hiện thực sâu sắc. Bằng tài quan sát tinh tế và ngòi bút ghi chép chi tiết, chân thực, sắc sảo, tác giả đã vẽ lại một bức tranh sinh động về cuộc sống xa hoa, quyền quý của chúa trịnh, đồng thời cũng bộc lộ thái độ coi thường danh lợi.

1. Sự cao sang, quyền uy cùng cuộc sống hưởng thụ cực điểm của nhà chúa.

a. Quang cảnh nghiêm mật và xa hoa, tráng lệ trong phủ chúa:

– Phủ chúa là nơi hết sức nghiêm mật, canh phòng chặt chẽ. Khi vào phủ phải qua nhiều lần cửa với “những dãy hành lang quanh co nố nhau liên tiếp”. Ở mỗi cửa đều có vệ sĩ canh gác, “ai muốn ra vào phải có thẻ”. Vườn hoa trong phủ chúa “cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”… “Đến nội cung thế tử phải qua năm, sáu lần trướng gấm, trong có ghế rồng sơn son thiếp vàng, màn che ngang sân, “xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt”…

– Phủ chứa được trang hoàng hết sức xa hoa, tráng lệ. Bên trong phủ là những “đại đường”, “gác tía”, với võng điều, đồ nghi trượng sơn son thiếp vàng và “những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”. Mọi thứ đều làm rất công phu, nhiều công sức. Một gác điếm làm bên cái hồ, có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ. Trong điếm cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách thật là xinh đẹp. Đến cả vật dụng ăn uống cũng hết sức quý giá, tất cả đều là mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ. Quang cảnh ở phủ chúa cực kỳ tráng lệ, lộng lẫy, không đâu sánh bằng.

b. Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa:

– Khi tác giả lên cáng vào phủ theo lệnh chúa thì có “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường”. Trong phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn rang, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Lời lẽ nhắc đến chúa Trịnh và thế tử đều phải cung kính, lễ độ, bằng các mĩ  từ: “Thánh thượng”, “hầu mạch Đông cung thế tử”… Tuyệt đối không nhắc đến từ thuốc vì đó là một tù cấm kị. Số là ở đây kiêng danh từ “thuốc” và thường gọi thuốc là “trà” vì thái tử bệnh rất nặng

– Chúa Trịnh luôn luôn có “phi tần chầu chực” xung quanh. Nội cung trang nghiêm đến nổi tác giả phải “nín thở đứng chờ ở xa”, “khúm núm đến trước sập xem mạch”.

– Thế tử có đến bảy, tám thầy thuốc phục dịch và lúc nào cũng có “mấy người hầu đứng hai bên”…

– Cung cách sinh hoạt trong phủ chú Trịnh với nhiều lễ nghi, khuôn phép, cách nói năng, người hầu kẻ hạ,…Phủ chúa là nơi quyền uy tối thượng, uy thế lấn lướt cả cung vua.

2. Thái độ, tâm trạng và những suy nghĩ của Lê Hữu Trác.

– Đứng trước cảnh phủ chúa xa hoa lộng lẫy, tấp nập người hầu kẻ hạ, tác gải nhận xét “bước chân đến đây mới hay cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”, “Cả trời Nam sang nhất là đây”. Đường vào nội cung thế tử được tác giả cảm nhận “ở trong tối om, không thấy có cửa ngõ gì cả”. Nói về bệnh trạng của thế tử, tác giả nhận xét “vì thế tử ở trong chốn màn the trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.

– Ông dửng dung trước những quyến rũ vật chất, không đồng tình trước cuộc sống no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.

– Tâm trạng khi kê đơn cho thế tử: Lúc đầu, có ý định chữa bệnh cầm chừng để tránh bị công danh rang buộc. Sau đó vì chữ trung, trách nhiệm, vì lương y nên ông thẳng thắng đưa ra cách chữa đúng bệnh, kiên trì giải thích, dù khác ý với các quan thái y.

