y-nghia-truyen-ngan-thuoc

Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Phân tích ý nghĩa và giá trị truyện ngắn “Thuốc” của Lỗ Tấn.

  • Mở bài:

Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn cách mạng Trung Quốc thế kỉ XX. Bút danh Lỗ Tấn ghép từ họ mẹ (Lỗ Thụy) và chữ Tấn hành, nghĩa là “đi nhanh lên”. Ông dung ngòi bút để phanh phui các “căn bệnh tinh thần” của quốc dân, bằng cách nêu ra những vấn đề bức xúc trong đời sống tinh thần, phơi bày các hiện tượng bệnh hoạn của xã hội để lưu ý mọi người tìm phương thuốc chạy chữa. Toàn bộ sáng tác của ông, đều tập trung phê phán nghiêm khắc các căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân mê muội, tự thỏa mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”. Thuốc” là một trong nhưng tác phẩm đặc sác nhát của Lỗ Tấn.

  • Thân bài:

Năm 13 tuổi, chứng kiến cảnh người cha lâm bệnh, vì không có thuốc mà chết, ông chọn học nghề y để chữa bệnh cho những người nghèo, ốm mà không có thuốc, chết vì ngu dốt và mê tín như cha mình. Đang học trường Cao đẳng y khoa, thì ông đột ngột thay đổi chí hướng. Một lần xem phim ông thấy những người Trung Quốc khỏe mạnh, hăm hở xem quân Nhật chém một người Trung Quốc làm gián điệp cho quân Nga ( thời chiến tranh Nga – Nhật, 1901 – 1905). Ông giật mình và nhận ra rằng: chữa bệnh thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Và thế là ông chuyển sang làm văn nghệ.

Nghĩa là, khi viết tác phẩm Thuốc, Lỗ Tấn có sự am hiểu sâu sắc về thực trạng xã hội và cả về thuốc. Truyện ngắn Thuốc viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Tác phẩm nói về căn bệnh “đớn hèn” của dân tộc Trung Hoa do nhân dân thì chìm đắm trong mê muội, lạc hậu mà những người cách mạng thì hoàn toàn xa lạ với nhân dân. Nhà văn muốn cảnh báo: người Trung Quốc cần suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để cứu chữa dân tộc.

Câu chuyện xoay quanh việc chữa bệnh cho cậu con trai có tên là Thuyên của vợ chồng lão Hoa, chủ một quán trà. Nghe nói bánh bao tẩm máu người chữa được bệnh nên lão Hoa đã mua “thuốc” chữa bệnh cho con. Vợ chồng lão Hoa và mọi người trong quán trà đều tin vào công hiệu thần kì trị bệnh lao của chiếc bánh bao tẩm máu Hạ Du (người tử tù vừa bị chết chém sang nay) và cười chê, khinh bỉ anh.

Hạ Du là một chiến sĩ cách mạng dũng cảm đấu tranh giải phóng dân tộc nhưng bị quần chúng mê muội lạc hậu gọi là giặc, là điên, không ai hiểu việc làm của anh. Chính ông bác Hạ Du đã tố giác anh để lĩnh thưởng. Thằng Thuyên ăn bánh bao tẩm máu người mà vẫn chết. Mộ của nó và của Hạ Du chọn cùng một nghĩa trang chỉ cách nhau một con đường mòn nhỏ.

Năm sau, trong tiết thanh minh mẹ Thuyên và mẹ Hạ Du đến thăm mộ con và gặp nhau trong nghĩa trang. Bằng sự đồng cảm, mẹ Thuyên đã bước qua con đường mòn để an ủi mẹ Hạ Du. Cả hai rất ngạc nhiên khi nhìn thấy một vòng hoa trên mộ Hạ Du. Kết thúc truyện là hình ảnh hai bà mẹ và hình ảnh con quạ vút bay thẳng về phía chân trời xa.

1. Ý nghĩa nhan đề Thuốc.

