song-nui-nuoc-nam-li-thuong-kiet

Soạn bài: “Sông núi nước Nam” (Lí Thường Kiệt) – SGK Ngữ văn 7

Soạn bài: “Sông núi nước Nam” (Lí Thường Kiệt)

Đây là bài thơ ra đời trong giai đoạn lịch sử dân tộc thoát khỏi ách đô hộ ngàn năm của phong kiến phương Bắc đang trên đường vừa bảo vệ vừa củng cố, xây dựng một quốc gia tự chủ rất mực hào hùng, đặc biệt trong trường hợp có giặc ngoại xâm. Bài thơ có chủ đề mang tinh thần chung đó là thời đại được viết bằng chữ Hán

I. TÌM HIỂU CHUNG:

Chú thích: Xem Sgk/63,64.

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1. Hai câu đầu: Khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam, do vua Nam cai trị. Điều đó đã được sách trời định sẵn, rõ ràng.

Nam Quốc sơn hà Nam đế cư
Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư

Nam đế có nghĩa là gì?

– Và vua nước Nam (Nam là nước Nam, đế là vua)

Câu thơ thứ nhất khẳng định điều gì?

– Nước Nam là của người Nam, do vua Nam cai trị.

Em có nhận xét gì về cách sử dụng cụm từ “tiệt nhiên, định phận” ở câu thứ hai. Qua đó tác giả muốn khẳng định đều gì?

– Ngôn ngữ trang nghiêm và đĩnh đạc, rõ ràng và dứt khoát, thơ khẳng định sự tồn tại khách quan của nước Nam. Điều đó đã được sách trời định sẵn rõ ràng.

2. Hai câu cuối: Kiên quyết bảo vệ chủ quyền, kẻ thù không được xâm phạm. Xâm phạm tất sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại:

Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư

Câu (3) hùng hồn vừa tố cáo dã tâm của giặc, vừa miệt thị bọn xâm lược ngu xuẩn, tham tàn đáng khinh miệt. Câu (4) cảnh cáo giặc sẽ bị bại vong nhục nhã nếu dám xâm phạm đến nước ta.

Nhận xét về giọng điệu thơ ở cụm từ “hành khan thủ bại hư”?

– Giọng thơ rắn rỏi, đanh thép. Tác giả đã nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ của đất nước.

Nói đến thơ là nói đến biểu ý và biểu cảm. Bài này thiên về biểu ý hay biểu cảm?

– Thiên về biểu ý nhưng có cách biểu cảm riêng. Toàn bài cảm xúc và quyết tâm sắt đá đã tồn tại bằng cách ẩn vào bên trong ý tưởng. Đọc kĩ từng câu, chữ sẽ thấy thái độ cảm xúc trữ tình đó.

Bài thơ có giá trị như một bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc. Vậy Tuyên ngôn độc lập là gì?

– Là lời tuyên bố về chủ quyền của một nước và khẳng định không một thế lực nào được xâm phạm tới.

Nội dung Tuyên ngôn độc lập trong bài thơ này là gì?

 – Khẳng định chủ quyền nước Nam là của người Nam (2 câu đầu).

– Kẻ thù không được xâm phạm đến (2 câu sau).

Chú ý 2 yếu tố “Nam quốc” và “Nam đế”.

Thời ấy Trung Hoa không công nhận Việt Nam là một nước mà chỉ công nhận Việt Nam là một quận. Như vậy ở đây tác giả dùng từ Nam quốc là tự công nhận Việt Nam là một đất nước – nước Nam.

– Đây là bài thơ đầu tiên nước ta viết bằng thơ có nội dung như bản tuyên ngôn độc lập => được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên của nước ta.

– Bài thơ ra đời năm 1077. Đây là thời gian quân Tống sang xâm lược nước ta. Lí Thường Kiệt đem quân chặn giặc. Bài thơ này ra đời trong thời gian đó.

Nêu nội dung và nghệ thuật văn bản vừa học?

  • Ghi nhớ Sgk/65

III. LUYỆN TẬP:

So sánh bản phiên âm và bản dịch thơ.

Đề bài: Cảm nghĩ vè bài thơ Nam Quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên đầu trang