– Vẻ đẹp tâm hồn, nhân cách của Lê Hữu Trác: một thầy thuốc giỏi, bản lĩnh, giàu kinh nghiệm, ý đức cao, xem thường danh lợi, quyền quý, yêu tự do và nếp sống thanh đạm.

  • Kết bài:

Lê Hữu Trác tỏ ra có tài quan sát tinh tế, sâu sắc vô cùng trong bài kí Vào phủ chúa Trịnh. Dường như ông tường tận tất cả trong phủ chúa chỉ sau một chuyện đi.  Ngòi bút ghi chép cũng hết sức tài tình, chi tiết, chân thực, sắc sảo, lối kể hấp dẫn hài hước. Bài kí kết hợp giữa văn xuôi và thơ làm tăng chất trữ tình cho tác phẩm, góp phần thể hiện kính đáo của người viết.


Tham khảo:

Phân tích văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” của Lê Hữu Trác.

  • Mở bài:

Lê Hữu Trác (1724 – 1791) tên, hiệu Hải Thượng Lán ông (ông lười ở Hải Thượng), là nhà y học lỗi lạc nổi tiếng nhất của Việt Nam thời trung đại, là nhà văn, nhà thơ tài hoa, có đóng góp đáng kể đối với văn học dân tộc ở thế kỉ XVIII, đặc biệt là ở thể văn xuôi tự sự. Văn bản “Vào phủ chúa Trịnh” trích trong tập “Thượng kinh kí sự”, quyển cuối cùng (quyển vĩ) trong bộ Hải Thượngy tông tâm lĩnh. Tác phẩm ghi lại cảnh vật, con người mà tác giả tận mắt chứng kiến từ khi được triệu về kinh chửa bệnh cho thế tử Trịnh Cán (ngày 12 tháng Giêng năm Nhâm Dần 1782) đến khi xong việc về lại quê nhà ở Hương Sơn (ngày 2 tháng 11).

  • Thân bài:

Mở đầu bài viết, tác giả miêu tả bức tranh hiện thực về quang cảnh và cuộc sống nơi phủ chúa. Quang cảnh ở phủ chúa cực kì thâm nghiêm, giàu sang, xa. Phủ chúa là nơi thâm nghiêm, là một thế giới riêng biệt. Người vào phủ chúa phải qua rất nhiều cửa gác : qua mấy lần cửa mới tới đường dẫn vào phủ chúa, lại phải qua những dãy hành lang quanh co nối nhau liên tiếp, qua mấy lần cửa nữa mới đến cái điếm Hậu mã quân túc trực… mọi việc đều phải có quan truyền lệnh, chỉ dẫn.

Phủ chúa cực kì giàu sang, lộng lẫy không đâu sánh bằng: “các cảnh giàu sang của vua chúa thực khác hẳn người thường”. Giàu sang từ nơi ở: đường đi trong phủ chúa “đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương”. Xa hoa từ vật dụng đến đồ ăn thức uống : vật dụng hằng ngày thì “đồ nghi trượng đều sơn son thếp vàng”, đồ ăn thức uống “toàn của ngon vật lạ”.

Cuộc sống sinh hoạt nơi phủ chúa với nhiều lễ nghi, khuôn phép, đầy quyền uy nhưng thiếu sinh khí. Phủ chúa là noi thâm nghiêm và cũng là nơi đầy uy quyền. Uy quyền nol phủ chúa thể hiện ở những tiếng quát tháo, truyền lệnh, những tiếng dạ ran, ở những con người oai vệ và những con người khúm núm, sợ sệt. Khi tác giả lên cáng vào phủ chúa thì có “tên đầy tớ chạy đàng trước hét đường”, “cáng chạy như ngựa lồng”. Trong phủ chúa “người giữ cửa truyền báo rộn ràng, người có việc quan qua lại như mắc cửi”. Thầy thuốc vào khám bệnh phải chờ, phải rún thở, khúm núm lạy tạ,…

Phủ chúa là nơi ốm yếu, thiếu sinh khí. Sự thâm nghiêm kiểu mê cung càng làm tăng ám khí; ám khí bao trùm không gian, cảnh vật; ám khí ngấm sâu vào hình hài, thể tạng con người : “Tinh khí khô hết, da mặt khô, rốn lồi, gân thòi xanh, chân tay gầy gò…”, “Thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”. Vị chúạ nhỏ Trịnh Cán cái gì cũng “quá” .trong sự xa hoa nhưng lại thiếu một điều cơ bản là sự sống, sức sống.

