“Trong ba người cùng đi, tất có một người là thầy”
- Mở bài:
“Kiến thức xung quanh ta là đại dương bao la mà hiểu biết của chúng ta chỉ là một giọt nước. Nếu ta không kịp tục cố gắng sẽ bị quy luật đào thải loại trừ”. Đã có biết bao thế hệ dần trôi qua, đến nay cuộc sống đã dần hiện đại hơn. Điều đó giúp cho con người tìm ra thêm nhiều cách học hay để có thể lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất. Và Khổng Tử- một trong những nhà kha”i sáng Nho giáo, đồng thời là giảng sư, triết gia lỗi lạc bậc nhất thời Á Đông, cũng đã dạy rằng: “Trong ba người cùng đi tất có một người là thầy”.
- Thân bài:
Đã bao giờ ta tự hỏi chính mình tại sao khi sinh ra ai cũng như ai nhưng khi lớn lên lại có sự phân biệt giữa người tài giỏi và người kém cỏi. Và tại sao con người lại cần được học tập, cần được đến trường,…
Cuộc sống vốn dĩ rất công bằng rằng mỗi người đều có trái tim, tâm hồn và trí óc. Có những người có thể không may mắn mất đi một thứ gì đó thế nhưng họ lại được ban tặng một sức sống mãnh liệt cùng nghị lực sống dồi dào. Vậy tại sao khi lớn lên lại có người tài giỏi và kẻ ngủ xuẩn. Đấy là do quá trình học tập và trau dồi tri thức của mỗi người.
Câu nói ấy của Khổng Tử đã khiến rất nhiều người ghi nhận và xem xét cũng như sửa đổi lại cách học lỗi thời vốn có. Trong dân gian, vốn dĩ việc học cần phải đi đến trường đến lớp có thầy có cô dạy học cho trò đàng hoàng thì mới học tốt được. Nhưng qua cái nhìn đời sống triết lí của Khổng Tử ông đã cho rằng việc học cần được trau dồi qua đời sống xã hội, xung quanh mỗi người chúng ta, bạn bè, những người đi cùng ta đều có thể làm thầy.
Nguyên văn câu nói này của Khổng Tử được viết trong sách Luận Ngữ như sau:” Tam nhân hành, tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện giả nhi tùng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi”. Câu này được dịch nghĩa lại là:” Trong ba người cùng đi, nhất định có một người là thầy ta. Ta chọn lấy mặt tốt của người đó để học tập, xét khuyết điểm của người đó để sửa lỗi của mình”.
Ba người ở đây ý muốn chỉ số nhiều, nghĩa là trong những người xung quanh ta sẽ có người làm thầy của ta dạy cho ta. Thế dạy là dạy cái gì và mình thu thập được điều gì từ người đi cùng? Con người chẳng có ai là hoàn hảo và toàn diện cả. Trong bản thân mỗi người luôn có hai khía cạnh, góc nhìn nhận khác nhau từ mỗi người, họ có mặt tốt và cũng có cả khuyết điểm. Thế nên người thành công chính là những người biết tiếp thu mặt tốt và từ khuyết điểm của người khác để sửa lại bản thân mình.
Khổng Tử nói ở đây là muốn ám chỉ hai nghĩa hoàn toàn khác nhau giữa hai câu. Câu thứ nhất là ý muốn đề cao sự học hỏi. “Đi một ngày đàng học một sàng khôn”. Đi để trải nghiệm cuộc sống, đi để học hỏi thế giới xung quanh, đi để có thêm bạn bè. Càng trải nghiệm nhiều thì ta càng có thêm bấy nhiêu kinh nghiệm sống.
Chúng ta học ở lớp chỉ để biết và nắm vững lí thuyết nhưng những lí thuyết ấy không thể giúp ta thành công mà đấy chỉ là bước cơ bản để con người tự tin hơn bước ra ngoài cuộc sống đầy thử thách. Đi đến nhiều nơi sẽ giúp ta thu nhập được thêm tri thức cũng như tin tức xã hội ở đấy. Kiến thức xã hội cũng như các kĩ năng mềm để thực hành xã hội đều đến với con người chúng ta như một sự tình cờ bắt gặp được.
Thế nên không ai có hiểu biết giống ai. Vì vậy để đảm bảo vốn hiểu biết của mình phong phú, chúng ta cần phải học hỏi thêm từ bạn bè, những người đi cùng ta. Như trong dân gian Việt Nam ta cũng có câu:” học thầy không tày học bạn”.
Bên cạnh đó, câu thứ hai của Khổng Tử muốn đề cao sức mạnh trí tuệ của tập thể. Trong đời sống, khi làm việc với bất cứ cương vị hay ngành nghề nào đều cần tới sự hợp tác giữa mọi người với nhau. Để làm việc hiệu quả thì sự kết hợp ăn ý giữa mọi người trong tập thể là tiền đề quan trọng tạo nên những kết tinh của sự thành công.
Ngày nay, trong trường học cũng dần được học tập theo phương pháp học tập nhóm, mỗi người đều có thể đưa ra ý kiến và hỗ trợ làm việc cùng nhau. Phương pháp này đang rất thịnh hành và đạt hiệu quả cao nhờ trong quá trình học thì hiểu biết mỗi người được bộc lộ rõ ra giúp người khác có thể tiếp nhận. Chúng ta tiếp nhận là tiếp nhận những cái tốt và khuyết điểm thì nên góp ý cho họ. Khi ấy, chúng ta cũng có thể loại bỏ điểm xấu cho bản thân.
