qua-truyen-ngan-chi-pheo-hay-lam-sang-to-y-kien-nghe-thuat-khong-la-anh-trang-lua-doi-khong-nen-la-anh-trang-lua-doi-nghe-thuat-co-the-chi-la-tieng-dau-kho-kia-thoat-ra-tu-nhung-kiep-nguoi-lam

Qua truyện ngắn Chí Phèo, hãy làm sáng tỏ ý kiến: Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than (Trăng Sáng – Nam Cao)

Qua truyện ngắn Chí Phèo, hãy làm sáng tỏ ý kiến: Nghệ thuật không là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối! Nghệ thuật có thể chỉ là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp người lầm than (Trăng Sáng – Nam Cao)

1. Khi nghệ thuật là tiếng kêu đau khổ thoát ra từ kiếp người lầm than.

Chí Phèo là một trong những truyện ngắn thành công nhất của nhà văn Nam Cao, tác phẩm có sức sống bền vững theo thời gian, neo đậu vững chắc trong lòng người đọc xuyên suốt năm tháng và là ngôi sao sáng bậc nhất trên bầu trời văn học Việt Nam.

– Tác phẩm là bản án đanh thép tố cáo một xã hội thực dân nửa phong kiến tàn ác và mục ruỗng đã dồn người nông dân thấp cổ bé họng vào bước đường cùng, dẫn đến bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của nhân vật để rồi cuối cùng lại hình thành nên con quỷ dữ của làng Vũ Đại.

– Đồng thời, Chí Phèo còn khắc họa thành công hình ảnh người nông dân nghèo bị bần cùng hóa bởi đói kém bám riết, bị chèn ép bởi xã hội cũ khiến cho họ phải đánh mất đi bản chất thiện lương vốn có của mình.

– Tác phẩm không phải là một truyện ngắn dịu dàng lãng mạn hay cảm động lòng người, Chí Phèo là một tấm gương hiện thực đặt giữa xã hội đương thời, là bản án đanh thép tố cáo xã hội cũ và là một cái nhìn bế tắc cho những kiếp người bất hạnh.

2. Chí Phèo và những tiếng kêu đau khổ thoát ra từ kiếp người lầm than.

+ Tác phẩm mở đầu bằng hàng loạt tiếng chửi của Chí Phèo ngay từ những dòng văn đầu tiên của truyện ngắn, Nam Cao đã để người đọc thấy được chất lưu manh trong con người Chí, ông đẩy hắn ra giữa vở kịch của cuộc đời và để hắn đối thoại với đời bằng câu chửi.

+ Những tiếng chửi đó dường như mở ra một cuộc đời ảm đạm đầy chua xót của Chí Phèo, xen lẫn trong câu chửi, người ta thấy được cả sự cô độc của hắn. Không một ai đáp lại lời Chí ngoài tiếng sủa của ba con chó dữ, hắn cứ chửi trời, chửi đất và chửi cả cái đứa đã đẻ ra thằng Chí.

+ Còn ai đã đẻ ra Chí Phèo thì hắn không biết, cả làng Vũ đại không ai biết, đó có lẽ là bi kịch đầu tiên của truyện, bi kịch bám riết đời Chí từ khi hắn sinh ra với thân phận một đứa trẻ mồ côi, được người ta nhặt về ở lò gạch cũ và sống lang hết nhà này đến nhà khác trong những năm tháng ấu thơ.

+ Năm hai mươi tuổi, Chí Phèo đi làm canh điền cho nhà Bá Kiến, chánh tổng hội đồng kỳ hào của làng Vũ Đại. Cụ Bá là người có quyền thế lại tâm cơ, ai cũng nể sợ. Năm đó Chí Phèo ở cho nhà cụ được vợ ba của Bá Kiến thường xuyên gọi lên hầu hạ xoa bóp tay chân.

+ Chính điều này đã làm nổi lên máu ghen trong lòng Bá Kiến, cụ đã giải Chí Phèo lên quan, để hắn chịu một tội nào đó được sắp đặt sẵn và đi tù tám năm, chính cái nhà tù thực dân ấy đã tiếp tay cho bọn cường hào chèn ép những người nông dân lương thiện.

+ Sau những năm tháng tù đày, Chí trở về với một bộ dạng khác, kinh tởm và gớm ghiếc. Hắn đã đánh mất đi nhân hình cùng nhân tính của mình cho thù hận, để rồi người trở về làng Vũ Đại hôm nay không còn là Chí Phèo nữa mà là một con quỷ dữ khiến ai cũng phải khiếp sợ: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm […]. Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng, phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế. Trông gớm chết!”

Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang