Soạn bài: “Quan âm Thị Kính” – SGK Ngữ văn 7

quan-am-thi-kinh

Soạn bài: “Quan âm Thị Kính”

I. Tìm hiểu chung:

Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, cách đọc, vị trí đ/trích.

– Em hiểu thế nào là chèo?

Khái niệm: Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu.

Đặc điểm:

– Giáo dục đạo đức.

– Mỗi nhân vật thường gắn với những đặc trưng, tính cách riêng: hiền lành, ác độc, thư sinh, …

– Diễn trên sân khấu, có tính ước lệ và cách điệu cao.

Những đặc điểm của chèo truyền thống.

– Chèo là loại kịch hát, múa dân gian, kể chuyện, diễn tích bằng hình thức sân khấu. Sân khấu chèo có tính tổng hợp. Đây là kịch hát múa.

– Chèo thuộc loại sân khấu kể chuyện để giáo dục đạo đức. Chèo chú ý giới thiệu những mẫu mực về đạo đức để mọi người noi theo. Sân khấu chèo cũng châm biếm, đả kích mạnh mẽ những điều bất công, xấu xa trong xã hội phong kiến.

– Chèo có một số nhân vật truyền thống với những đặc trưng tích cách riêng: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính đức hạnh, nết na; nữ lệch thì lẳng lơ; mụ ác thì tàn nhẫn, độc địa, …

– Sân khấu có tính ước lệ và cách điệu cao. Điều này thể hiện rõ nhất ở nghệ thuật hoá trang, nghệ thuật hát, múa: nhân vật lão thì mặc áo điều, quần lụa bạch, …

Vị trí của đoạn trích:

– Đoạn trích nằm ở nửa sau của phần thứ nhất “Án … chồng” .

II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:

1. Quá trình tạo nên xung đột kịch:

Thị Kính thấy dưới cằm chồng có sợi râu mọc ngược, nàng cầm dao định cắt bỏ nhưng lại bị nghi oan là giết chồng.

Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” có mấy nhân vật?

– Trích đoạn có 5 nhân vật: Thiện Sĩ, Thị Kính, Sùng ông, Sùng bà, Mãng ông.

Những nhân vật nào là nhân vật chính tạo nên xung đột kịch?

– Tất cả đều tham gia vào quá trình xung đột kịch. Nhưng có hai nhân vật chính thể hiện xung đột cơ bản của vở chèo là Sùng bà và Thị Kính.

– Mẫu thuẫn chủ yếu trong đoạn trích này là mâu thuẫn về giai cấp thông qua xung đột gia đình, hôn nhân mà nạn nhân chính là phụ nữ. Nỗi oan không phương giải quyết về phẩm chất tốt đẹp của Thị Kính. Mang dấu vết triết lí đạo phật. “Tu là giải thoát, trần gian là bể khổ”.

Mỗi nhân vật thuộc các vai nào trong chèo, đại diện cho ai?

 – Sùng bà thuộc loại nhân vật mụ ác, đại diện cho tầng lớp địa chủ phong kiến.

– Thị Kính (TK) thuộc loại nhân vật nữ chính, đại diện cho người phụ nữ lao động, người dân thường …

Khung cảnh ở phần đầu đoạn trích là khung cảnh gì?

– Thị Kính dọn kỉ ngồi quạt cho chồng nghỉ ngơi. Khung cảnh này gợi cuộc sống gia đình ấm cúng, là mơ ước về hạnh phúc gia đình của nhân dân.

Thế nhưng cuộc sống đó quá ngắn ngủi, điều gì đã xảy ra?

– Thị Kính thấy dưới cằm chồng có sợi râu mọc ngược, nàng cầm dao định cắt bỏ nhưng lại bị nghi oan là giết chồng.

Đó là tình huống tạo nên xung đột của vở kịch này, từ tình huống này mà bao nhiêu oan trái đã liên tiếp xảy ra. Diễn biến của câu chuyện như thế nào sẽ được tìm hiểu phần tiếp theo.

2. Ngôn ngữ và hành động của Sùng bà đối với Thị Kính:

Sùng bà thuộc kiểu nhân vật nào? Kiểu nhân vật ấy thường hát các điệu nào?

– Sùng Bà thuộc kiểu nhân vật mụ ác, thường hát các điệu hát sắp, nói lệch, múa hát sắp chợt bộc lộ thái độ trấn áp, tàn nhẫn.

Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính?

 – Hành động rất tàn nhẫn, thô bạo: dúi đầu TK xuống, ngửa mặt lên, không cho TK phân bua, dúi tay đẩy TK ngã … xuống.

