»» Nội dung bài viết:
TỰ TÌNH
– Hồ Xuân Hương –
I. Tìm hiểu chung.
1. Tác giả: Hồ Xuân Hương
– Nữ sĩ Hồ Xuân Hương sống vào thế kỷ XVIII, là một thiên tài kì nữ nhưng cuộc đời lại gặp nhiều bất hạnh.
– Thơ Hồ Xuân Hương là thơ của phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm chất dân gian từ đề tài, cảm hứng đến ngôn ngữ, hình tượng. Bà nổi tiếng ở mảng thơ Nôm
2. Tác phẩm:
– Nhan đề:Tự tình là tự bộc lộ tâm tình.
– Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật
II. Đọc – hiểu văn bản.
1. Hai câu thơ đầu: Hình ảnh khách tự tình.
Câu 1: Bối cảnh không gian, thời gian gợi cái mênh mông, vô cùng của vũ trụ
Câu 2: Các hình ảnh, nghệ thuật tương phản làm nổi bật nỗi cô đơn, buồn tủi và bẽ bàng về duyên phận của nhân vật trữ tình.
2. Hai câu thực: Tâm trạng cô đơn, buồn tủi.
– Phép đối gợi lên hình ảnh người phụ nữ cô đơn với nỗi chán chường, đau đớn, ê chề trong đêm khuya vắng lặng:
Câu 3: Trạng thái say – lại tỉnh mang nỗi uất ức, buồn thương
Câu 4: Tương quan giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ chất chứa nỗi buồn đau duyện phận
3. Hai câu luận: Niềm căm phẫn và khát khao mãnh liệt.
– Phép đối trong nghệ thuật tả cảnh gợi ra thiên nhiên qua cảm nhận của người phụ nữ mang sẵn niềm phẫn uất và khát khao vượt thoát, bộc lộ cá tính, bản lĩnh không cam chịu, như muốn thách thức số phận của Hồ Xuân Hương.
4. Hai câu kết: tâm trạng, chán chường, mệt mỏi, bế tắt.
Tâm trạng chán chường, buồn tủi mà cháy bỏng khát vọng hạnh phúc cũng là nỗi lòng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
5. Nghệ thuật
Thể thất ngôn bát cú nghiêm nhặt với cách sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc sảo; hình ảnh sinh động; ngôn ngữ đời thường được vận dụng tinh xảo lột tả sinh động tâm trạng, cảm xúc. Tất cả thể hiện tài năng của Bà chúa thơ Nôm.
5. Ý nghĩa văn bản.
Nỗi lòng và bản lĩnh Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch: vừa buồn tủi, phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc. Tiếng nói tâm tình ấy đã góp thêm sắc điệu mới cho cảm hứng nhân đạo trong văn học giai đoạn thế kỷ XVIII- XIX.