Nhan đề “Thuốc” mang một ý nghĩa đặc biệt. Đây là hình ảnh có nhiều tầng nghĩa. Ở tầng nghĩa thứ nhất (nghĩa tường minh), thuốc là phương thuốc truyền thống dùng bánh bao tẩm máu người để chữa bệnh lao trong dân gian. Tầng nghĩa này hướng đến chủ đề chống mê tín dị đoan, phê phán cách chữa bệnh u mê, lạc hậu lúc đó của Trung Quốc.

Ở tầng nghĩa thứ hai sâu xa hơn (nghĩa hàm ẩn), thuốc có ý nghĩa khai sáng. Tác giả muốn mọi người giác ngộ bánh bao tẩm máu người đó là thứ thuốc độc. Người dân Trung Quốc phải tỉnh táo để nhận ra điều đó, không được “ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.

Ở tầng nghĩa thứ ba, thoát ra khỏi ý nghĩa cứu chữa hay khia xác là hành động. Tác giả thúc giục con người phải tìm một phương thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó với quần chúng hơn.

2. Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người.

Trong chuyện, chiếc bánh bao tẩm máu người là một bài thuốc trị bệnh lao quái đản, kinh dị mà ai cũng cho là hiệu nghiệm. Máu người cách mạng tiên phong ngã xuống vì lý tưởng cứu quốc đã bị đem bán cho những người mê muội mua về tẩm bánh bao.

Lỗ Tấn phê phán cách chữa bệnh lạc hậu, mê tín dị đoan đồng thời chỉ ra sự mê muội đớn hèn của người dân về chính trị và sự xa rời quần chúng của những người cách mạng. Từ đó cảnh báo người Trung Quốc phải suy nghĩ nghiêm túc về một phương thuốc để chữa những căn bệnh này.

Nhân vật Hạ Du là hình ảnh tượng trưng của cách mạng Tân Hợi. Hạ Du xuất hiện gián tiếp qua lời bàn tán của mọi người. Ở Hạ Du, nổi bậc với  phẩm chất của một chiến sĩ cách mạng yêu nước, có lí tưởng đúng đắn sớm giác ngộ cách mạng. Anh dũng cảm, hiên ngang, xả thân vì nghĩa lớn. Mục đích của anh hết sức cao cả nhưng vẫn còn xa rời quần chúng nên rơi vào bi kịch.

Qua hình tượng Hạ Du, tác giả bày tỏ sự kính trọng và lòng thương cảm sâu xa đối với những chiến sĩ tiên phong của cách mạng Tân Hợi. Bi kịch của Hạ Du còn là lời cảnh tỉnh những người Cách mạng tiên phong về việc xa rời quần chúng của họ.

3. Hình ảnh quần chúng trong truyện (những người trong quán trà).

Họ là quần chúng còn u mê, lạc hậu. Họ thiếu hiểu biết về cách mạng và chưa giác ngộ cách mạng. Qua câu chuyện cái bánh bao tẩm máu, lỗ tấn dần dần bộc lộ sự thức tỉnh của quần chúng nhân dân, tuy còn rất mờ nhạt.

Mẹ Hạ Du khi nhìn thấy vòng hoa trên mộ con, bà chợt băn khoăn, ngạc nhiên rồi trở ra đau xót, oán hận. Bà nhận ra cái chết của con trai bà không hoàn toàn vô nghĩa nhưng phải gánh chịu sự khinh bỉ của mọi người. Hạ Du cô độc cả khi đã chết.

Hình ảnh vòng hoa trên mộ Hạ Du là sự tưởng niệm, thương tiếc sự hi sinh cao cả của người cách mạng tiên phong, là mong mỏi về sự thức tỉnh của quần chúng cùng niềm tin, cái nhìn lạc quan của tác giả vào tiền đồ tươi sang của cách mạng.