– Ngôn ngữ toàn là những đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả:

+ Mắng nhiếc, xỉ vả: mặt sứa gan lim, mèo mả gà đồng, mặt trơ như mặt thớt …

+ Đổ tội Thị Kính ngoại tình: say hoa đắm nguyệt, trên dâu dưới bọc, ngựa bất kham …

– Mỗi lần mụ cất lên lời, Thị Kính lại thêm một tội, áp đặt một nguyên nhân.

 – Hành động của Mụ rất thô bạo, tàn nhẫn, không có một chút tình cảm gì giữa mẹ chồng và con dâu.

Mụ có thái độ như thế nào với gia đình của Thị Kính?

– Mạt sát gia đình Thị Kính, đề cao gia đình nhà mình:

– Nhà bà cao môn lệnh tộc – Nhà mày con nhà cua ốc.

– Trứng rồng lại nở ra rồng – Liu điu lại nở ra dòng liu điu.

– Đồng nát thì về Cầu Nôm …

Lời lẽ của Sùng bà chủ yếu dồn vào điều gì? Từ đó cho thấy mối quan hệ giữa mụ và Thị Kính có còn nằm trong mâu thuẫn quan hệ mẹ chồng – nàng dâu không?         

– Lời lẽ của mụ dồn vào sự phân biệt đối xử. Vốn từ ngữ để phân biệt chuyện thấp – cao của mụ thật phong phú. Trong lời lẽ ấy, mqh giữa mụ và Thị Kính đã vượt ra khỏi quan hệ mẹ chồng – nàng dâu. Quan hệ ấy là quan hệ giai cấp.

Thị Kính tuy có đầy đủ đức hạnh như lễ giáo phong kiến quy định nhưng vẫn không được gia đình chồng chấp nhận vì lí do đơn giản là không có nguồn gốc giàu sang, vọng tộc. Mâu thuẫn giai cấp bám rễ vào trong vấn đề hôn nhân phong kiến thật sâu sắc.

– Hành động rất tàn nhẫn, thô bạo: dúi đầu Thị Kính xuống, ngửa mặt lên, …

– Ngôn ngữ toàn là những lời đay nghiến, mắng nhiếc, xỉ vả.

– Mâu thuẫn giai cấp.

3. Nỗi oan và tâm trạng của Thị Kính:

– Thị Kính năm lần kêu oan nhưng vẫn không sạch oan.

– Đau đớn tột độ, đứng trước lựa chọn sống hay chết.

– Giả dạng nam tử đi tu.

– Người phụ nữ giàu đức hạnh, đáng thương. Nàng đã gánh chịu bao nỗi đau đớn oan ức do tập tục phong kiến gây ra.

Trong khung cảnh ở phần đầu đoạn trích, qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính, em thấy nàng là người như thế nào?

–  Thị Kính là người phụ nữ ân cần, dịu dàng, rất đỗi yêu thương chồng, vì tình yêu ấy mà phát sinh xung đột.

Trước màn tấn công dồn dập của mẹ chồng, Thị Kính chỉ biết làm gì? à Kêu oan.

– Nàng kêu oan mấy lần? Kêu với những ai? à Năm lần:

– Lần 1: Kêu oan với mẹ chồng “Giời ơi! Mẹ ơi, oan cho con lắm mẹ ơi!”.

– Lần 2: Kêu với mẹ chồng “Oan cho con lắm mẹ ơi!”

– Lần 3: Kêu oan với chồng “Oan cho thiếp lắm chàng ơi!”

– Lần 4: Một lần nữa lại kêu oan với mẹ chồng “Mẹ xét tình cho con, oan cho con lắm mẹ ơi!”

– Lần 5: Kêu oan với cha “Cha ơi! Oan cho con lắm cha ơi!”

Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em nhận xét gì về sự cảm thông ấy?

 – Lời kêu oan với chồng là vô ích vì Thiện Sĩ là người nhu nhược và đớn hèn …

– Lời oan xin với Sùng bà chỉ là thứ lửa đổ thêm dầu. Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày.

– Lần cuối cùng, kêu oan với cha, Thị Kính mới nhận được sự thông cảm. Nhưng đó là sự cảm thông cảm đau khổ và bất lực. Kết cục nàng vẫn bị đuổi ra khỏi nhà.

Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng bà Sùng ông còn làm điều gì tàn ác?

– Sùng bà, Sùng ông dựng một vở kịch tàn ác: lừa Mãng ông sang ăn cữ cháu kì thực là bắt ông sang nhận con về. Chúng có thú vui làm điều ác, làm cho cha con phải nhục nhã ê chề. Chúng chuyển từ quan hệ thông gia sang những hành động vũ phu.

Theo em, xung đột kịch trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? Vì sao?

– Khi cha bị hành hạ là lúc xung đột kịch tập trung cao nhất. Thị Kính bị đẩy vào cực điểm của nỗi đau: oan ức, gia đình  tan vỡ, giờ lại thêm nỗi đau trước cảnh cha già bị khinh khi, hành hạ

Trước khi bước chân ra khỏi nhà, Thị Kính đã làm gì? Em hãy phân tích tâm trạng của Thị Kính lúc này?