Nói như thế đấy, thế nhưng tại sao chúng ta lại phải học hỏi và đi thu nhập thêm nhiều kiến thức từ nhiều người xung quanh? Cuộc sống đang không ngừng tiến bộ hơn thế nên để không bị bỏ lại phía sau với những cạm bẫy thất bại chúng ta phải không ngừng tích lũy kiến thức vì vây nếu chỉ học ở trường lớp thì ta sẽ không có đủ sức mạnh để vươn lên. Giống như một đoàn người đi leo núi cùng nhau, nếu như vì mệt mỏi nản lòng mà dừng lại thì bạn sẽ mãi mãi bị bỏ lại phía sau mà một mình chênh vênh giữa vách núi cao hiểm trở.
Còn nếu cùng nhau cố gắng, không ai dừng lại, giúp đỡ nhau vươn lên sẽ tại nên một tinh thần và tình cảm đẹp chứ không còn dừng lại ơn sự thành công. Đối với học hỏi thì nếu ta cùng nhau học hỏi lẫn nhau, người này tạo nên hiểu biết cho người kia, thu thập càng nhiều càng có nhiều bạn nhiều hiểu biết. Và những người đi cùng ta vươn lên cũng chính là thầy của ta đấy!
Nghe có vẻ là không quá khó để thực hiện. Vậy chúng ta nên học hoit như thế nào? Khổng Tử cũng đã có nói rằng:” Kẻ ngốc than phiền là mọi người không hiểu hắn. Kẻ thông thái than phiền là hắn không hiểu mọi người.” Như vậy, ta thấy chỉ cần biết lắng nghe và suy nghĩ bằng thật sâu trong tâm trí thì việc thu nhận tri thức không còn là quá khó. Lắng nghe rồi suy nghĩ về những điều mọi người nói, từ đó hãy chắt lọc những gì cần thiết và không cần thiết để cải thiện bản thân.
Từng ngày cứ thế trôi qua, chính mình đang giúp bản thân hoàn thiện và tốt đẹp hơn. Hơn thế nữa, ta cũng cần chọn bạn mà chơi, nên chơi với những người tốt- những người có thể dạy cho ta điều hay qua đời sống nên tránh bạn hư thì việc học từ bạn mới hiệu quả được.
Trong cuộc sống ngày nay, triết lí này luôn được dạy cho con người. Ấy vậy mà con người vẫn rất bảo thủ với suy nghĩ và nhìn nhận lạc hậu từ đời xưa mà không chịu thay đổi bản thân. Nhiều học sinh và phụ huynh vẫn còn quan niệm rằng học ở trường thoii là đủ rồi. Nhiều phụ huynh còn cho học sinh học thêm khá nhiều khiến cho thời gian ra ngoài tiếp xúc với xã hội tiêu giảm đi, trẻ em phải học tập trong áp lực thi cử.
Trong khi đó thì trẻ em lại hầu hết thiếu các khả năng mềm để thích ứng, xử lí tình huống trong đời sống thật sự. Có thể nói rằng, lối học tập ở một số nơi kể cả nước ta là lối học chay, học vẹt gây ảnh hưởng khá nhiều đến việc phát triển đất nước.
Bên cạnh những quan niệm cũ lỗi thời ấy, vẫn cò có những con người tài giỏi nhờ họ nhận ra cái sai của chung toàn xã hội. Những người đó là những người dám thay đổi để cuộc sống khác đi và tốt đẹp hơn. Nổi tiếng trong số đó có Bill Gates, ông là người sáng lập ra phần mềm Microsoft góp phần nâng cao đời sống công nghệ thông tin. Ông đã thành công nhờ học hỏi và hợp tác với bạn bè của mình. Ông cũng đã từng khẳng định răngf:” Nhà trường chỉ cho ta chiếc chìa khoá tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời”.
Vấn đề về việc học qua bao đời vẫn luôn là vấn đề nan giải khi có vô vàn cách học được cho là tốt, hiệu quả. Việc học vẫn đang ngày càng được cải thiện khi ngày nay nó còn được kết hợp với công nghệ thông tin hiện đại như làm phần mềm Powerpoint giúp học tập thêm sinh động.
Chốt lại những phương pháp học khác nhau ấy thì việc học hỏi từ bạn bè, những người xung quanh, xem họ như thầy của ta vẫn là điều thiết yếu đầu tiên chúng ta cần trau dồi. “ Hoàng kim cũng có giá của nó, nhưng kiến thức học được thì với giá và nếu như ruộng của bạn không được cày bừa thì kho vựa của bạn sẽ trống rỗng, nếu sách của bạn không được đọc thì con cháu bạn sẽ dốt nát”danh ngôn phương Đông) Việc học cần có quá trình cố gắng và hãy cố gắng học hỏi thật nhiều từ những người “thầy” xung quanh ta.
- Kết bài:
Việc học tuy là khó như thế đấy! Có lẽ cũng đã có nhiều người từng thất bại, nản lòng khi mình học không vô, không hiểu bài thế nhưng đừng vội dừng lại bạn nhé! Cố gắng sẽ giúp ta rất nhiều và đừng sợ thất bại vì xung quanh ta luôn có những người “thầy” tốt sẵn sàng hỗ trợ ta. “Trong ba người cùng đi tất có một người là thầy”. Hãy đi thật nhiều, trải nghiệm thật nhiều để có nhiều bạn. Chúng ta có bao nhiêu bạn tốt thì cũng đồng nghĩa với lượng kiến thức ta thu được và mức độ thành công của ta trong tương lai.