Phản ánh quang cảnh, cuộc sống nơi phủ chúa, tác giả đã cho người đọc thấy uy quyền và sự lộng quyền của chúa Trịnh. Từ bài trí nội thất đến cung cách sinh hoạt, từ hệ thống quan lại đến kẻ hầu người hạ, phủ chúa không những giống cung vua mà còn lộng lẫy, uy quyền hơn cả cung vua. Bức tranh phủ chúa trong Vào phủ chúa Trịnh hoàn toàn phù hợp với bức tranh hiện thực lịch sử lúc bấy giờ.

Qua bài viết, tác giả bày tỏ thái độ của mình trước hiện thực đã trong thấy. Lê Hữu Trác đã phê phán cuộc sống xa hoa nhưng ốm yếu nơi phủ chúa, mỉa mai sự lộng quyền của chúa Trịnh. Miêu tả phủ chúa giàu sang, xa hoa nhưng thiếu sinh khí, trái với tự nhiên, người viết đã gián tiếp phê phán hiện thực cuộc sống nơi phủ chúa. Cuộc sống giàu sang, xa hoa nơi phủ chúa được tác giả khái quát bằng một bài thơ, ẩn chứa trong giọng điệu trữ tình có đôi sắc điệu của sự mỉa mai:

Cả trời Nam sang nhất là đây
Lầu từng gác vẽ tung mây
Rèm châu, hiên ngọc, bóng mai ánh vào
Hoa cung thoảng ngạt ngào đưa tới
Vườn ngự nghe vẹt nói đòi phen.

Qua bài viết, ta thấy rõ Lê Hữu Trác là một danh y vừa có y thuật giỏi, vừa có y đức lớn, một con người cốt cách thanh cao. Y thuật giỏi, y đức lớn của Lê Hữu Trác bộc lộ rõ khi ông giải quyết những mâu thuẫn khó xử trong lúc chữa bệnh cho Trịnh Cán. Nếu chửa khỏi bệnh cho thế tử, ông sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc, không được về voi núi rừng nơi ẩn dật. Để tránh được điều này, cần chữa bệnh cầm chừng, cho thuốc vô thưởng, vô phạt. Nhưng làm như thế thì trái với y đức. Cuối cùng lương tâm người thầy thuốc đã thắng. Ông đã gạt sang một bên sở thích cá nhân để làm tròn trách nhiệm của ngưòi thầy thuốc. Khi đã quyết, Lê Hữu Trác thẳng thắn đưa ra cách chữa bệnh họp lí, mặc dù càch chữa bệnh của ông khác vói âc số các ý kiến của các thầy thuốc trong cung.

Lê Hữu Trác còn là người có cốt cách thanh cao. Ông xem thường danh lợi, yêu thích tự do, chỉ có ý nguyện “về núi”, sống thanh đạm “ở nơi quê mùa” của một ông già áo vải.


  • Một số câu hỏi và đề luyện tập

1. Dựng lại chân dung Lê Hữu Trác qua đoạn trích
2. Nêu suy nghĩ của anh/chị về hình ảnh thế tử Trịnh Cán
3. Quang cảnh trong phủ chúa được miêu tả như thế nào? Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ra sao? Những quan sát, ghi nhận này nói lên cách nhìn, thái độ của Lê Hữu Trác đối với cuộc sống nơi phủ chúa như thế nào?
4. Phân tích những chi tiết trong đoạn trích mà anh/chị cho là “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm.
5. Cách chuẩn đoán và chữa bệnh của Lê Hữu Trác cùng những diễn biến tâm tư của ông khi kể đơn sơ cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này?
6. Theo anh/chị bút pháp ký sự của tác giả có gì đặc sắc? Phân tích những nét đặc sắc đó.

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.