– Nhìn lại một lần nữa căn nhà của mình. Nàng đau đớn khi phải ra đi và đứng trước một sự lựa chọn.

Thị Kính lựa chọn con đường nào? (

– Giả dạng nam nhi đi tu.

Lựa chọn của Thị Kính có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ khg?

– Trong sự đau khổ, bất lực, đường giải thoát của TK có 2 mặt:

– Tích cực: Là ước muốn được sống ở đời  … người đoan chính.

– Tiêu cực: Cho rằng mình khổ do số kiếp, do “phận hẩm duyên ôi” tìm vào cửa Phật tu hành cho thấy nàng thiếu sự lạc quan, bản lĩnh.

Cảm nhận của em về TK? Về người phụ nữ trong xã hội cũ?

Đó là phụ nữ trong xã hội cũ, em thấy người phụ nữ trong xã hội ngày nay như thế nào?

– Bình đẳng, ngang hàng với nam giới, không còn mâu thuẫn giai cấp, mối quan hệ giữa mẹ chồng và nàng dâu cũng đã khác

Tổng kết:

– Nghệ thuật: Xây dựng xung đột, phát triển xung đột lên đỉnh điểm; sử dụng ngôn ngữ hành động thể hiện tính cách nhân vật.

– Nội dung:

Tổng kết: Ghi nhớ Sgk/121

LUYỆN TẬP:

Câu 1: Trả lời ngắn:

  1. Tại sao sân khấu chèo truyền thống còn được gọi là chiếu chèo sân đình?
  2. Tính ước lệ của nghệ thuật chèo được thể hiện ở phương diện nào?
  3. Trích đoạn Nỗi oan hại chồng nằm trong phần nào của vỏ chèo Quan Ấm Thị Kính? ‘
  4. Vai trò của trích đoạn này trong toàn bộ vở chèo?
  5. Theo em, thành ngữ “Oan Thị Kính” và “Oan Thị Mẩu” có quan hệ như thế nào về mặt ý nghĩa?
  6. Nhân vật chính trong trích đoạn Nổi oan hại chồng là ai?
  7. Em có nhận xét như thế nào về nhân vật Thiện Sĩ?
  8. Trưóc những lời phân trần lấp lửng của Thiện Sĩ, Sùng bà đã hàiih xử như thế nào?
  9. Theo em, nguyên nhân chính nào khiến Sùng bà vu vạ cho Thị Kính?
  10. Nhân vật Sùng bà thuộc kiểu nhân vật nào trong chèo?

Câu 2: Xung đột kịch trong trích đoạn Nỗi oan hại chồng là xung đột gì? Giữa ai với ai? Nguồn gốc sâu xa của mối xung đột ấy là gì?

Câu 3: Theo em viộc Thi Kính tìm đến cửa Phật tu hành có’ý nghĩa như thế nào ? Việc làm đó có phải là con đường duy nhất giúp nàng thoát khỏi đau thương ? Hãy nêu ý kiến của em và giải thích vì sao?

Câu 4: Nêu cách hiểu của em về thành ngữ “Oan Thị Kính”, qua đó bày tỏ cảm nghĩ của em về thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Câu 5: Hình ảnh kết thúc trích đoạn Nổi oan hại chồng có ý nghĩa gì? Thị Kính lặng lẽ bước ra khỏi nhà họ Sùng hướng về phía chân trời chớm rạng đông thi màn từ từ khép lại.

Câu 6: Qua trích đoạn Nỗi oan hại chồng, em thấy Thi Kính là người có những phẩm chất tốt đẹp nào?

Câu 7: Trong trích đoạn có sử dụng một số yếu tố văn hoá dân gian. Đó là những yếu tố nào? Hãy tìm một vài ví dụ minh hoạ.

Câu 8: Từ cuộc đời và số phận đầy những oan khuất, trái ngang, bất hạnh của Thị Kính, em có suy nghĩ gì về cuộc đòi và số phận của nhũng người phụ nữ nói chung trong xã hội phong kiến?

Câu 9: Phần kết của vỏ chèo, Thị Kính hoá thành Phạt Bà Quan Âm và được ngổi lên toà sen, dây chính là một sự đền đáp xứng dáng cho những người có nhân cách và phẩm hanh tốt đẹp. Em thấy cách kết thúc như vậy có ý nghĩa như thế nào và thể hiện quan niệm gì của nhân dân ta? Kiểu kết thúc như trên giống với thể loại văn học dân gian nào mà em biết?

Hãy bình luận đầu tiên

Để lại một phản hồi

Thư điện tử của bạn sẽ không được hiện thị công khai.