Câu hỏi của mẹ Hạ Du “Thế này là thế nào?” ẩn giấu niềm tin đang le lói trong lòng người mẹ đau khổ vì đã có người hiểu, ngưỡng mộ và tiếp bước sự nghiệp con mình… Câu hỏi day dứt, vấn vương sang cả người đọc. Tác giả muốn người đọc suy nghĩ để hiểu ý nghĩa của cái chết kia, suy nghĩ về mối quan hệ gắn bó giữa cách mạng và quần chúng.

Cuối tác phẩm, hình ảnh “con quạ xòe đôi cách nhún mình, rồi như một mũi tên vút bay thẳng về phía chân trời xa” thể hiện niềm mong mỏi, tin tưởng của tác giả vào sự thức tỉnh của quần chúng và tiền đồ tươi sang của Cách mạng. . Con quạ đen là sự u tối của con người. nhưng cái u tối đó đang bắt đầu chuyển hướng, đang bay thẳng về phía chân trời của ánh sáng để tìm một lối giải thoát. Rồi đây, những con người mê muội kia cũng sẽ tìm thấy anhsangs của cách mạng, ánh sáng của lương tri và mạnh mẽ tự giải phóng mìn ra khỏi những u tối ấy. Đó là cái nhìn đầy lạc quan của nhà nhân đạo luôn hướng đến tôn vinh những giá trị của con người.

4. Đặc sắc nghệ thuật trong truyện Thuốc.

* Không gian và thời gian của truyện.

Không gian u ám, nặng nề, bế tắc với pháp trường, quán trà, nghĩa trang. Tất cả đều cần thuốc để chữa trị. Đó là không gian nghệ thuật nhưng cũng rất hiện thực.

Thời gian có sự tiến triển xoay vòng. Hai cảnh đầu xảy ra ở mùa thu. Cảnh cuối là mùa xuân, tiết Thanh minh ấm áp. Đặt câu chuyện vào hai thời gian và hai mùa khác nhau một mùa có tính chất tàn lụi, khép lại, một mùa có tính chất hồi sinh, mở ra tác giả muốn gởi gắm vào đó một niềm tin, niềm hy vọng vào tương lai tươi sang của đất nước.

* Hình ảnh nghĩa trang với những ngôi mộ “dày khít”.

Khung cảnh điêu tàn gợi lên thực trạng xã hội vừa đen tối vừa tàn bạo, u mê của đất nước Trung Hoa cũ. Ở đó, cái chết nhiều hơn sự sống, tối tăm nhiều hơn ánh sáng. Con người đang chết dần chết mòn trong u tối.

* Hình ảnh con đường mòn.

Con đường mòn là con đường do nhiều người đi mà thành. Trong tác phẩm Thuốc, “con đường mòn” là biểu tượng của tập quán xấu đã trở thành thói quen, trở thành suy nghĩ đương nhiên. Nó đã chia cắt nghĩa địa người chết chém (người phản nghịch, người cách mạng) với nghĩa địa người chết bệnh (nhân dân lao động nghèo khổ).

Lỗ Tấn rất thành công khi xây dựng nên những hình ảnh và lớp ngôn từ giàu tính biểu tượng. Lối dẫn truyện nhẹ nhàng, tự nhiên mà sâu sắc, lôi cuốn. Với lời lẽ cô đọng, súc tích, ý tưởng sâu xa, Thuốc là truyện ngắn đã tạo ra những dư chấn mạnh mẽ trong xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ.

  • Kết bài:

Nội dung “Thuốc” dồn nén sự quan sát, nghiền ngẫm của nhà văn về xã hội, về con người Trung Quốc, về con đường giải phóng dân tộc. Lựa chọn của Lỗ Tấn là không thể khuyên bảo mà nên tinh tế làm cho họ tỉnh ngộ bằng một liều thuốc hiệu nghiệm. Như chính ông đã nói: “cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc”.

Phân tích truyện ngắn Thuốc của Lỗ Tấn

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang